Tại sao phải quản lý nhà nước về dân tộc

Mục lục bài viết

  • 1. Tìm hiểu quy định chung về quản lý nhà nước
  • 2. Khái niệm quan hệ giữa nhà nước và cá nhân
  • 3. Nội dung của quan hệ giữa nhà nước và cá nhân

1. Tìm hiểu quy định chung về quản lý nhà nước

Quản lí nhà nước là hoạt động thực thì quyển lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.

Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điểu hành, quản lí hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Quản lí tài sản là quá trình quản lí nhà nước bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đến khi đạt được hiệu quả thực tế, tạo thành một chu kì quản lí, liên tục nối tiếp nhau. Quản lí xuất hiện trong mọi tổ chức, tập thể có hoạt động chung.

Chủ thể quản lí nhà nước là cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, được sử dụng quyển lực nhà nước để quản lí. Pháp luật là công cụ chủ yếu của quản lí nhà nước. Đối tượng quản lí nhà nước là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong một quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của xã hội diễn ra trên từng lĩnh vực.

Quản lí nhà nước được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và được phân biệt với quản lí mang tính chất nội bộ một tổ chức xã hội, đoàn thể, đơn vị, xí nghiệp, một cộng đồng dân cư mang tính tự quản.

2. Khái niệm quan hệ giữa nhà nước và cá nhân

Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định với tư cách một cá thể, một thành viên của xã hội và được phân biệt với những thành viên khác của xã hội thông qua tính phổ biến và tính đơn nhất của cá nhân ấy. Tính phổ biến của cá nhân thể hiện ở chỗ cá nhân là con người, mang hai tính chất chung của con người là tính chất tự nhiên và tính chất xã hội. Cá nhân còn có tính đơn nhất bởi vì mỗi cá nhân có những phẩm chất riêng biệt thể hiện cái “tôi” của cá nhân. Nói tới cái “tôi” của cá nhân tức là nói đến nhân cách riêng của mỗi cá nhân - đó là sự tổng hợp các yếu tố sinh học, tâm lí, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng có của cá nhân, làm cho cá nhân tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh được mọi hoạt động của mình trong đời sống xã hội.

Bất cứ xã hội nào cũng được cấu thành bởi những con người cụ thể, tức là bởi các cá nhân cụ thể sống trong xã hội đó. Các cá nhân này sống và hoạt động trong những nhóm xã hội, tập đoàn xã hội, cộng đồng xã hội khác nhau (ví dụ: gia đình, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng...) và có quan hệ chặt chẽ với các tập thể xã hội đó. Mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội là quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng xã hội, mà giữa hai lợi ích này vừa có sự thống nhất vừa có mâu thuẫn. Có mâu thuẫn giữa hai lợi ích đó bởi vì mỗi cá nhân, bên cạnh có các lợi ích chung của cả cộng đồng, còn có những lợi ích riêng xuất phát từ nhiều nhu cầu khác nhau và các lợi ích riêng đó có thể chính đáng, phù họp với thuần phong mĩ tục của dân tộc và đạo đức xã hội, cũng có thể không chính đáng, đối lập với lợi ích chung và đạo đức xã hội. Là một hiện tượng lịch sử, quan hệ giữa cá nhân với xã hội luôn luôn vận động, biến đổi, phát triển và sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác.

Một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước so với thị tộc trong xã hội cộng sản nguyên thủy mà Ph. Ăngghen nêu ra trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (năm 1884), là nhà nước phân chia và quản lí dân cư theo lãnh thổ, không phân biệt huyết thống, tín ngưỡng, tôn giáo, chủng tộc, dân tộc, địa vị xã hội, giới tính... Điều đó chứng tỏ rằng, kể từ khi nhà nước ra đời thì quan hệ giữa nhà nước với dân cư thuộc quyền quản lí của nhà nước đã hình thành. Điều đó cũng có nghĩa là, kể từ khi nhà nước ra đời thì quan hệ giữa nhà nước với cá nhân cũng được hình thành.

