Tại sao không nên sống thử trước hôn nhân

Bạn còn độc thân hay bạn đang hẹn hò với người bạn nghĩ đúng là người cho bạn? Hoặc bạn có người con đang hẹn hò và có thể đi đến việc cưới hỏi?

Nếu bạn trong hoàn cảnh nói trên, bạn muốn nghĩ về tầm quan trọng của việc kết hôn trước khi ở chung với nhau hoặc việc dạy con bạn về những cạm bẫy của việc sống thử.

Ngày càng có nhiều cặp vợ chồng chọn để ở chung với nhau trước khi kết hôn. Một trong những lý do là để tiết kiệm tiền thuê phòng. Đúng vậy, tiết kiệm tiền thuê phòng. Tiết kiệm tiền thuê phòng không phải là, và không nên là, lý do để sống với một người mà có thể là hoặc không thể nào là người bạn đời của bạn. Trong thực tế, nó là một lý do thực sự rất tệ hại. Dưới đây là năm lý do việc sống thử không là điều ích lợi cho bạn:

1. Không có sự chúc lành của Chúa. Kinh Thánh xem việc sống thử trái ngược với một hôn nhân hợp pháp. Một cuộc hôn nhân hợp pháp bao gồm một kết hợp giữa một người nam và người nữ đã nói lời giao ước và cam kết. Sống thử không có lời giao ước và cam kết. Hôn nhân là sự kết hợp Thiên Chúa dựng nên và là sự kết hợp làm một Thiên Chúa chúc phúc.

2. Mối quan hệ của bạn có thể sẽ kết thúc. Một bài viết trên examiner.com cho biết 80% của các mối quan hệ sống thử chấm dứt trước khi kết hôn hoặc ly dị sau khi kết hôn. Vì vậy, kết quả là 80/20 chống lại việc bạn sẽ kết hôn hoặc chung thủy trong hôn nhân với người đó. Lý do là vì không có sự dấn thân, sự cam kết khi bạn chung sống trước khi kết hôn. Một mối quan hệ mà không có cam kết sẽ không kéo dài, và hôn nhân là sự cam kết quan trọng nhất mà bạn thực hiện trong đời bạn.

3. Con cái của bạn sẽ lãnh nhận ảnh hưởng tiêu cực. Khi những người sống thử trở thành cha mẹ, con cái của họ ba có khả năng bị trục xuất khỏi trường hoặc có thai gấp 3 lần hơn bình thưởng, sẽ sống trong nghèo đói gấp 5 lần hơn bình thường, và gấp 22 lần sẽ bị tù – tất cả vì bạn đã chọn để sống với một người bạn không kết hôn.

4. Việc sống thử làm bạn lười biếng. Là một người nam đã lập gia đình, tôi biết một khi việc hẹn hò kết thúc, mối quan hệ thay đổi. Sống chung với nhau loại bỏ phần “bạn đang sống với thái độ tốt đẹp nhất” của mối quan hệ. Cũng giống như khi bạn đi phỏng vấn về việc làm – bạn mặc bộ com lê để đi phỏng vấn, nhưng khi bạn đã được nhận, bạn không cần diện lên nữa nhưng mặc đồ làm việc. Nếu bạn đang sống chung với một người nữ và nhận được những “lợi ích” của hôn nhân như quan hệ tình dục, có người giúp việc trong nhà, chia sẻ để trả hóa đơn, bạn trở nên lười biếng để tiến tới thêm bước nữa trong mối quan hệ của bạn.

5. Tiết kiệm tiền thuê phòng. Như đã đề cập ở trên.

Chuyển ngữ từ 5 Reasons You Shouldn’t Cohabitate Before Marriage

Trong những năm gần đây, nhiều cặp vợ chồng bắt đầu băn khoăn về việc có nên sống chung trước hôn nhân hay không. Đây không phải là điều mà những người ở thế hệ trước phải đắn đo suy nghĩ nhiều vì nó là điều chẳng bao giờ được nhắc tới. Tuy nhiên, ngày nay, việc “sống thử” ngày càng trở nên phổ biến và được chấp nhận, nhưng có rất nhiều điều cần được cân nhắc trước khi dọn về ở chung.

