Tại sao phải tiêm 2 mũi vắc xin covid

Cập nhật: 15:17 - 10/06/2022 | Lần xem: 1286

Cần phải tiêm nhắc vắc xin vì kháng thể bảo vệ có được sau khi tiêm đủ liều một loại vắc-xin có khả năng giảm dần theo thời gian. Với vắc xin phòng COVID-19, dù số ca tử vong và nhập viện do COVID-19 có xu hướng giảm, nhưng hiện nay các nước vẫn đang triển khai tiêm nhắc vắc vì khả năng miễn dịch theo thời gian cũng sẽ suy giảm.

Mũi vắc-xin tăng cường (hay còn gọi là mũi nhắc lại) là một phần quan trọng trong việc bảo vệ chúng ta khỏi bị bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19. Mũi nhắc lại của vắc-xin COVID-19 giúp tăng cường hoặc khôi phục khả năng bảo vệ có thể đã giảm theo thời gian sau khi tiêm liều cơ bản. (2)

Việc tiêm mũi nhắc lại lần 2 vắc-xin phòng COVID-19 được các nước triển khai dựa trên quan điểm, dù số ca tử vong và nhập viện do COVID-19 có xu hướng giảm, nhưng khả năng miễn dịch của con người theo thời gian cũng sẽ suy giảm, đặc biệt là ở người cao tuổi. Người lớn tuổi được hưởng lợi lớn từ mũi tiêm nhắc lần 2 do hệ thống miễn dịch lão hóa thường suy yếu và không tạo ra cùng một lượng hoặc cùng chất lượng kháng thể như ở người trẻ. Ngoài ra, người lớn tuổi thường có các vấn đề y tế khác, làm gia tăng nguy cơ chuyển biến nặng khi mắc COVID-19. (1)

Một số bằng chứng cho thấy việc tiêm nhắc vắc-xin COVID-19 lần 2 mang lại lợi ích cao nhất cho những người có nguy cơ mắc bệnh nặng. Các nghiên cứu từ Israel cho thấy hiệu quả tương đối của vắc-xin ở những người từ 60 tuổi trở lên khi tiêm mũi nhắc lại lần 2 so với liều nhắc lại lần 1 được tiêm cách đây ≥4 tháng là 68% (KTC 95%, 59-74) đối với việc nhập viện liên quan đến COVID-19 và hiệu quả 74% (KTC 95%, 50-90) chống lại tử vong liên quan đến COVID-19. Một nghiên cứu thứ hai ở Israel ở những người ≥60 tuổi cho biết lợi ích gia tăng từ liều nhắc lại lần 2, cụ thể khả năng chống lại nhiễm trùng đạt đỉnh điểm vào 3 tuần sau khi tiêm vắc-xin, với hiệu quả vắc-xin tương đối là 64% (KTC 95%: 62,0-65,9) so với sau tiêm liều nhắc lại lần 1. Hiệu quả tương đối của vắc-xin chống lại nhiễm trùng giảm xuống 29,2% (KTC 95%: 17,7-39,1) sau 10 tuần. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ chống lại COVID-19 nặng được duy trì ở mức cao (> 73%) trong suốt 9 tuần theo dõi. (4)

Mũi vắc-xin tăng cường (hay còn gọi là mũi nhắc lại) là một phần quan trọng trong việc bảo vệ chúng ta khỏi bị bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19.

Mũi nhắc lại của vắc-xin COVID-19 có thể giúp tăng cường sự bảo vệ hoặc khôi phục khả năng bảo vệ có thể đã giảm theo thời gian sau khi tiêm liều cơ bản.

Chúng ta được bảo vệ tốt nhất khỏi COVID-19 nặng, phòng ngừa trước nguy cơ xuất hiện mới biến thể của SARS-CoV-2, ngăn đại dịch quay trở lại khi tuân thủ đúng lịch tiêm được khuyến cáo, bao gồm cả những mũi tiêm nhắc lại. [2]

Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng đã triển khai việc tiêm ngừa liều nhắc lại lần 2 cho người dân. Vào 3/2022, FDA và CDC Hoa Kỳ cũng đã đưa ra khuyến cáo tiêm mũi nhắc lại lần 2 cho tất cả người lớn từ 50 tuổi trở lên, cũng như bất kỳ người nào bị suy giảm miễn dịch từ 12 tuổi trở lên. Mũi tiêm nhắc lại thứ hai này nên được thực hiện ít nhất 4 tháng sau mũi tiêm nhắc lại đầu tiên.(4)

Tại châu Âu, các nước: Đức, Đan Mạch, Anh, Hungary, Thụy Điển… đều đã xúc tiến chiến dịch tiêm phòng mới, thậm chí xem xét mở rộng nhóm đối tượng được tiêm để ứng phó với số ca nhiễm đang tăng nhanh. Ví dụ cụ thể như tại Úc, Cơ quan Y tế của nước này cũng đã đưa ra các khuyến cáo đối với liều nhắc lại thứ 2 ít nhất 4 tháng sau liều nhắc lại đầu tiên với những trường hợp sau: Người từ 65 tuổi trở lên, những người thổ dân và cư dân đảo Torres từ 50 tuổi trở lên, những người từ 16 tuổi trở lên mắc các bệnh mãn tính, cấp tính làm tăng nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 v.v. Tại châu Á, Hàn Quốc, Singapore, Campuchia, Lào cũng có những động thái tương tự. Lào từ ngày 24/3 đã bắt đầu triển khai tiêm liều vắc-xin thứ 4 ngừa COVID-19 cho các nhóm ưu tiên và người từ 18 tuổi trở lên. Hàn Quốc triển khai tiêm mũi thứ 4 vắc-xin COVID-19 từ cuối tháng 2/2022 (3)