Xét về nguồn gốc và bản chất của nhà nước thì nhà nước nảy sinh từ xã hội có giai cấp, cho nên nó vừa mang tính chất giai cấp (hay tính chất chính trị) vừa mang tính chất xã hội sâu sắc. Tính chất xã hội của nhà nước thể hiện rõ rệt trong mối quan hệ lệ thuộc vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau giữa nhà nước với xã hội. Nhà nước tồn tại và phát triển trong lòng xã hội, chịu sự chi phối của xã hội; ngược lại, xã hội cũng chịu tác động và sự ảnh hưởng trực tiếp từ nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực điều hành xã hội, quản lí xã hội bằng pháp luật. Xã hội là một cộng đồng những cá nhân, do vậy, thực chất của quan hệ giữa nhà nước với xã hội là quan hệ giữa tổ chức quyền lực chính trị với các cá nhân chịu sự tác động của tổ chức quyền lực chính trị ấy.

Từ những trình bày ở trên có thể định nghĩa, quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là sự liên hệ, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa tổ chức quyền lực chính trị với những con người cụ thể chịu sự tác động của quyền lực ấy.

3. Nội dung của quan hệ giữa nhà nước và cá nhân

Nội dung của mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân thể hiện ở sự tác động của nhà nước tới cá nhân và sự tác động của cá nhân tới nhà nước.

- Sự tác động của nhà nước tới cá nhân

Thực chất của sự tác động của nhà nước tới cá nhân là sự tác động của quyền lực nhà nước tới đối tượng của mình. Một trong những đặc trưng chủ yếu của nhà nước là nhà nước thiết lập và thực thi quyền lực công khai bao trùm lên toàn xã hội. Quyền lực nhà nước tác động tới mọi cá nhân trong xã hội thông qua bộ máy nhà nước và bằng các hoạt động của nhà nước trong xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.

Thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, nhà nước chuyển ý chí, lợi ích, nguyện vọng của mình thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với mọi cá nhân trong xã hội khi các cá nhân đó ở vào điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà nhà nước đã dự liệu từ trước. Nội dung của pháp luật luôn xác định những hành vi mà cá nhân được thực hiện, không được thực hiện và phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích và yêu cầu của nhà nước, của xã hội...; quy định những biện pháp tác động của nhà nước đối với những cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu của pháp luật.

Để pháp luật của nhà nước được tôn trọng và thực hiện đầy đủ trong xã hội thì nhà nước còn phải tiến hành tổ chức cho mọi cá nhân thực hiện pháp luật thông qua việc huy động sức người, sức của để đưa pháp luật vào cuộc sống; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi cá nhân để họ hiểu được pháp luật mà làm theo pháp luật.

Sự tác động của quyền lực nhà nước tới cá nhân còn được thể hiện thông qua hoạt động của nhà nước trong việc bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân. Thông qua việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với cá nhân vi phạm pháp luật, nhà nước vừa bắt buộc cá nhân vi phạm phải gánh chịu những tổn thất nhất định về vật chất, tinh thần, vừa giáo dục, răn đe, phòng ngừa chính cá nhân đã vi phạm và các cá nhân khác chưa vi phạm pháp luật, đồng thời khôi phục lại pháp luật như trước đây.

- Sự tác động của cá nhân tới nhà nước

Với tư cách là đối tượng tác động của quyền lực nhà nước, cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp luật. Tuy vậy, cá nhân không chịu sự tác động của quyền lực nhà nước một cách thụ động mà cũng tác động trở lại tới quyền lực nhà nước. Sự tác động đó có thể diễn ra một cách tích cực hoặc tiêu cực.

Sự tác động tích cực của cá nhân tới nhà nước diễn ra khỉ chính sách, pháp luật của nhà nước phản ánh được ý chí, lợi ích, nguyện vọng của tất cả các cá nhân hoặc chí ít là đa số các cá nhân trong xã hội. Trong trường hợp này, cá nhân luôn luôn ủng hộ, giúp đỡ nhà nước trong việc thực thi quyền lực nhà nước một cách chủ động, tự giác và sáng tạo dưới các hình thức như: kiến nghị về cải cách, đổi mới bộ máy nhà nước; thảo luận, phản biện chính sách, pháp luật; tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật và bảo vệ chính sách, pháp luật; tham gia quản lí nhà nước và xã hội...