Tại sao không nên sống thử trước hôn nhân

Ưu điểm

Đối với một số cặp đôi, đây là một biện pháp tiết kiệm chi tiêu

Hầu hết các cặp đôi yêu nhau lâu năm thường như thể có “hai gia đình”. Họ qua lại hai bên thường xuyên và có những khoảng thời gian như đang sinh sống tại nhà người ấy. Họ giữ quần áo và các vật dụng cá nhân của mình tại đó và có những người dường như ở nhà của người kia nhiều hơn là ở nhà mình. Vì vậy, trong trường hợp đó, sẽ rất hợp lý nếu bạn ngừng trả hai khoản tiền thuê nhà khác nhau, hai hóa đơn điện nước và cáp khác nhau, để cùng nhau trả chung một khoản phí cho một căn nhà.

Đồng thời, khi ở một mình, chúng ta thường quá bận rộn với công việc và cuộc sống, khiến ta không thể thực sự kiểm soát được tài chính cá nhân, tiêu tiền bừa bãi không có kế hoạch. Vì vậy, khi có thêm một người chia sẻ những gánh nặng đó, tài chính của cả hai sẽ được chi tiêu hợp lý hơn.

Giảm căng thẳng cho bạn khi bắt đầu xây dựng cuộc sống hôn nhân

Sống với bất kỳ ai đều có thể là một thử thách. Không quan trọng là cha mẹ, anh chị em hay con cái của bạn, tất cả mọi người đều có khả năng khiến bạn lo lắng khi phải sống trong cùng một không gian và thời gian với họ. Đó chỉ là một thực tế của cuộc sống.

Nhưng khi bạn đang hẹn hò hoặc trong một mối quan hệ lãng mạn nghiêm túc, bạn có thời gian ngắn hơn nhiều để tìm hiểu về thói quen của ai đó. Khi mới hẹn hò, bạn sẽ không nhìn thấy — hoặc bỏ qua — một số thói quen khó chịu của đối phương. Bạn thậm chí có thể nghĩ rằng những điều đó là dễ thương. Nhưng thời gian trôi qua, những gì bạn nghĩ là ổn đôi khi lại khiến bạn lo lắng.

Vì vậy, hãy tưởng tượng nếu bạn chưa từng sống với nhau trước khi kết hôn, và sau đó khi dọn đến ở chung, bạn đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng xảy ra ngay sau ngày cưới. Bạn có thể nghĩ, "người này khiến tôi phát điên vì họ không bao giờ dọn dẹp bát đũa sau khi ăn” hay những điều tương tự như vậy. Nếu được sống với nhau trước hôn nhân, bạn sẽ có cơ hội làm quen với hiểu đối phương hơn, trước khi thật sự cùng người ấy xây dựng một gia đình.

Tại sao không nên sống thử trước hôn nhân

Nhược điểm

Thiếu sự hỗ trợ từ bên ngoài có thể làm suy yếu mối quan hệ của bạn

Nếu bạn không có sự hỗ trợ và ủng hộ của gia đình va bạn bè, điều này có thể ảnh hướng xấu tới mối quan hệ của bạn. Bạn và người ấy sẽ liên tục phải lo toan công việc nhà cửa và cộng thêm gánh nặng thuyết phục người thân chấp nhận quyết định sống chung của hai bạn. Từ bức xúc tới xung đột, mối quan hệ của hai bạn có thể bị đe dọa. Dù thế nào thì những thế lực bên ngoài cũng có thể khiến hai suy nghĩ rất nhiều.

Nếu bạn đã từng có bạn cùng phòng trước đây, thì bạn biết việc sống với một ai đó khác là khá khó khăn. Vì vậy, nếu không có một hệ thống hỗ trợ tốt, bạn có thể khiến mối quan hệ của mình gặp rủi ro vì nó có thể tạo ra những khó khăn mới mà bạn và người ấy chưa giải quyết được.

Bạn có thể mất đi sự tự do vốn có

Khi bạn độc thân hoặc đơn giản là sống một mình, bạn được quyền tiêu xài thoải mái với mong muốn của riêng mình. Không ai có thể được ra lệnh cho cho việc bạn có thể hoặc không thể tiêu tiền của mình vào việc gì. Nhưng khi chuyển đến sống cùng người yêu, điều này sẽ thay đổi.

