Tại sao phải phát triển kinh tế trang trại

Trang trại cây ăn quả của gia đình anh Trần Anh Tuấn và chị Hà Thị Phương Thanh ở xã Tứ Hiệp, huyện Hạ Hòa mang lại doanh thu trên một tỉ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 10 lao động địa phương.

(baophutho.vn) - Được xác định là mũi nhọn trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, những năm gần đây, kinh tế trang trại của tỉnh Phú Thọ phát triển nhanh, sử dụng hiệu quả đất đai, tạo việc làm và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, kinh tế trang trại còn gặp nhiều khó khăn, cần những cơ chế chính sách quản lý phù hợp, hiệu quả và sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành để khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển ổn định, bền vững.

Khẳng định hiệu quả Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 342 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định tiêu chí kinh tế trang trại (trong đó có 149 trang trại tổng hợp, 145 trang trại chăn nuôi, 27 trang trại thủy sản, 5 trang trại lâm nghiệp, 16 trang trại trồng trọt.

Nhằm triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ về kinh tế trang trại tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có kinh tế trang trại. Theo đó, tỉnh đã triển khai các chính sách khuyến khích, thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển như: Tích tụ, tập trung, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; giảm thuế thu nhập (cho những hộ làm kinh tế trang trại) đã sản xuất, kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hóa và lãi lớn; miễn giảm tiền thuê đất và tài nguyên nước cho chủ hộ. Giai đoạn 2001-2020 có 38 trang trại được miễn thuế thuê đất với tổng số tiền 11.458 triệu đồng. 

Đồng thời, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều công trình, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế trang trại. Giai đoạn 2001-2020, tổng kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn toàn tỉnh đạt 12.846 tỉ đồng. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh cũng đã tạo điều kiện hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay vốn đầu tư phát triển kinh tế trang trại đối với các chủ trang trại có dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Trong 20 năm qua đã có trên 13.600 lượt trang trại được hỗ trợ vay vốn sản xuất với tổng vốn vay khoảng 1.300 tỉ đồng.  Ngoài ra, để khuyến khích mô hình kinh tế trang trại phát triển, tỉnh, ngành, địa phương có chính sách, cơ chế hỗ trợ lao động, khoa học công nghệ, thị trường, bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại… Nhờ vậy, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có hiệu quả, thu hút một bộ phận lao động tại chỗ, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Được thành lập năm 2017, đến nay trang trại tổng hợp của gia đình anh Nguyễn Đức Thịnh, khu 9, xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập đã khẳng định được hiệu quả. Anh Thủy chia sẻ: Trên diện tích 16ha chủ yếu sản xuất lâm nghiệp, tuy cho hiệu quả kinh tế ổn định nhưng chu kỳ dài, 7-8 năm mới cho thu hoạch nên tôi bàn với vợ, chuyển đổi một phần đất trồng cây lâu năm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Năm 2014, tôi liên kết với các hộ dân trong vùng thành lập Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Yên Lập chăn nuôi gà, sản phẩm được công nhận sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP. Trung bình mỗi năm HTX xuất bán trên 4 vạn gà thịt, 540.000 quả trứng, tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với thu nhập ổn định. Mỗi năm, trừ chi phí, HTX thu lợi nhuận vài trăm triệu đồng.

Theo thống kê, đến nay tổng diện tích đất trang trại sử dụng là 1.607,4ha, diện tích bình quân 4,7 ha/trang trại. Các trang trại đã giải quyết việc làm thường xuyên cho gần hai nghìn lao động. Trên địa bàn tỉnh có 82 trang trại đã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất; số trang trại tham gia hoạt động hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là 89 trang trại. Tổng giá trị sản xuất của các trang trại trên địa bàn tỉnh đạt 1.023 tỉ đồng, chiếm khoảng 8,3% tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh.

