Tại sao nằm điều hoà lại ngạt mũi

27/06/2022

Show

Tình trạng khô mũi khi nằm điều hòa tuy gây ra sự khó chịu nhưng hiếm khi trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, cũng có nhiều biện pháp đơn giản để bạn cải thiện và ngăn ngừa tình trạng này. Nguyên nhân bị khô mũi khi nằm điều hòa và cách khắc phục như thế nào?

1. Nguyên nhân nằm điều hòa bị khô mũi họng

- Có thể bị mất nước

Sau khi ở trong môi trường máy lạnh 1 thời gian thì cơ thể của bạn sẽ có tình trạng mất nước từ ngoài da vào bên trong cơ thể. Những nơi mà bị ảnh hưởng nhất chính là cổ họng và mũi bởi chúng ta hít khí lạnh liên tục nên làm tuyến nước bọt không đủ tiết.

Tại sao nằm điều hoà lại ngạt mũi

(Ảnh: Internet)

- Độ ẩm không khí thấp

Nguyên lý làm lạnh của máy điều hòa là hấp thụ nhiệt. Trong quá trình làm lạnh luồng không khí sẽ đi qua nhiều bộ phận làm lạnh. Bởi thế, độ ẩm trong không khí bị hóa lỏng khi gặp nhiệt độ thấp sẽ dẫn đến hiện tượng có nước chảy ra từ đường ống của máy lạnh.

- Ngủ mở miệng

Lúc ngủ mở miệng có thể khiến tắc nghẽn mũi do vách ngăn của mũi bị lệch. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị khô họng và nghẹt mũi mỗi buổi sáng.

Tại sao nằm điều hoà lại ngạt mũi

(Ảnh: Internet)

- Không bảo trì, vệ sinh điều hòa thường xuyên

Khi không được bảo trì, vệ sinh điều hòa thường xuyên sẽ dẫn đến đóng bụi bẩn, sinh sôi vi khuẩn, nấm mốc....dẫn đến tình trạng khô họng, nghẹt mũi. Không khí sau khi đi qua điều hòa sẽ mang bụi bẩn, vi khuẩn làm ô nhiễm không khí trong phòng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe.

- Không thông gió

Phòng bật điều hòa thường luôn bịt kín các lỗ thông hơi, ngăn cách không khí trong nhà và ngoài trời. Bởi thế, không khí bị giữ lại trong nhà thời gian dài thì rất dễ bị tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

2. Mẹo làm giảm ngạt mũi khi nằm điều hòa

- Tăng độ ẩm trong phòng

Bạn có thể sử dụng chậu nước nhỏ để ở trong phòng hoặc 1 cái khăn ẩm bên cạnh chỗ nằm hay ngồi để tăng độ ẩm và trao đổi không khí. Việc tăng độ ẩm sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi và giúp mũi và họng dịu hơn.

Bên cạnh đấy, bạn cũng có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu hơi nước, máy lọc không khí hoặc máy tạo độ ẩm giúp cải thiện tình trạng khô bên trong phòng.

- Bổ sung nước và chất dinh dưỡng giúp cơ thể đáp ứng nhu cầu

Mỗi ngày bạn nên uống 1,5L - 2L nước, nước lọc tinh khiết, nước hoa quả và có thể uống nước canh.... giúp tăng sức đề kháng bảo vệ cổ họng và phổi.

Tại sao nằm điều hoà lại ngạt mũi

(Ảnh: Internet)

- Sử dụng chế độ ngủ 

Hiện nay các dòng điều hòa đều có chế độ ban đêm, chỉ cần kích hoạt chế độ này trước khi ngủ. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng mất nước trong cơ thể cũng như sẽ hạn chế được độ ẩm không khí bị giảm sâu giúp bạn ngủ ngon hơn.