Có thể một trong hai người có xu hướng chi tiêu vào những thứ mình thích, người còn lại thì luôn có ý tiết kiệm tuyệt đối. Những việc này, nếu không có sự thống nhất trước, rất dễ dẫn đến xung đột và tranh cãi kéo dài.

Cuối cùng, lựa chọn sống chung trước hôn nhân hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hai bạn. Không có câu trả lời rõ ràng đúng hay sai trong vấn đề này. Đây là quyết định của người trong cuộc. Vì vậy, chỉ cần đảm bảo rằng bạn và người ấy đã có những cuộc trò chuyện nghiêm túc về nó và cả hai đều thống nhất về việc sống chung, thì mọi vấn đề phía trước cũng sẽ được giải quyết thôi./.

Trước khi chọn 'sống thử' hãy nghiền ngẫm những cái được và cái mất

(VOH) - Khi yêu chúng ta chỉ muốn bên cạnh người yêu 24/7 và để thỏa mãn nỗi nhớ nhung các cặp đôi thường có xu hướng ‘sống thử’.

Mặc dù chưa được xã hội chấp nhận nhưng "sống thử" đã là một hiện trạng phổ biến dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống, đặc biệt là với sinh viên, công nhân và những người đi làm xa nhà.

Sống thử là gì?

Sống thử tiếng Anh là Cohabitation, ngoài ra còn được gọi là sống thử trước hôn nhân, chung sống như vợ chồng phi hôn nhân.

Sống thử là một hiện tượng xã hội, các cặp đôi yêu nhau về sống chung một nhà như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn hay tổ chức đám cưới và không được luật pháp công nhận cũng như bảo vệ.

Xem thêm: Một người vừa gặp bạn đã cười, đừng bỏ lỡ người ấy!

Có nên sống thử hay không?

Luôn có 2 luồng ý kiến trái chiều về vấn đề sống thử, đó là có nên hay không nên. Nhiều người cho rằng việc sống thử sẽ giúp chúng ta hiểu rõ đối phương hơn trước khi đưa ra quyết định kết hôn, nếu rủi ro không hợp nhau thì chia tay đơn giản hơn ra tòa. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng sống thử mang nhiều hệ lụy, đặc biệt người con gái sẽ chịu nhiều thiệt thòi cũng như định kiến xã hội.

Vậy sống thử có nên hay không? Chúng ta cùng xem xét cái được và cái mất của lối sống này nhé!

Những cái "được" khi sống thử

Thứ nhất: Tiết kiệm chi tiêu sinh hoạt

Tại sao không nên sống thử trước hôn nhân
 

Vì ai cũng sống xa nhà nên chi phí nhà ở, tiền sinh hoạt là rất lớn, để tiết kiệm những cặp đôi thường chọn về chung một nhà “góp gạo thổi cơm chung”. Sống thử giúp cặp đôi tiết kiệm được nhiều chi phí, đặc biệt là chi phí cho những buổi hẹn hò.

Thứ hai: Hiểu rõ thói quen sinh hoạt của đối phương

Tại sao không nên sống thử trước hôn nhân
 

Có những người khi ra đường thì bóng loáng, chỉn chu nhưng nơi ở lúc nào cũng bề bộn, còn có người chỉ nhìn thấy một miếng rác dưới chân cũng lấy làm khó chịu, phải dọn dẹp ngay. Có người lười nấu nướng, có người không thích mùi vị đồ ăn bên ngoài nên luôn tự nấu ăn. Thói quen sinh hoạt của một người không thể chỉ gặp là biết được mà phải trải qua khoảng thời gian dài ở chung một nhà mới có thể biết được.

Thứ ba: Hiểu rõ hơn về tính cách của đối phương

Tại sao không nên sống thử trước hôn nhân
 

Những khi giận dỗi, phát sinh cãi vã là lúc con người dễ dàng bộc lộ tính xấu nhất, đặc biệt khi ở chung có nhiều chung đụng lại càng dễ dàng nhìn thấu điều đó hơn. Khi bạn đau ốm cách người đó chăm sóc như thế nào, quan tâm như thế nào, khi sống chung rồi mới rõ ràng. Như vậy, để biết mình có chịu được tính cách của một người hay không sống chung mới có câu trả lời chính xác nhất.

