Tại sao lại root máy

Để có thể trả lời câu hỏi root Android để làm gì thì chúng ta phải hiểu cụ thể về root là gì và ưu nhược điểm của việc root máy. Root chính là chiếc chìa khóa giúp bạn tiếp cận những gì đã được nhà sản xuất smartphone Android khóa lại hoặc hạn chế không muốn người dùng can thiệp vào. Một khi chiếc smartphone của bạn được root thành công, bạn sẽ thực sự làm chủ thiết bị của mình [caption id="" align="aligncenter" width="480"]

Root điện thoại Android sẽ giúp bạn sao lưu dữ liệu một cách hết sức đơn giản[/caption] Một điều hi hữu nữa nhưng không thể không có khả năng xảy ra là sau khi root Android máy không thể khởi động được do brick máy (máy trở thành cục chặn giấy cao cấp) và khi đó bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để khôi phục lại như ban đầu, nhiều trường hợp xấu hơn máy sẽ... ra đi vĩnh viễn. Hơn nữa, do chính sách bảo hành của một số cửa hàng điện thoại mà họ sẽ từ chối bảo hành đối với những máy đã root. Do đó bạn nên cân nhắc về vấn đề này Điều thú vị nhất sau khi đã root điện thoại Android là khả năng tùy biến Rom vô hạn với rất nhiều giao diện phong phú, đáp ứng được nhu cầu thay đổi theme, màn hình khóa, chạm vào màn hình để mở khóa, kết nối với usb flash...

Kết nối smartphone với USB là một tính năng rất hay mà chỉ khi root điện thoại Android mới thực hiện được. Tuy nhiên những smartphone đời cao đã mặc định hỗ trợ kết nối này

Root máy để làm gì? Xin trả lời, sau khi root điện thoại Android sẽ giúp bạn xóa được những ứng dụng mặc định không mong muốn từ các bên thứ 3 tại một số quốc gia sử dụng mạng CDMA hoặc ứng dụng liên kết với nhà mạng đó. Hầu hết những chiếc Android xách tay đều có một số phần mềm bạn không sử dụng đến mà trên thực tế cũng không sử dụng được. [caption id="" align="aligncenter" width="480"]
Miui Rom, một bản rom không chính thức được phát triển dựa trên việc Root điện thoại Android[/caption] Root điện thoại Android sẽ tạo ra một môi trường để ép xung và “bắt buộc” chiếc smartphone của bạn phải tuân theo những mong muốn của bạn như phải hoạt động với cường độ cao và tăng hiệu năng khi xử lý các tác vụ nặng. Tuy nhiên việc làm này bạn nên cân nhắc vì nó sẽ làm máy của bạn nóng lên và pin tụt nhanh hơn. Trong khi sao lưu dữ liệu là nỗi lo của người dùng smartphone trên toàn thế giới thì sau khi root, bạn sẽ dễ dàng để phục hồi và backup dữ liệu. Phần mềm Titanium Backup đang được cộng đồng Android đánh giá rất cao bởi khả năng truy xuất và phục hồi dữ liệu như danh bạ, phần mềm, game... Bạn chỉ cần lưu giữ lại file backup này và bạn có thể phục hồi lại toàn bộ dữ liệu lên cả những thiết bị khác, chỉ cần thiết bị đó chạy hệ điều hành Android. [caption id="" align="aligncenter" width="480"]
Một giao diện của phần mềm TitaniumBackup nổi tiếng[/caption] Trên đây là một số tính năng cơ bản mà bạn sẽ cần quyền admin sau khi root máy để có thể thực hiện được. Danh sách này không phải là đầy đủ tất cả tính năng mà bạn có thể làm sau khi root máy, còn rất nhiều tính năng nữa đang chờ bạn khám phá. Nhưng chúng tôi cũng khuyến cáo rằng các bạn nên tìm hiểu kỹ và cẩn thận trong quá trình thực hiện root máy. Bạn đã hiểu Root máy để làm gì rồi đúng không? Tuy nhiên bạn cũng lưu ý là đối với một số hãng smartphone sẽ không chấp nhận việc root máy, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị mất quyền bảo hành thiết bị nếu bạn đã từng root thiết bị đó trong lịch sử. CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Rất nhiều nhà sản xuất điện thoại khuyến cáo người dùng không nên root lại thiết bị Android hoặc thậm chí không bảo hành cho máy nếu khách hàng đã root thiết bị. Thế nhưng vẫn có rất nhiều người dùng thích mạo hiểm và tự root lại điện thoại của mình. 4 lý do bảo mật sau đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại trước việc root lại thiết bị đấy.