Để kinh tế trang trại phát triển bền vững

Mặc dù, kinh tế trang trại được xác định là mũi nhọn trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, song thực tiễn cho thấy, việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh vẫn còn những khó khăn, do số lượng trang trại còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; quy mô nhỏ, không đều giữa các loại hình (trang trại lâm nghiệp, trồng trọt chiếm tỉ lệ nhỏ); số trang trại tham gia liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị chưa nhiều nên đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định.  Đồng chí Nguyễn Kim Ngọc - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lập cho biết: Khó khăn chung mà các trang trại trên địa bàn huyện cũng như cả tỉnh đang gặp phải là chủ yếu mới sản xuất theo chiều rộng chưa có chiều sâu và khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ hàng hóa (theo chuỗi giá trị); việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, truy suất nguồn gốc, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt còn hạn chế; còn tình trạng sản xuất theo phong trào nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, hiệu quả sản xuất chưa cao. Ngoài ra, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, tiếp cận thông tin về thị trường của một số chủ trang trại còn hạn chế; khả năng đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất còn khó khăn. Nhiều trang trại thiếu vốn để đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng việc tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng gặp nhiều khó khăn… Tỉnh đã đề ra mục tiêu, phấn đấu đến năm 2025 trên địa bàn có 495 trang trại hoạt động đạt tiêu chí kinh tế trang trại theo quy định; tổng giá trị sản xuất của các trang trại trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.700 tỉ đồng; giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 3.000 lao động. Phấn đấu có trên 60% số trang trại tham gia thực hiện sản xuất theo quy trình nông nghiệp tốt, VietGAP, GlobalGAP... và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành; trên 50% trang trại ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất; trên 50% giá trị sản lượng hàng hóa của các trang trại tiêu thụ thông qua hoạt động hợp tác, liên kết. 100% chủ trại được tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phát triển kinh tế trang trại. Để đạt mục tiêu trên, hướng tới phát triển kinh tế trang trại hiệu quả, bền vững, cần tập trung rà soát, điều tra đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động của các trang trại, gia trại, để từ đó tìm cách tháo gỡ vướng mắc. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất, cung ứng cây giống, con giống. Các đơn vị thuộc các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục quan tâm hỗ trợ, đào tạo các chủ trang trại có thêm hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật mới cũng như nâng cao trình độ quản lý, kiến thức về kinh tế thị trường, hiểu biết về hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, chính quyền địa phương có những định hướng, hỗ trợ đào tạo, tập huấn, cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thị trường, đối tác đầu tư kinh doanh, chính sách pháp luật Việt Nam và quốc tế có liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận, vay vốn phát triển kinh tế trang trại theo quy định của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn để tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển bền vững.

trang trại là sản xuất hàng hoá lớn nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trờng về các loại Nông-Lâm-Thuỷ sản, sản phẩm sản xuất ra là để bán. C. Mác đãnhấn mạnh Kinh tế trang trại bán đại bộ phận nông sản đợc sản xuất ra thị trờng, cán hộ nông dân thì bán ra mua càng ít bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.Nh vậy trình độ phát triển của kinh tế hộ nông dân chỉ dừng lại ở sản xuất hàng hoá phải tự cung tự cấp. Để có nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớnphải chuyển kinh tế hộ nông dân sang phát triển kinh tế trang trại.

2. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại.

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong vấn đề nông nghiệp thế giới, ngày nay trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếutrong nền nông nghiệp các nớc ở các nớc đang phát triển trang trại gia đìnhcó vai trò to lớn quyết định trong sản xuất nông nghiệp, ở đây tuyệt đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho xã hội đợc sản xuất ra từ các trang trạigia đình. ở nớc ta kinh tế trang trại mặc dù mới phát triển trong những nămgần đây. Song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế trang trại đã thể hiện khá rõ nét cả về mỈt kinh tÕ còng nh vỊ mỈt x· héi và môi trờng.- Về mặt kinh tế, các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phụcdần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao mặt khácqua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nôngthôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ vàhiệu quả các loại nguồn lực trong n«ng nghiƯp n«ng th«n so víi kinh tÕ n«ng hé.Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.- Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho5lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn ®Ị bøc xóc cđa n«ng nghiƯp n«ng th«n níc tahiƯn nay. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gơng cho các hộ nông dânvề cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh ... do đó phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổimới bộ mặt xã hội nông thôn nớc ta. - Về mặt môi trờng: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiếtthực và lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trờng, trớc hết là trong phạm khônggian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng . Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào việctrồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai - những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo vàbảo vệ môi trờng sinh thaí trên các vùng đất nớc .

Video liên quan

Chủ đề