Tại sao miệng đắng khi ngủ dậy

Nhiều người có một giấc ngủ ngon vào đêm hôm trước, nhưng thường xuyên cảm thấy khô và đắng miệng vào ngày hôm sau. Vị đắng đọng lại một thời gian mới tan. Cảm giác này khiến mọi người cảm thấy khó chịu và mệt mỏi ngay từ đầu ngày mới.

Đối mặt với cảm giác đắng miệng khi thức dậy vào sáng sớm, hầu hết mọi người sẽ cho rằng bản thân quá mệt mỏi. Họ thường xuyên phải chịu áp lực công việc cao, nhịp sống không ổn định, rất hay thiếu ngủ và có thể là do hút thuốc lá lâu ngày.

Thế nhưng, ngoài những yếu tố đến từ thói quen thường ngày này, rất có thể 4 bộ phận trong cơ thể cũng đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Ngủ dậy thấy đắng miệng có thể là vấn đề của 4 cơ quan này

1. Khoang miệng

Khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khô miệng và đắng miệng khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau. Đặc biệt, những ai không đánh răng sạch sẽ vào tối hôm trước sẽ tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát ra mùi hôi và vị lạ.

Ngoài ra, nếu bạn bị viêm nướu, hoặc có bệnh lý răng miệng như chảy máu chân răng cũng có thể xảy ra tình trạng ngủ dậy thấy đắng miệng.

2. Dạ dày

Ăn uống không điều độ, thường xuyên ăn quá no hoặc ăn quá nhiều thức ăn gây kích thích (như cay, nóng...) dễ khiến dạ dày chịu tổn thương. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm hấp thụ dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể.

Các chứng khó tiêu ở dạ dày, gây tổn thương hoặc viêm loét niêm mạc dạ dày, trào ngược dạ dày khi ngủ vào ban đêm… sẽ khiến cuộc sống ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt, các vấn đề dạ dày khiến chúng ta luôn cảm thấy khô và đắng miệng khi thức dậy vào ngày hôm sau.

Tại sao miệng đắng khi ngủ dậy

3. Túi mật

Mật dự trữ trong túi mật có vị rất đắng. Khi mật tham gia phân hủy chất béo cần chảy qua tá tràng, nếu sức khỏe túi mật không đảm bảo mà bị viêm hoặc sỏi mật thì một phần dịch mật sẽ bị đào thải ra ngoài, tiết bất thường vào dạ dày. Do dịch vị trào ngược lên thực quản, miệng sẽ có cảm giác đắng, đặc biệt là khi ngủ dậy.

4. Gan

Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, người bị nóng gan, không giải tỏa được tình trạng ứ trệ nhiệt ẩm của gan rất dễ bị rối loạn chức năng gan mật. Điều này cũng gây ra tình trạng tràn dịch mật, tạo cảm giác đắng miệng khi ngủ dậy.

Nói chung, nếu một người bị căng thẳng nhiều, làm việc và nghỉ ngơi không cân đối sẽ sinh ra cáu kỉnh, gan thận khí trệ. Cơ thể giống như một cái lò nung phải hoạt động quá công suất sẽ khiến nước cạn nhanh, bắt đầu nổi váng, và gan sẽ không hoạt động kém hiệu quả. Kết quả dẫn tới là nó sẽ mang vị đắng của mật vào miệng.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng ngủ dậy thấy đắng miệng?

Nếu bạn ngủ dậy thấy đắng miệng và tình trạng này kéo dài trong một thời gian, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng chế độ sinh hoạt và ăn uống của mình. Qua đó, cần xác định nguyên nhân gây đắng miệng là gì.

Nếu là vấn đề vệ sinh răng miệng thì việc cần làm đơn giản chỉ là học cách vệ sinh thật tốt. Nên đánh răng theo đúng cách theo chiều dọc, kéo bàn chải theo hướng ngoài – trong. Tuyệt đối không được đánh răng theo chiều ngang với lực quá mạnh. Thời gian để vệ sinh răng thích hợp là khoảng 2 – 3 phút.

Tại sao miệng đắng khi ngủ dậy

Đánh răng là hoạt động quen thuộc hằng ngày, tưởng chừng đơn giản nhưng lại có rất nhiều người thực hiện sai. Ảnh: Aboluowang

Nếu là vấn đề về dạ dày, nên điều chỉnh chế độ ăn, sử dụng ít thực phẩm kích thích dạ dày, thay thế bằng những món ăn ít dầu mỡ, thanh đạm để bảo vệ dạ dày.

Nhưng nếu có vấn đề với gan hoặc túi mật, hãy cố gắng giảm bớt cáu kỉnh, điều hòa gan khí. Việc duy trì tâm trạng bình tĩnh và vui vẻ, tránh nguy cơ stress trong thời gian dài cũng giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.

Quan trọng nhất, để bảo vệ các lá chắn của cơ thể, mọi người cần nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ và đủ giấc, hạn chế hút thuốc và uống rượu để chăm sóc tốt cho lục phủ ngũ tạng.

Nếu triệu chứng đắng miệng vào buổi sáng kéo dài, thậm chí kèm theo các biểu hiện như đau bụng, chướng bụng, sốt, sụt cân, mệt mỏi rã rời thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Cần xử lý kịp thời các triệu chứng ngay từ sớm để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

*Theo Aboluowang

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em có triệu chứng: sáng ngủ dậy thì bị đắng miệng và có chất màu vàng trong miệng, trong người có lúc cảm giác bồn chồn và run người. Em bị sụt cân, có đau bụng trên rốn. Em có đi khám nội soi thì được chẩn đoán viêm hang vị dạ dày nhưng uống thuốc không giảm nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đắng miệng khi ngủ dậy kèm đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh gì? Cám ơn bác sĩ.

Bùi Thanh Nhàn (1991)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương - Trưởng Đơn nguyên Nội Tiêu hóa - Gan mật - Đơn nguyên Nội tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Đắng miệng khi ngủ dậy kèm đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh gì? ”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Dựa trên thông tin mô tả, bác sĩ cho rằng có khả năng bạn bị Trào ngược dạ dày - thực quản. Các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: Thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.

  • Lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu,... vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.
  • Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate...
  • Cần kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá. Không mặc quần áo quá chật, không ăn quá no, không ăn muộn vào buổi tối, không cúi quá lâu, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân.
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.

Ngoài ra, nếu điều trị không đỡ, bạn nên tái khám để được tư vấn kỹ hơn và được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu bạn còn thắc mắc về đắng miệng khi ngủ dậy, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.