Có nhiều lý do tại sao bạn không nên tự ý root lại thiết bị. Nhưng bài viết này sẽ chỉ đề cập về các vấn đề bảo mật xung quanh việc root lại máy.

Lý do thứ nhất: Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật hệ điều hành Android

Root lại thiết bị đồng nghĩa với việc vô hiệu hóa chức năng nhận những bản cập nhật hệ thống OTA. Bạn sẽ nghĩ việc này thì có gì nghiêm trọng. Thực chất, bên cạnh việc bỏ qua những tính năng bổ sung quan trọng và thú vị mới, bạn còn tự tạo cho mình những lổ hỗng bảo mật khó có thể vá lại được. Bởi các nhà sản xuất hằng năm sẽ gửi nhiều bản vá lỗi cập nhật mới cho người dùng qua cập nhật OTA. Những bản cập nhật này không chỉ là cập nhật phiên bản hay tính năng mới mà còn vá lại những lổ hổng bảo mật mà trước đây họ chưa tìm ra.

Lý do thứ hai: Liệu bạn có tin tưởng được bản ROM đã chỉnh sửa?

Dĩ nhiên là một số người dùng không sử dụng bản ROM chỉnh sửa, họ chỉ muốn giữ hệ điều hành trong sạch và xóa sạch các phần mềm hệ thống không cần thiết của nhà sản xuất.

Nhưng cũng có nhiều người dùng cài đặt bản ROM đã chỉnh sửa – do họ chọn hoặc nhiều khi bị lầm. Các bản ROM này không hẳn là độc hại, nhưng liệu bạn có chắc chắn được người khác đã chỉnh sửa và thiết lập gì trong ROM này.

Hiện nay trên thị trường mạng có hàng tá các bản ROM độc hại, lỡ như bạn dính phải và bị rò rỉ các thông tin quan trọng như thông tin tài chính, dữ liệu đăng nhập, email, tin nhắn… thì hậu quả sẽ khó lường như thế nào?

Lý do thứ ba: Cấp quyền root máy cho các ứng dụng

Nếu bạn đã từng root một trong các thiết bị của mình, bạn hẳn đã khá quen thuộc với một số ứng dụng đòi quyền root thiết bị qua một tin nhắn pop up.

Và bạn cũng có thể đã nhấn Cho phép dù cho chưa định hình được điều gì đang xảy ra.

Ứng dụng yêu cầu toàn bộ quyền trên máy

Khi cấp quyền root máy cho ứng dụng, bạn đã tạo điều kiện cho ứng dụng truy cập toàn bộ hệ điều hành trên điện thoại của bạn. Điều này sẽ qua mặt toàn bộ hàng rào bảo mật mà Android cung cấp và cho phép ứng dụng xem cũng như đánh cắp nhựng thông tin dữ liệu nhạy cảm sâu bên trong hệ điều hành. Quyền truy cập này còn cho phép ứng dụng quyền tự cài đặt những phần mềm khác mà chưa có sự cho phép của bạn. Những phần mềm này có thể là bàn phím giả, keylogger, phần mềm email giả… toàn bộ chúng đều có chung mục đích là đánh cắp thông tin cá nhân của bạn và gửi về cho tội phạm mạng.

Lý do thứ tư: Nguy cơ về mã độc

Có hàng trăm hàng ngàn ứng dụng độc hại không rõ nguồn gốc ngoài thị trường mạng nhưng không phải tất cả chúng đều có thể cài được trên Android hoặc dễ dàng xâm nhập thiết bị của bạn bởi hệ điều hành Android có những hàng rào bảo mật khá an toàn và Google cũng đang cố hết sức vá những lỗ hổng bảo mật mà trước đây họ chưa tìm ra.

Khi bạn root thiết bị, đồng nghĩa với việc bạn bỏ qua những hàng rào bảo mật này và cả những bảng vá lỗi quan trọng. Thiết bị sẽ trở nên mong manh dễ vỡ với hàng tá lỗ hổng cho phép các Worms, Virus, Spyware, Trojans tìm được xâm nhập.

Vì vậy bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi root thiết bị của mình.

