Tại sao mụn mọc quanh miệng

Làn da về cơ bản chính là một tấm bảng ghi rõ những gì đang diễn ra bên trong cơ thể bạn. Vì những nốt mụn thường không tự nhiên mọc lên, vị trí có mụn có thể gửi thông điệp rõ ràng về sức khỏe và yếu tố vệ sinh của bạn, theo chuyên gia da liễuJoshua Zeichner, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về bệnh da liễu và mỹ phẩm, tại phòng khám da liễu, Bệnh viện Mt. Sinai ở thành phố New York (Mỹ).

Với những hướng dẫn dưới đây, bạn hiểu đúng thủ phạm gây mụn từ đó tìm ra cách tránh chúng.

Mụn mọc ở cằm, quai hàm hay cổ

Thủ phạm: Chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Các hoóc môn như testosterone thay đổi lên xuống trong suốt chu kỳ nguyệt san của bạn khiến các tuyến sản xuất nhiều dầu hơn, gây hậu quả cuối cùng là làm tắc lỗ chân lông, nổi mụn.

Cách ngăn ngừa: Hãy bắt đầu điều trị từ tuần trước khi có "đèn đỏ": Nếu bạn thường sử dụng sữa rửa mặt có thành phần chống mụn như benzoyl peroxide haysalicylic acid, hãy nhớ áp dụng với cả vùng cổ, cằm và những vùng còn lại trên mặt. Bạn không thể đoán chính xác mụn sẽ mọc ở chỗ nào nên để an toàn, hãy làm sạch và ngừa mụn trước ở tất cả các khu vực này. Nếu như bạn nổi nhiều mụn xấu vào cùng một thời điểm mỗi tháng, nên đi khám bác sĩ da liễu và có thể được kê các cách điều trị như thuốc tránh thai hay các liệu pháp hoóc môn khác để điều chỉnh nội tiết, ngăn ngừa sự bùng phát dẫn đến mụn.

Tại sao mụn mọc quanh miệng

Những vị trí dễ nổi mụn trên mặt bạn. Ảnh: Cosmopolitan.com.

Mụn trên mũi và trán

Thủ phạm: Stress. Bác sĩZeichner cho biết, phản ứng chống lại stress của bạn hay gặp nhất là nổi một loạt mụn ở vùng chữ T trên mặt. Khi căng thẳng, cơ thể bạn giải phóng adrenaline - chất có thể làm tăng việc sản xuất dầu và tăng khả năng mọc mụn.

Cách ngăn ngừa: Khi stress tấn công hay trong thời điểm bạn biết chắc mình sẽ phải đối mặt với một tuần làm việc, học tập căng thẳng, hãy áp dụng sản phẩm ngăn ngừa và trị mụn cho vùng này hay toàn bộ gương mặt.

Mụn mọc dọc đường chân tóc

Thủ phạm: Sản phẩm chăm sóc tóc của bạn quá nhờn. Trừ phi bạn muốn có mái tóc trông thật mướt, bóng nhẫy, tốt hơn là nên hạn chế sử dụng những sản phẩm như sáp thơm bôi tóc ở gần đường chân tóc. Ngay cả khi thoa sản phẩm chăm sóc tóc lên những vùng khác và sau đó chạm vào đường chân tóc, đánh rối chân tóc hay làm mượt một mớ tóc tơ dễ bung, bạn cũng có thể làm bít lỗ chân lông.

Cách ngăn ngừa: Tránh dùng các sản phẩm này gần trán và đảm bảo rửa tay sạch sau khi thoa kem dưỡng tóc, sáp thơm cho tóc. Khi rửa mặt, hãy nhớ chà sạch cả vùng da gần trán, tóc mai - nơi có đường chân tóc (tất nhiên chỉ chà rửa nhẹ nhàng, nếu quá mạnh tay bạn có thể gây trầy xước và viêm nhiễm). Nếu đám mụn mọc lên trở thành vấn đề nghiêm trọng, hãy dùng nước hoa hồng hằng ngày xung quanh vùng chân tóc.

Mụn mọc ở má

Thủ phạm: Điện thoại hay tay bẩn. Bất cứ thứ gì chạm vào mặt bạn một lúc lâu cũng có thể truyền các chất bẩn gây tắc lỗ chân lông hay vi khuẩn tới da.

Cách ngăn ngừa: Làm sạch điện thoại của bạn với khăn kháng khuẩn hàng ngày và sử dụng một thiết bị không dùng tay nếu có thể (tai nghe, thiết bị bluetooth chẳng hạn). Luôn nhớ một điều: Đừng đưa tay lên mặt.