Một khi chính sách, pháp luật của nhà nước không phù hợp với ý chí, lợi ích, nguyện vọng của tất cả các cá nhân hoặc số đông cá nhân frong xã hội thì cá nhân sẽ tác động tiêu cực tới nhà nước và chính sách, pháp luật của nhà nước, tìm mọi cách chống đoi nhà nước và chính sách, pháp luật của nhà nước.

Luật Minh Khuê (biên tập)

Hoàng Thị Thu
GV Khoa LLM-LN, TT HCM

Quản lý nhà nước về thực hiện chính sách dân tộc là một trong những nội dung quan trọng của quản lý và phân cấp quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Làm sao để thực hiện chính sách đáp ứng yêu cầu mục tiêu, nội dung đề ra trong lĩnh vực công tác dân tộc nếu không nói đến vai trò tiên quyết của hoạt động quản lý nhà nước. Nhằm phát huy những thành tựu mà cán bộ và nhân dân huyện Gio Linh đã đạt được, tôi xin tập trung phân tích, đánh giá một số nội dung cơ bản trong công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách dân tộc. Gio Linh là một huyện thuần nông của tỉnh Quảng Trị, nằm ở bờ Nam sông Bến Hải - con sông lịch sử đã trở thành huyền thoại trong trái tim của nhân dân cả nước và bạn bè năm châu. Đến nay, toàn huyện có 19 xã, 02 thị trấn, trong đó có 02 xã miền núi là Linh Thượng và Vĩnh Trường với 2.700 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều sinh sống. Từ khi tái lập huyện đến nay, vấn đề công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được Huyện ủy, Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong huyện đặc biệt quan tâm, xem đây là vấn đề có ý nghĩa then chốt trong việc xác định nguyên tắc cũng như chính sách của Đảng về vấn đề dân tộc. Những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân tộc, tạo thuận lợi cho đồng bào dân tộc yên tâm làm ăn sinh sống, tình hình kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, tham gia tích cực vào các phong trào, hoạt động xã hội, thực hiện tốt nếp sống văn minh ở khu dân cư, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng địa phương, nhất là trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Nhận thức được ví trí, tầm quan trọng của công tác dân tộc, lãnh đạo huyện tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc một cách sâu rộng trong toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là những cán bộ, đảng viên trực tiếp phụ trách công tác dân tộc. Trong đó đặc biệt đặc biệt nhấn mạnh việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ “Về công tác dân tộc” và Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17/01/2012 của Bộ Tư pháp và Ủy ban dân tộc “Về hướng dẫn, trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số”.  Qua đó, tạo sự chuyển biến về nhận thức và thống nhất hành động của hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân về vấn đề dân tộc và công tác thực hiện chính sách dân tộc, xác định nhiệm vụ trọng tâm “Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là công tác vận động quần chúng”.  Cụ thể hóa các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chỉ tính riêng trong năm 2016, UBND huyện đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo UBND xã Linh Thượng, Vĩnh Trường thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác dân tộc như: Công văn số 09/UBND-VX ngày 07/01/2016 “Về khảo sát nhu cầu đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số”; Công văn số 118/UBND-NC ngày 29/01/2016 “Về báo cáo tình hình vùng dân tộc thiểu số Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016”; Công văn số 703/UBND-VX ngày 04/7/2016 “Về việc cấp thẻ BHYT cho người dân tộc ở vùng khó khăn và bãi ngang ven biển, hải đảo”; Công văn số 734/UBND-VX ngày 01/7/2016 “Về việc báo cáo thực trạng đất sản xuất, quy hoạch quỹ đất sản xuất đồng bào dân tộc thiểu số”; Công văn số 956/UBND-NC ngày 08/9/2016 “Về việc báo cáo số liệu phục vụ công tác dân tộc”; Công văn số 968/UBND-NC ngày 15/9/2016 “Về cung cấp thông tin, số liệu phục vụ công tác dân tộc”; ban hành Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 28/3/2016 “Về triển khai Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020”. Với sự nỗ lực và quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách dân tộc được củng cố, tăng cường với hiệu lực, hiệu quả quản lý tăng lên và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. - Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc đã được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc ngày càng khởi sắc, sản xuất trên địa bàn 2 xã Vĩnh Trường, Linh Thượng đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bắt đầu hình thành các vùng chuyên canh, trang trại sản xuất hàng hóa tập trung. Đồng bào đã tích cực tiếp thu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm thâm canh, tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt (chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đều đạt và vượt bình quân khoảng 3% - 4%/năm).  - UBND huyện đã chủ động rà soát các chính sách, chương trình, dự án được đầu tư, đồng thời phối hợp với hệ thống chính chính trị cơ sở khảo sát thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc, đánh giá chất lượng, hiệu quả của từng dự án đã đầu tư. Qua chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình 135) đã phân bổ 2.460 triệu đồng tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất 540 triệu đồng cho 2 xã. Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn 2 xã đồng bào dân tộc, trong đó, tỉnh đã phân bổ 2.800 triệu đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng (xã Vĩnh Trường đã đầu tư xây dựng 02 nhà sinh hoạt cộng đồng với kinh phí 200 triệu đồng, xây dựng đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 500m, kinh phí 700 triệu đồng). Nhờ đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh được cải thiện đáng kể, mức sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. - Nhiều giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Vân Kiều được quan tâm, bảo tồn và phát huy, như khôi phục các lễ hội truyền thống, tổ chức Ngày hội văn hóa - nghệ thuật, thể thao ở địa bàn, tổ chức các hoạt động vui chơi chào mừng các ngày lễ lớn… Mạng lưới thông tin, văn hóa, thể thao nông thôn có sự phát triển nhanh, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Đến nay cả 2 xã đều đã có hệ thống loa truyền thanh đến thôn, có nhà văn hóa xã và sân thể thao. Bên cạnh đó, việc nghiêm túc triển khai thực hiện “Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020”, việc loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu nói chung và tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nói riêng đạt được kết quả cao. - Thực hiện Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số”, trong năm 2015, UBND huyện đã chỉ đạo, phối hợp với UBND 2 xã Linh Thượng và Vĩnh Trường tổ chức bầu chọn được 10 người có uy tín tại các thôn, bản, đồng thời thực hiện tốt các chính sách theo quy định, động viên các già làng, người có uy tín phát huy tốt vai trò trong cộng đồng dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đảm bảo an ninh nông thôn. - Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17/01/2012 của Bộ Tư pháp và Ủy ban dân tộc “Về hướng dẫn, trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số”, trên địa bàn đã có hàng trăm lượt người dân tham dự được tư vấn, giải đáp và hướng dẫn cách giải quyết các vướng mắc pháp luật cụ thể, được nghe về các nội dung pháp luật ở các lĩnh vực liên quan như đất đai, chế độ chính sách… do đó hiểu biết pháp luật của người dân được nâng cao, họ có điều kiện lựa chọn cách ứng xử phù hợp với pháp luật, chấp hành pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật. - Thực hiện Công văn số 307/UBND-VX ngày 04/7/2016 “Về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân tộc vùng khó khăn và bãi ngang ven biển, hải đảo”, tính đến thời điểm hiện nay đồng bào dân tộc ở 2 xã Vĩnh Trường, Linh Thượng đã được cấp phát thẻ bảo hiểm đạt 100%.  - UBND huyện cũng đã chỉ đạo các xã xây dựng, kiện toàn bộ máy, đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về dân tộc cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Công tác tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ huyện đến cơ sở được chú trọng, quan tâm. Do điều kiện đặc thù, cán bộ phụ trách công tác dân tộc hoạt động kiêm nhiệm, luân chuyển nhiều trong khi công tác quản lý nhà nước về dân tộc lại cần chuyên môn sâu, nên hàng năm huyện đều có kế hoạch cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về công tác dân tộc do tỉnh tổ chức nhằm đảm bảo về mặt nhận thức và kỹ năng, nghiệp vụ quản lý tôn giáo và kỹ năng vận động đồng dào dân tộc nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật, không vi phạm pháp luật. - Công tác kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc được Huyện ủy, UBND huyện tập trung chỉ đạo thực hiện. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, quản lý xây dựng, sản xuất, kiểm tra, xử lý vi phạm được triển khai thường xuyên. Bên cạnh đó, MTTQ huyện, các đoàn thể trên địa bàn 2 xã Vĩnh Trường, Linh Thượng cũng thường xuyên vận động người dân nói chung và đồng bào dân tộc nói riêng thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”.  Đặc biệt, năm 2015 huyện đã tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện các chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 1015 trên địa bàn huyện. Qua đó, tập trung đánh giá những mặt làm được, chưa làm được trong thực hiện các chính sách dân tộc thời gian qua, đồng thời đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh cần có các giải pháp khắc phục những mặt còn hạn chế để triển khai các chính sách dân tộc giai đoạn tới đạt kết quả cao hơn. Việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc một cách đồng bộ, đúng địa chỉ, đúng đối tượng đã góp phần vào kết quả thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011 - 2015. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách dân tộc vẫn còn nhiều khó khăn như: Công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc đạt hiệu quả chưa cao. Một bộ phận đồng bào dân tộc còn thiếu hiểu biết pháp luật, chính sách dân tộc, còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa chủ động nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống. Giữa các xã trên địa bàn huyện chưa có nhiều hình thức kết nghĩa, giúp nhau phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, tháo gỡ khó khăn. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ là người dân tộc thiểu số còn chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.  Từ thực tế đó có thể xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý nhà nước về thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Gio Linh thời gian tới cần tập trung một số nội dung sau:

Trước hết, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác dân tộc, xem việc thực hiện tốt các chính sách dân tộc của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy Đảng, tổ chức Đảng. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động và tổ chức đồng bào tích cực, chủ động tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phát huy dân chủ ở cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tích cực, chủ động xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Động viên đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, nhanh chóng hội nhập với sự phát triển chung của đất nước.


Hai là, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của vùng dân tộc và miền núi; vì vật, cần quan tâm đến chất lượng giáo dục miền núi, vùng dân tộc thông qua việc đầu tư mở rộng, nâng cấp trường phổ thông bán trú dân nuôi tại các xã; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện. Đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu tiên, chính sách cử tuyển cho con em các dân tộc thiểu số vào các trường đại học, cao đẳng. Có chính sách phù hợp trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ sau khi tốt nghiệp các trường.
Ba là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Các phòng, ban và các cấp ủy, chính quyền địa phương phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số về trình độ học vấn, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời có chính sách khuyến khích thu hút số trí thức trẻ mới ra trường về công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bốn là, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ “Về công tác dân tộc” và đặc biệt là Quyết định 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số”. Hàng năm, các cơ quan, ban ngành đoàn thể, UBND xã tham mưu UBND huyện tổ chức rà soát, đánh giá đưa ra khỏi danh sách người có uy tín (đối với những trường hợp người có uy tín đã qua đời, chuyển đi nơi khác…) đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã tổ chức họp thôn bình xét công nhận bổ sung người có uy tín của năm gửi Ban Dân tộc tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt. Tổ chức tặng quà Tết Nguyên đán, thăm hỏi người có uy tín ốm đau, từ trần; tổ chức hội nghị gặp mặt người có uy tín hàng năm; lựa chọn người có uy tín đi dự hội nghị cấp tỉnh, Trung ương; khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng cho người có uy tín tiêu biểu ... kịp thời động viên tinh thần và phát huy vai trò, trách nhiệm của người có uy tín trong cộng đồng.
Năm là, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất và đời sống, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, thôn, bản trong vùng; tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường; sản xuất, cung ứng cây con giống có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu về sản xuất nông nghiệp hàng hoá; xây dựng các mô hình sản xuất hàng hoá phù hợp với điều kiện thực tế của vùng.
Có thể nói vấn đề dân tộc, công tác dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Thực hiện tốt chính sách dân tộc chính là tạo thêm cơ sở, tiền đề, động lực để nhằm ổn định và phát triển bền vững huyện nhà trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự quan tâm của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền và các đoàn thể, công tác quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn huyện Gio Linh trong thời gian tới sẽ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ đề