Xem thêm: Các kiểu người ích kỷ trong tình yêu – Nếu chỉ có thể yêu bản thân thì đừng nói yêu người khác!

Những cái "mất" khi sống thử

Thứ nhất: Định kiến xã hội

Tại sao không nên sống thử trước hôn nhân
 

Xã hội Việt Nam những năm gần đây đã không còn suy nghĩ áp đặt như ngày xưa nhưng đối với việc sống thử vẫn chưa được chấp nhận, đặc biệt định kiến đè nặng lên người con gái.

Điển hình là khi một bà mẹ chọn dâu nếu phát hiện cô gái đã từng có một thời gian sống thử trước hôn nhân chắc chắn sẽ phản đối, dù cho người sống thử với cô là con trai bà. Trong suy nghĩ của những bà mẹ, một cô gái sống thử là người phóng túng, hư hỏng, dù có kết hôn rồi thì khi gặp người đàn ông khác cũng khó mà giữ được mình.

Hoặc giả dụ sau khi sống thử hai người cảm thấy không thể đi đến hôn nhân và chọn chia tay, người đàn ông sau này của cô gái liệu có chấp nhận việc cưới một người đã từng chung sống như vợ chồng với người đàn ông khác, anh ta chắc chắn sẽ phân vân và đắn đo.

Thứ hai: Không có không gian riêng, cảm thấy nhàm chán

Tại sao không nên sống thử trước hôn nhân
 

Sống thử đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận dành toàn bộ thời gian của mình cho đối phương, nghĩ ngơi, ăn uống, xem phim… đều làm cùng nhau, bạn đi đâu, làm gì, gặp gỡ ai cũng khó mà không khai báo, cho nên việc có không gian riêng tư là không thể.

Đồng thời, tần suất gặp gỡ nhiều cũng dễ dàng khiến chúng ta quá hiểu nhau, chẳng có gì mới mẻ để tìm hiểu, để tò mò cho nên cũng mau chóng cảm thấy nhàm chán.

Thứ ba: Không biết đi về đâu khi xảy ra cãi vã, đổ vỡ

Tại sao không nên sống thử trước hôn nhân
 

Vấn đề cãi vã khi sống chung chắc chắn sẽ xảy ra, khi đó chẳng ai muốn nhìn thấy đối phương và thường sẽ bỏ đi, nhưng biết đi về đâu. Mệt mỏi hơn là khi chia tay, món này tôi mua, món kia anh mua, món này chúng ta mua, biết chia như thế nào, rồi ai sẽ là người ở lại, ai là kẻ ra đi, tiền thuê nhà sau đó cũng sẽ trở thành gánh nặng.

Một số trường hợp vì vấn đề kinh tế mà khi chia tay cả hai vẫn chọn sống chung một nhà, thời gian sau một trong hai người có người mới, các mối quan hệ “dây mơ rễ má” càng trở nên phức tạp, nặng nề.

Thứ tư: Không có sự ràng buộc hay trách nhiệm rõ ràng

Tại sao không nên sống thử trước hôn nhân
 

Sống thử là sự tự nguyện của cả hai mà không được pháp luật hay xã hội thừa nhận, chính vì vậy họ không chịu bất cứ sự ràng buộc hôn nhân hay nghĩa vụ gia đình nào theo quy định luật hôn nhân, điều này dẫn đến nhiều hệ lụy khi các cặp đôi xuất hiện bất đồng trong cuộc sống sinh hoạt.

Đặc biệt khi xảy ra những chuyện ngoài ý muốn như có thai hoặc kết thúc việc sống thử và phân chia tài sản chung của hai người cũng gây ra nhiều rắc rối và tranh cãi.

Sống thử là một quyết định quan trọng, cho nên trước khi đưa ra lựa chọn bạn hãy suy nghĩ thật chín chắn rằng mình sẽ được gì và mất gì nếu “góp gạo thổi cơm chung” với người này. Đừng chạy theo trào lưu hay nghĩ đơn giản rằng “thử” thì sẽ không sao mà vô tình ôm một nỗi đau lớn trong đời.

Nguồn ảnh: Internet