Mụn mọc quanh miệng

Thủ phạm: Chế độ ăn của bạn. Thức ăn có tính axit (có chanh hay giấm) có thể gây kích ứng da và viêm, trong khi dầu mỡ thừa từ thực phẩm chiên rán có thể làm bít lỗ chân lông. Khi đó, hệ quả là mụn có thể mọc quanh môi bạn.

Cách ngăn ngừa: Sử dụng khăn lau mặt sạch để lau hết những chất kích thích vô hình quanh miệng bạn sau khi ăn.

Mụn mọc trên ngực và lưng

Thủ phạm: Áo ngực hoặc áo phông quá chật. Vải cotton thấm mồ hôi và giữ chúng ở sát da bạn.Vì các vi khuẩn gây mụn phát triển tốt ở nơi ẩm, mặc quần áo cotton bó sát để tập thể dục có thể biến da bạn thành mảnh đất màu mỡ cho mụn, bác sĩ Zeichner nói.

Cách ngăn ngừa: Mặc những loại quần áo với chất liệu có tính bấc thấm ẩm (như hợp chất của polyester-spandex và vi sợi (chất như da lộn) khi bạn tập thể dục. Vì chúng thoát mồ hôi nhanh khỏi da, bạn sẽ ít bị nổi mụn, đặc biệt nếu bạn lười và mặc nguyên đồ tập suốt ngày.

Khi đã bị nổi mụn

Bác sĩZeichner nói, khi mụn đã nổi lên, bạn có thể sử dụng thuốc không cần kê đơn như kem benzoyl peroxide 2,5%, gel salicylic acid 2% vàhydrocortisone 1% dạng kem để giảm viêm. Nếu bạn có làn da đặc biệt nhạy cảm hoặc dùng tất cả các cách trên đều thất bại, hãy đi khám để được điều trị theo đơn phù hợp.

Vương Linh (theo Cosmopolitan.com)

Tại sao mụn mọc quanh miệng
Tại sao mụn mọc quanh miệng

Mọc mụn quanh miệng là tình trạng thường gặp. Thế nhưng, có lẽ bạn không ngờ rằng mụn mọc quanh miệng không chỉ liên quan đến nội tiết tố. Thay vào đó, hầu hết trường hợp mụn mọc quanh miệng và cằm đều có liên quan mật thiết đến các thói quen, hoạt động thường ngày vô tình gây tắc lỗ chân lông ở vùng da quanh miệng mà bạn ít chú ý.

Vậy làm sao để trị mụn và ngừa mụn nổi quanh miệng? Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng Hello Bacsi truy tìm “thủ phạm” gây mụn ở quanh miệng và cách xử lý hiệu quả nhé!

Vì sao bạn mọc mụn quanh miệng?

Mọc mụn quanh miệng có thể liên quan đến nội tiết tố, di truyền nhưng đồng thời cũng dễ xảy ra khi vùng da này thường xuyên bị chạm vào bởi tay của bạn hoặc bất kỳ đồ vật nào khác. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mụn mọc quanh miệng:

Mọc mụn quanh miệng do thay đổi nội tiết tố

Androgen là hormone kích thích da sản xuất bã nhờn, từ đó làm tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến mụn trứng cá. Nổi mụn do nội tiết được cho là thường xảy ra ở đường viền quai hàm và cằm. Đồng thời, có thể kể đến một vài nguyên nhân khiến bạn thay đổi nội tiết tố và dễ nổi mụn quanh miệng như:

Những nguyên nhân gây mụn liên quan đến thói quen, hoạt động thường ngày

Mọc mụn quanh miệng có thể là kết quả của việc bạn để vùng da này tiếp xúc nhiều với những đồ vật khác, thường là những đồ dễ bẩn nên sẽ gây nổi mụn, bao gồm:

  • Quai đeo mũ bảo hiểm: Việc tiếp xúc với dây đeo của mũ bảo hiểm có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông vùng quai hàm và cằm của bạn dẫn đến nổi mụn. Vì vậy, bạn cần chú ý không nên điều chỉnh dây đeo quá chặt và nên làm sạch da mặt sau khi đội mũ bảo hiểm và vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên.
  • Sử dụng nhạc cụ: Một số nhạc cụ thường đặt trên cằm, ví dụ như đàn vĩ cầm hoặc nhạc cụ thường chạm vào vùng da quanh miệng như thổi sáo đều có thể gây tắc lỗ chân lông và nổi mụn quanh miệng.
  • Sử dụng điện thoại: Như đã đề cập, bất cứ đồ vật nào có độ bẩn cao và tiếp xúc với làn da của bạn đều có thể là nguyên nhân gây mụn. Đối việc dùng điện thoại cũng vậy, nếu bạn đặt điện thoại tiếp xúc với vùng da quanh miệng khi nói chuyện thì sẽ dễ bị mọc mụn quanh miệng hơn.
  • Kem cạo râu: Đối với nam giới, đôi khi da của bạn có thể bị kích ứng với kem cạo râu nếu nhạy cảm. Từ đó dẫn đến tình trạng nổi mụn quanh miệng.
  • Son dưỡng môi: Một số thói quen hàng ngày có thể ảnh hưởng đến da của bạn. Chẳng hạn như đối với một số chị em dùng son dưỡng môi, nếu bạn để son lan ra vùng xung quanh miệng mà không chú ý đến thì có thể vô tình gây tắc lỗ chân lông và mọc mụn quanh miệng.
  • Tiếp xúc drap, mền gối: Tương tự như những trường hợp trên, khuôn mặt và đặc biệt là vùng da quanh miệng của bạn rất dễ tiếp xúc với mền gối khi ngủ. Nếu mền gối của bạn bẩn thì vi khuẩn, bụi bẩn sẽ lan sang da mặt và gây mụn.