Hoài Thương - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh

Nguồn tham khảo:

[1] //ncov.vnanet.vn/tin-tuc/nhieu-quoc-gia-da-trien-khai-tiem-mui-vaccine-thu-4-phong-covid-19/162467d5-81f8-404e-b4fd-54d0a267d019

[2] //www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/booster-shot.html#second-booster

[3] //www.health.gov.au/initiatives-and-programs/covid-19-vaccines/advice-for-providers/clinical-guidance/clinical-recommendations

[4] //www.health.gov.au/news/expanded-atagi-recommendations-on-winter-covid-19-booster-doses-for-people-at-increased-risk-of-severe-covid-19

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, hầu hết các loại vaccine COVID-19 hiện nay cần được tiêm hai liều cách nhau vài tuần. Các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vaccine đã bắt đầu hình thành sau khi tiêm liều thứ nhất, nhưng liều tiêm thứ hai sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó, giúp bảo vệ bạn mạnh hơn, kéo dài hơn.

"Vì vậy, hãy tiêm liều thứ hai theo đúng lịch trình khuyến cáo"- WHO khuyến cáo. 

Tại Việt Nam, hiện có 5 loại vaccine COVID-19 đang được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân theo đối tượng ưu tiên gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Nhà sản xuất các loại vaccine này đều khuyến cáo cần tiêm đủ 2 mũi.

Theo Bộ Y tế, khuyến cáo của nhà sản xuất cho thấy khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vaccine là khác nhau. Cụ thể: Vaccine AstraZeneca: từ 8 - 12 tuần; vaccine Sputnik V: 3 tuần; vaccine Pfizer: 3 tuần; vaccine của Sinopharm: 3 - 4 tuần và vaccine Moderna là 28 ngày.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam hiện nay, việc tiêm mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 đang gặp rất nhiều khó khăn.

Số liệu mới nhất từ Bộ Y tế cho thấy trong ngày 20.8 có 190.681 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 16.494.665 liều. Trong đó tiêm 1 mũi là 14.787.599 liều, còn số lượng tiêm mũi 2 là 1.707.066 liều.

Thực tế cho thấy có nhiều người đã bị quá hạn tiêm mũi 2 một vài tháng so với khuyến cáo của các hãng sản xuất vaccine và WHO. Người dân cần phải làm gì nếu tình trạng khan hiếm vaccine COVID-19 tiếp tục diễn ra?

TS Đặng Thị Thanh Huyền- Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) - cho hay, những khuyến cáo về mốc thời gian (khoảng cách giữa hai mũi tiêm) mà nhà sản xuất đưa ra là mốc lý tưởng nhất, trong bối cảnh dồi dào và sẵn nguồn vaccine.

"Còn trong tình trạng thiếu vaccine như hiện nay ở Việt Nam, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến hiệu lực của vaccine. Người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vaccine"- TS Huyền khẳng định. 

Theo TS Huyền, hiện nay chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu. Việc tiêm vaccine chậm hơn so với khuyến cáo này đã từng xảy ra với nhiều loại vaccine khác ở trẻ nhỏ. Việc chậm trễ tiêm vaccine COVID-19 trong một khoảng thời gian nhất định, đến mũi tiêm sau vẫn tiếp tục duy trì hiệu quả của vaccine.

"Trong bối cảnh nguồn cung vaccine COVID-19 không dồi dào, người dân đã tiêm mũi 1 cần kiên nhẫn, chờ đến lượt được thông báo đi tiêm mũi 2. Khi được tiêm mũi 1 là bạn đã được bảo vệ ở một mức độ an toàn nhất định", TS Huyền nói. 

Khi bạn đã tiêm vaccine phòng COVID-19, nguy cơ khiến bệnh nặng, phải nhập viện (nếu nhiễm) giảm đi rất nhiều, lên tới 90%.

Tuy nhiên, TS Huyền cũng khẳng định người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K sau khi tiêm vaccine COVID-19 bởi khả năng lây lan bệnh cho người khác sau tiêm vaccine vẫn tồn tại. 

Nguồn: Bộ Y tế

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Thành phần quan trọng trong vắc xin Novavax là một loại protein được gọi là gai protein tái tổ hợp SARS-CoV-2. Vắc xin cũng chứa chất tăng cường có nguồn gốc thực vật để tăng cường hệ miễn dịch, muối, đường và axit.

Thuốc vắc xin không chứa: sản phẩm thịt lợn, trứng, mủ, các sản phẩm từ máu, tế bào vi rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch chip điện tử. Thuốc vắc xin không chứa tế bào từ bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • Gai protein tái tổ hợp SARS-CoV-2

Lipid (Chất Béo)

  • Cholesterol
  • Phosphatidylcholine

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • Phần A (Fraction-A) và Phần C (Fraction-C) của chiết xuất Quillaja saponaria Molina (nguồn gốc thực vật)
  • Disodium hydrogen phosphate heptahydrate
  • Disodium hydrogen phosphate dihydrate
  • Polysorbate-80
  • Potassium chloride (muối ăn thông thường)
  • Potassium dihydrogen phosphate (muối ăn thông thường)
  • Sodium chloride (muối ăn cơ bản)
  • Sodium dihydrogen phosphate monohydrate
  • Sodium hydroxide hoặc hydrochloric acid
  • Nước

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • (4-hydroxybutyl) azanediyl) bis (hexan-6,1-diyl) bis (2- hexyldecanoat)
  • 2 - [(polyetylen glycol) -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol (PEG) 2000 dimyristoyl glycerol (DMG)
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD)
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Video liên quan

Chủ đề