- Không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột

Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cơ thể khó thích ứng, dễ bị sốc nhiệt nên dễ bị ốm. Bởi thế, khi bạn từ bên ngoài vào phòng nên bật điều hòa ở nhiệt độ thích hợp rồi giảm dần. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng quạt điện để điều hòa nhiệt độ phòng được tốt hơn. Nhiệt độ chênh lệch của điều hòa với bên ngoài thích hợp nhất nên từ 8 - 10 độ C vừa tiết kiệm điện năng vừa giúp ổn định thân nhiệt.

- Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên, bổ sung chất dinh dưỡng và vitamin giúp tăng cường sức đề kháng.  Không dùng các loại thực phẩm độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

- Vệ sinh điều hòa và máy lạnh định kỳ

Bạn nên thường xuyên vệ sinh điều hòa định kỳ từ 3 - 6 tháng trở lên sẽ giúp không khí được lưu thông, hạn chế vi khuẩn và nấm mốc. Đồng thời cũng giúp tiết kiệm điện và bảo vệ tuổi thọ của máy.

Bên cạnh việc dùng máy phun sương để duy trì độ ẩm cần thiết cho bầu không khí trong nhà, bạn cũng cần giữ độ ẩm cho cơ thể từ bên trong bằng việc uống đủ nước.

Có thể nói, khi cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể, không chỉ từ nước lọc mà còn từ nước trà hoặc rau củ, trái cây… thì bạn đã giúp niêm mạc mũi được giữ ẩm từ trong ra ngoài.

4. Xông hơi mặt

Hoạt động xông hơi vùng mặt không chỉ có tác dụng chăm sóc da mà còn có thể làm giảm khô mũi. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chuẩn bị một chậu nước nóng, tiếp theo là cúi đầu và giữ nguyên tư thế này để hít thở hơi nước bốc lên trong vài phút. Bạn cũng có thể dùng một chiếc khăn lớn để trùm đầu.

Việc hít thở hơi nước ấm sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi, họng và phổi để đẩy dịch nhầy dư thừa ra ngoài. Tuy nhiên, khi xông hơi bạn cần chú ý không đưa mặt quá gần chậu nước nóng để tránh bị bỏng.

5. Thay đổi thuốc điều trị bệnh về mũi

Nếu bạn bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc mắc hội chứng Sjogren, việc uống thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là khô mũi dù nhà bạn có sử dụng máy điều hòa hay không. Đối với trường hợp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được đổi đơn thuốc phù hợp hơn nhé.

Giải pháp ngăn ngừa tình trạng nằm điều hòa bị khô mũi

Nếu bạn đã và đang trải qua tình trạng nằm điều hòa bị khô mũi thì việc thực hiện các biện pháp làm giảm sự khó chịu tạm thời là chưa đủ. Thêm vào đó, bạn nên áp dụng các giải pháp ngăn ngừa tình trạng này lâu dài, bao gồm:

1. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Môi trường sống nhiều bụi bẩn không chỉ khiến bạn bị viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng nặng hơn mà còn khiến niêm mạc mũi dễ nhiễm khuẩn, kích ứng và khô. Vì vậy, đừng bỏ qua việc thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để đảm bảo bầu không khí thông thoáng, trong lành cho bạn và cả gia đình.

2. Vệ sinh hệ thống máy điều hòa định kỳ

Việc bảo trì máy điều hòa kém và không vệ sinh thường xuyên sẽ khiến thiết bị này thải vi khuẩn, nấm mốc và các chất ô nhiễm khác ra không khí khi hoạt động. Từ đó gây ra hàng loạt vấn đề liên quan đến hô hấp và dị ứng ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Vì vậy, lời khuyên là bạn nên tiến hành bảo trì máy điều hòa định kỳ cũng như vệ sinh bộ lọc thường xuyên. Hoạt động này sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả nhà, ngăn ngừa tình trạng khô mũi cũng như các bệnh hô hấp khác.