Dung Phạm

Root điện thoại là giúp bạn hoàn toàn làm chủ được thiết bị của mình, sẽ can thiệp sâu vào được những gì mà nhà sản xuất khoá hoặc chặn lại. Nói cách khác, root là giành quyền kiểm soát hệ thống của thiết bị, giúp bạn tùy chỉnh cài đặt vượt qua rào cản bảo mật cao của nhà sản xuất.​​

2 Ưu, nhược điểm của việc root máy

Ưu điểm của root máy

- Gỡ bỏ các ứng dụng không cần thiết: Các nhà sản xuất thường nhồi nhét hàng tá ứng dụng vào trong chiếc smartphone của bạn, và có rất nhiều ứng dụng trong đó bạn sẽ chẳng bao giờ dùng đến, nhưng buồn thay bạn cũng không thể gỡ bỏ các ứng dụng này được nếu như chưa tiến hành root máy.

- Thay đổi giao diện: Sau khi root máy thì bạn cũng có thể thay đổi cả giao diện cho điện thoại, bạn hoàn toàn có thể thay đổi các icon hoặc font chữ tùy theo sở thích mỗi người.

- Giúp tăng tốc độ: đây là yếu tố khiến nhiều người chọn root máy nhằm muốn cải thiện hiệu suất.

- Chặn quảng cáo: Thứ mà khiến cho hầu như tất cả mọi người ghét nhất và gây phiền toái nhất đó chính là quảng cáo. Ngày nay quảng cáo xuất hiện khắp mọi nơi, khi bạn lướt web cho tới các ứng dụng, trò chơi đâu đâu cũng xuất hiện quảng cáo. Nếu như muốn thoát khỏi sự phiền toái này thì tốt hơn hết bạn nên root máy.

Nhược điểm root điện thoại

  • Việc đầu tiên nếu như bạn tiến hành root máy là chắc chắn sẽ làm mất bảo hành.
  • Root máy sẽ khiến cho thiết bị của bạn có thể bị tấn công cao hơn (có thể bị mất các thông tin cá nhân, nhiều tài khoản quan trọng của bạn).

  • Nếu như cài bản ROM không tốt sẽ khiến cho máy bạn có thể bị chậm hoặc đơ.
  • Ngoài ra, đối với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm root máy thì sẽ có nguy cơ biến điện thoại thành một cục gạch đúng nghĩa, không sử dụng được nữa.

3Lưu ý trước khi root điện thoại bạn nên biết

- Bảo hành: Theo cảnh báo của nhiều nhà sản xuất, việc root làm mất hiệu lực bảo hành thiết bị. Những trường hợp bắt buộc root thì mới tiến hành hoặc chỉ nên root với những máy đã qua thời gian bảo hành chính hãng để tránh trường hợp mất quyền lợi từ nhà sản xuất. 

- Bảo mật: Theo đó, ứng dụng Goolge Wallet (biến điện thoại thành ví điện tử thanh toán trực tuyến) tồn tại một lỗ hổng cho phép các ứng dụng khác truy cập mã PIN và những thông tin cá nhân của người dùng.

Nếu bạn đang sử dụng Google Wallet để thanh toán thì nên hết sức cân nhắc. Nhưng yên tâm, Google Wallet sẽ hiển thị những cảnh báo nếu người dùng đang sử dụng chương trình trên một thiết bị đã root.

- Hiện tượng “Brick”: Nên đối với những người chưa có kinh nghiệm cần tìm hiểu cẩn thận, đặc biệt từ những người đã root thành công trên một thiết bị tương tự để tránh tình trạng làm điện thoại mất hết các chức năng cơ bản như nghe, gọi... và những tính năng thông minh.

4Có nên root điện thoại hay không?

Việc root máy hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu bạn là một người dùng đơn thuần, những gì nhà sản xuất cung cấp đã đủ đáp ứng các nhu cầu của bạn thì việc root máy là không cần thiết.

Nhưng nếu bạn là người thích khám phá, mày mò, bạn muốn làm chủ thiết bị của bạn thì root máy là phương án tối ưu nhất.

Tuy nhiên, việc root máy không được các hãng sản xuất điện thoại khuyến khích, hãy root máy nếu bạn thật sự cần và bạn hiểu rõ về nó.

Ngoài ra, thay vì root máy thì bạn có thể chọn cài đặt một số phần mềm từ bên thứ 3 giúp bạn có thể tùy chỉnh được nhiều thứ như mong muốn.

Như vậy, Điện máy XANH đã giới thiệu đến bạn những nội dung liên quan đến việc root điện thoại. Mong rằng bài viết sẽ bổ ích với bạn và đừng quên comment bên dưới nếu có bất cứ thắc mắc nào nhé!

Video liên quan

Chủ đề