Mụn mọc quanh miệng cần được điều trị như thế nào?

Khi bị mọc mụn quanh miệng, bạn có thể cảm thấy khó chịu nhưng tình trạng này thường tự hết hoặc bạn có thể dùng thuốc trị mụn được mua ở ngoài hiệu thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lo lắng về những nốt mụn mọc quanh miệng hoặc tình trạng này không tự khỏi thì cần đến bác sĩ da liễu để được điều trị đúng cách. Các phương pháp trị mụn bao gồm:

  • Kem trị mụn, sữa rửa mặt và gel có chứa benzoyl peroxide nồng độ 2-4% cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu muốn sử dụng nồng độ cao hơn 4% hoặc axit salicylic 2%.
  • Thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc bôi theo toa.
  • Các loại kem bôi theo toa chẳng hạn như retinoids hoặc benzoyl peroxide.
  • Trị mụn nội tiết bằng thuốc tránh thai.
  • Trị mụn bằng thuốc Isotretinoin (Accutane).
  • Áp dụng liệu pháp ánh sáng hoặc peel da hóa học.

Để ngăn ngừa tình trạng mọc mụn xung quanh miệng, bạn nên chú ý đến cách chăm sóc da hàng ngày và thay đổi những thói quen không tốt cho da, bao gồm:

  • Làm sạch da 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và phù hợp với làn da.
  • Ưu tiên dùng sản phẩm trang điểm không gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Tránh để tay hoặc đồ vật bẩn chạm vào da mặt.
  • Không nặn mụn.
  • Hạn chế để son môi lan ra vùng da quanh miệng.
  • Lau sạch vùng miệng sau khi ăn.
  • Rửa mặt sau khi đội nón bảo hiểm, chơi nhạc cụ…
  • Thường xuyên giặt và thay drap trải giường, mền gối… để đảm bảo sạch sẽ.
  • Khi tập thể dục, mồ hôi có thể chảy xuống hai bên quai hàm và cằm góp phần gây ra mụn. Vì vậy, việc tắm rửa, làm sạch da sau khi tập thể dục cũng rất cần thiết.

Mụn mọc quanh miệng – Khi nào là bất thường và cần đi khám?

Đôi khi mụn mọc ở vùng miệng không phải là mụn trứng cá, mụn viêm thông thường mà có thể liên quan đến bệnh lý nào đó. Vì vậy, bạn sẽ cần đi khám trong những trường hợp mọc mụn bất thường sau:

Mụn rộp ở môi và miệng

Mụn rộp sinh dục do virus Herpes simplex (HSV) gây ra có thể xuất hiện trên môi và miệng của người bệnh. Loại mụn này trông như những vết mụn nước phồng rộp nhỏ thành từng đám trên môi và xung quanh miệng. Lúc này, vùng da bị mụn rộp thường mẩn đỏ, đau và ngứa. Sau đó chúng khô, đóng vảy rồi bong đi. Nếu nghi ngờ bị mụn rộp sinh dục, bạn nên đi xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục càng sớm càng tốt.

Viêm da quanh miệng thể hiện qua triệu chứng như phát ban đỏ và có vảy. Tình trạng này có thể lan đến mũi hoặc mắt và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi bị viêm da quanh miệng, bạn thường dễ nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt là viêm da có thể gây chảy dịch, đau, ngứa và rát. Khi có những triệu chứng này, bạn cần đi khám da liễu để được điều trị đúng cách.

Trị mụn nói chung và mụn mọc quanh miệng nói riêng đều cần có sự kết hợp đúng đắn giữa thuốc trị mụn và cách chăm sóc da hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến các sản phẩm mình đang sử dụng liên quan đến vùng da quanh miệng để có thể thay đổi khi cần nhằm ngăn ngừa mụn mọc nhiều lần.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.