3. Chăm sóc, vệ sinh mũi đúng cách

Bên cạnh việc giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm không khí trong nhà, bạn cũng nên lưu ý hơn đến việc chăm sóc và vệ sinh khoang mũi đúng cách. Trong đó, duy trì thói quen rửa mũi bằng nước muối sinh lý rất hữu ích trong việc làm sạch, giữ ẩm niêm mạc mũi để ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập sâu vào bên trong khí quản và phổi.

Ngoài ra, để tránh tổn thương niêm mạc mũi, bạn không nên xì mũi quá mạnh sau khi hắt hơi. Đồng thời, cần rửa tay sau khi xì mũi để tránh phát tán vi khuẩn, virus ra xung quanh.

Nằm điều hòa bị khô mũi không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng bạn không nên để tình trạng này kéo dài, tránh gây ra nhiều bệnh khác về mũi và hệ hô hấp. Nếu các giải pháp cải thiện tại nhà không hiệu quả thì bạn nên đi khám để được điều trị đúng cách nhé!

Khi sử dụng máy lạnh, không ít người sẽ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Nghẹt mũi, khô họng là một trong những “trục trặc” đó. Trong bài viết này, hãy cùng bTaskee tìm hiểu cách nằm điều hoà không bị khô mũi, đau họng để bảo vệ sức khỏe. 

Lý do nằm điều hòa bị khô mũi, khô họng

Bạn bị viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng” và “Hội chứng Sjögren” là những vấn đề mà chúng ta hay gặp phải khi sử dụng máy lạnh. Không chỉ nhiệt độ thấp, những lý do sau có thể là nguyên nhân nằm máy lạnh bị nghẹt mũi, đau họng: 

Không khí thiếu độ ẩm

Khi tiếp xúc với nguồn không khí lạnh và thiếu độ ẩm; cơ thể bạn sẽ bị mất nước như một phản ứng tự nhiên. Việc thiếu nước sẽ khiến tuyến nước bọt không tiết ra đủ để làm ẩm cho miệng và họng.

Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong họng phát triển. Bởi nước bọt có khả năng kháng khuẩn và bảo vệ họng khỏi những nguy cơ nhiễm bệnh. 

Ngủ máy lạnh bị khô họng do ngủ mở miệng

Đây cũng là một lý do giải thích tại sao nằm điều hòa bị khô mũi hoặc viêm họng. Như đã nêu, nhiệt độ máy lạnh và độ ẩm không khí thấp sẽ khiến cổ họng mất nước, vi khuẩn sinh sôi.

Sẽ càng tệ hơn nếu bạn có thói quen ngủ mở miệng. Việc này sẽ góp phần khiến cho cổ họng càng bị khô hơn nữa. 

Tại sao nằm điều hoà lại ngạt mũi
Ngủ mở miệng khi nằm phòng máy lạnh sẽ rất dễ bị viêm họng (Hình ảnh: Pnmedical)

Mở máy lạnh liên tục làm không khí trong phòng giảm

Điều hòa hoạt động liên tục nhiều giờ liền không chỉ đi ngược lại với cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Cơ thể chúng ta vốn quen với khí hậu nóng ẩm. Việc thay đổi nhiệt độ trong thời gian dài sẽ khiến các hoạt động trong cơ thể, đặc biệt là hô hấp bị ảnh hưởng ít nhiều

Máy lạnh không được bảo trì, vệ sinh định kỳ

Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao nằm máy lạnh bị nghẹt mũi, viêm họng. Một chiếc máy lạnh sẽ mang theo rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và mầm bệnh nếu không được vệ sinh định kỳ. 

Lớp bụi bẩn của máy lạnh nếu không được loại bỏ sẽ thành nguyên nhân làm cho máy lạnh không lạnh. Hơn hết, những phân tử bụi sẽ có nguy cơ xâm nhập vào đường hô hấp. Từ đó gây nên các chứng viêm họng, viêm mũi dị ứng,…

Vị trí lắp đặt máy lạnh

Đây là yếu tố rất quan trọng khi lắp đặt máy lạnh. Vị trí đặt máy lạnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm sử dụng máy cũng như sức khỏe người dùng. 

Máy lạnh cần được lắp đặt sao cho luồng không khí lạnh từ thiết bị tỏa ra được luân chuyển khắp phòng. Lắp đặt sai vị trí sẽ dễ dẫn đến nguy cơ nằm điều hòa bị khô mũi, viêm họng cho người dùng. 

Vị trí lý tưởng để lắp đặt máy lạnh thường là ở cửa ra vào phòng. Đây là vị trí tạo cảm giác tiết kiệm không gian, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn cần hạn chế đặt máy lạnh ngay giường ngủ.

Luồng không khí lạnh và gió thổi từ máy lạnh thổi trực tiếp vào người sẽ khiến bạn nằm máy lạnh bị nghẹt mũi, viêm họng, đau nhức người. 

Tại sao nằm điều hoà lại ngạt mũi
Vị trí đặt máy lạnh rất quan trọng với sức khỏe người dùng (Hình ảnh: Airbnb)

Phòng không thông gió

Đây cũng là một nguyên nhân lý giải tại sao nằm máy lạnh bị nghẹt mũi hay viêm họng. Khi bạn không có lỗ thông gió trong phòng; không khí bên trong và bên ngoài không có sự trao đổi với nhau.

Điều này làm vi khuẩn, bụi bẩn dễ tích tụ và xâm nhập vào mũi. Từ đó dẫn đến tình trạng mũi bị nghẹt, khô, khó chịu vì không khí bí bách.

Cách nằm điều hoà không bị khô mũi

Tình trạng ngủ máy lạnh bị nghẹt mũi, viêm họng gây khó chịu cho người dùng máy lạnh. Tuy nhiên chúng ta vẫn có những giải pháp để khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một vài cách nằm điều hoà không bị khô mũi, viêm họng mà bạn có thể tham khảo: 

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể

Vốn dĩ, mỗi người cần uống từ  1,6 – 2 lít nước mỗi ngày. Uống nước đầy đủ sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng khô họng hay nghẹt mũi khi ở trong phòng máy lạnh. 

Bên cạnh nước tinh khiết, bạn cũng có thể bổ sung lượng nước vào cơ thể bằng nước trái cây, nước ép rau củ để có thêm dưỡng chất cho cơ thể. 

Tại sao nằm điều hoà lại ngạt mũi
Nên uống từ 1,6 – 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, không thiếu nước (Hình ảnh: Diadona)

Tránh sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ

Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên sử dụng nhiệt độ trong phòng máy lạnh chênh lệch không quá 7 độ C so với bên ngoài. 

Tránh chênh lệch nhiệt độ quá nhiều sẽ giúp bạn hạn chế bị sốc nhiệt, viêm họng, ngạt mũi. Cách này còn có thể tiết kiệm nguồn điện năng đáng kể cho gia đình. 

Tăng độ ẩm cho căn phòng

Phòng máy lạnh thiếu độ ẩm là một trong những nguyên nhân khiến da bị lão hóa nhanh và các chứng bệnh về đường hô hấp. Vì thế hãy áp dụng một số cách tăng độ ẩm trong phòng máy lạnh để khắc phục tình trạng nằm phòng máy lạnh bị nghẹt mũi, viêm họng. 

Một vài mẹo mà bạn có thể áp dụng nhanh chóng và tiết kiệm như đặt chậu nước trong phòng, lau sàn nhà, dùng máy phun sương,… 

Xông hơi, tắm nước ấm

Để tránh hiện tượng nằm máy lạnh bị nghẹt mũi, đau họng. Bạn có thể thử cách tắm nước ấm hoặc xông hơi. Thực tế đây là cách trị cảm cúm trong dân gian rất hiệu quả. 

Việc tiếp xúc và hít thở với nước ấm và hơi nước trong nhà tắm sẽ giúp cho dịch nhầy trong mũi lỏng đi, giảm viêm. Xông hơi cũng hiệu quả nhờ cơ chế tương tự. Thế nên bạn có thể xông hơi để giảm nghẹt mũi, viêm họng khi nằm máy lạnh. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cần cẩn thận khi tắm nước nóng, đặc biệt là xông hơi. Vì cơ thể phải tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Tại sao nằm điều hoà lại ngạt mũi
Tắm nước ấm và xông hơi sẽ hạn chế chứng nghẹt mũi khi dùng phòng máy lạnh (Hình ảnh: Quora)

Thông gió cho phòng 

Khi không sử dụng máy lạnh, bạn cần mở hết tất cả các cửa trong phòng để không khí bên trong và bên ngoài có thể trao đổi với nhau. 

Để phòng nhanh chóng thông thoáng; bạn hãy sử dụng quạt máy hoặc quạt trần để không khí lưu thông tốt hơn. 

Việc thông gió cho phòng sẽ hạn chế được những bụi bẩn tích tụ gây viêm họng. Nhờ đó, bạn có thể giảm được tình trạng nằm máy lạnh bị nghẹt mũi, viêm họng. 

Tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ 

Khoa học đã chứng minh việc tập thể dục giúp tăng sức đề kháng. Để cải thiện hệ miễn dịch, bạn hãy tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và bổ sung chất dinh dưỡng bằng chế độ ăn uống hợp lý. 

Một cơ thể khỏe mạnh sẽ miễn dịch tốt, tránh được những bệnh thông thường. Đồng thời hạn chế được nguy cơ ngủ máy lạnh bị nghẹt mũi, đau họng. 

Tại sao nằm điều hoà lại ngạt mũi
Tập thể dục giúp chúng ta tăng sức đề kháng và sự dẻo dai của cơ thể (Hình ảnh: Kknews)

Không nằm quá lâu dưới máy lạnh

Trẻ bị nghẹt mũi có nên nằm máy lạnh không? Không chỉ trẻ em, người lớn cũng không nên nằm máy lạnh quá lâu. Việc nằm điều hòa quá lâu khiến cơ thể bị mất nước, vi khuẩn trong cổ họng phát triển, niêm mạc mũi bị khô,… 

Tốt nhất, bạn chỉ nên nằm máy lạnh khoảng 2 tiếng. Sau đó tắt máy dần rồi sử dụng tiếp sau khi cần. Nằm quá lâu dưới máy lạnh không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn tiêu hao điện năng, làm tăng chi phí mỗi tháng. 

Bật chế độ ngủ đêm 

Đây là chế độ máy lạnh tốt cho sức khỏe và tiết kiệm điện cho người sử dụng. Chế độ ngủ đêm rất có lợi cho trẻ nhỏ và những người có bệnh dị ứng về mũi. 

Theo đó, cơ chế vận hành của chế độ ngủ đêm là sự hoạt động bình thường. Sau tầm 30 phút đến 1 tiếng, nhiệt độ sẽ tự động tăng lên 1 độ C. Nhiệt độ ổn định này sẽ được duy trì cả đêm.

Tính năng này vừa an toàn cho mũi họng; vừa giúp người dùng không phải thức giấc giữa đêm vì lạnh.

Tại sao nằm điều hoà lại ngạt mũi
Chế độ sleepmode của máy lạnh giúp tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe người dùng (Hình ảnh: Tipsmake)

Vệ sinh máy lạnh định kỳ

Máy lạnh vốn chứa nhiều bụi bẩn, vì vậy bạn hãy vệ sinh máy lạnh định kỳ. Theo các chuyên gia máy lạnh, chúng ta nên vệ sinh định kỳ máy lạnh 2-3 tháng/lần. Tùy vào môi trường sử dụng máy lạnh.

Vệ sinh máy lạnh định kỳ vừa bảo vệ sức khỏe, vừa tiết kiệm điện và bảo vệ tuổi thọ của máy. Bạn nên lựa chọn những địa chỉ vệ sinh máy lạnh uy tín uy tín như bTaskee. Máy lạnh của bạn sẽ được làm sạch bởi nhân viên có kinh nghiệm lâu năm kèm dụng cụ vệ sinh chuyên dụng. 

Tải app bTaskee ngay

Vệ sinh máy lạnh định kỳ sẽ giúp bạn bớt đi nỗi lo như trẻ bị nghẹt mũi có nên nằm máy lạnh; hay làm sao để sử dụng máy lạnh tốt cho sức khỏe. 

Tại sao nằm điều hoà lại ngạt mũi
bTaskee là dịch vụ vệ sinh máy lạnh uy tín trên thị trường

Sử dụng thuốc xịt mũi

Dùng dung dịch vệ sinh xịt mũi có chứa nước muối biển và các chất khoáng có nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi sẽ giúp cấp ẩm và làm sạch hốc mũi. Để có hiệu quả cao, nên chọn sản phẩm dạng phun sương như dung dịch vệ sinh mũi Zenko để dung dịch phun nhẹ nhàng vào hốc mũi, không gây đau rát hay kích ứng niêm mạc mũi.

Niêm mạc mũi được cấp ẩm sẽ ngăn ngừa tình trạng khô mũi, giảm nghẹt mũi hiệu quả. 

Dung dịch nước muối và chất khoáng còn giúp hỗ trợ sát khuẩn mũi, ngăn ngừa viêm mũi nếu không khí trong phòng có vi khuẩn, bụi bẩn… 

Nếu ngủ máy lạnh bị nghẹt mũi, bạn có thể xịt mũi trước khi đi ngủ và có thể xịt lại một lần nữa khi mới ngủ dậy sẽ ngăn ngừa được tình trạng này. 

Vì dung dịch vệ sinh mũi có chứa nước muối và các chất khoáng an toàn cho sức khỏe, nên người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai đều có thể dùng được. 

Tại sao nằm điều hoà lại ngạt mũi
Sử dụng thuốc xịt mũi để hạn chế nghẹt mũi, khô mũi (Hình ảnh: Imagenavi)

Giữ nhà cửa sạch sẽ

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để tránh các bụi bẩn bám dính lâu trong các góc căn phòng. Vệ sinh chăn, nệm, màn gió thường xuyên để hạn chế bụi bẩn trong phòng.

Tại sao nằm điều hoà lại ngạt mũi
Thường xuyên dọn dẹp tránh bụi bẩn (Hình ảnh: Absolutecarehealth)

Câu hỏi thường gặp

  1. Có nên sử dụng điều hòa thường xuyên hay không?

    Ngồi điều hòa quá lâu khiến da bị khô, cơ thể mất nước, dễ mắc bệnh về hô hấp, dị ứng, các bệnh về mắt.

  2. Phụ nữ mang thai sử dụng điều hòa quá lâu có ảnh hưởng gì không?

    Phụ nữ mang thai cần một không gian thoáng đãng để hít thở cũng như làm dịu những cảm giác khó chịu do thai kỳ gây ra. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể dùng máy lạnh. Tuy nhiên, nên cài đặt chế độ hẹn giờ và bật quạt máy sau đó để luồng không khí được lưu thông.

Máy lạnh là một thiết bị gia đình phổ biến. Khi dùng máy lạnh, chúng ta nên nắm rõ những lưu ý khi sử dụng. Đừng quên áp dụng cách nằm điều hoà không bị khô mũi và sử dụng dịch vụ vệ sinh máy lạnh bTaskee định kỳ 3-6 tháng/lần nhé!

Xem thêm bài viết chuyên gia máy lạnh