Tại sao phòng phẫu thuật lại lạnh

Tôi xin kể câu chuyện của mình để chia sẻ với các mẹ cảm giác trải qua cuộc mổ đẻ là như thế nào.

Trong suốt thời kỳ mang bầu bé Sóc tôi rất khỏe mạnh, cân nặng tăng bình thường nên tôi luôn sẵn sàng tâm lý sẽ sinh thường để tốt nhất cho con. Thế nhưng gần đến ngày sinh, tôi bỗng dưng bị mất ngủ. Tôi vào nhiều diễn đàn trên mạng thì thấy rất nhiều mẹ chia sẻ về chuyện phải mổ đẻ vì gặp khó khi sinh. Bất giác tôi lo lắng khi nghĩ đến bản thân mình.

Sáng thứ 7 hôm ấy, tôi bị vỡ ối tại nhà dù còn 1 tuần nữa mới tới ngày dự sinh. Chị chồng và chồng vội vàng đưa tôi vào bệnh viện.

Cảm giác đau đẻ thật kinh khủng. Đau như cắt từng khúc xương. Mỗi lần bác sĩ vào khám lại nói “2 phân, chờ thêm nhé". Tôi đau bụng dồn dập từ 9h sáng đến 12h trưa đã thấy khổ sở vô cùng mà mới mở được hai phân? Chờ bao giờ đến 8 phân, 10 phân để đẻ bây giờ.

Nằm không được, ngồi không xong, tôi đứng vịn giường và cố gắng lê từng bước chân, hít thở chịu đựng cái đau để chờ đẻ.

Đầu giờ chiều, cả nhà sốt sắng vì thấy tôi đau quá, đau đến kiệt sức. Khi chị bác sĩ vào khám thì vẫn chưa đẻ được, phải chờ thêm. Tôi gần như cầu xin chị cho tôi mổ đẻ nhưng chị vẫn động viên cố gắng chờ thêm chút nữa.

Cuối cùng, bác sĩ trưởng khoa ra khám và dặn chờ thêm 1 tiếng nữa nếu không đẻ thường được thì sẽ mổ vì vỡ ối sớm rồi.

Khoảnh khắc mổ đẻ  (ảnh minh họa)

1 tiếng trôi qua dài như bất tận với những cơn đau, tôi được bác sĩ truyền dịch, tử cung bắt đầu mở được 4cm nhưng vẫn không đẻ thường được. Tôi kiệt sức trên bàn đẻ và câu cuối cùng tôi nghe được từ bác sĩ đó là đưa vào phòng mổ ngay.

Như người đuối nước vớ được cọc, cả cơ thể nhẹ bẫng, chân không còn cảm giác, tôi hết cảm giác đau sau liều thuốc gây tê. Khuôn mặt tôi cách bác sĩ phẫu thuật một tấm rèm, tôi lơ mơ thấy có người ấn bụng mình. Tôi cứ nghĩ thời gian gây tê đến lúc mổ phải 30 phút là ít, nhưng chỉ vài phút thôi tôi đã thấy óp ép ở bụng dưới. Chị y tá đứng cạnh hỏi tôi nhiều câu đại khái thấy thế nào, có mệt không... Tôi không nói được gì chỉ gật đầu. Mãi sau này tôi mới biết chị ấy hỏi để tôi quên không ngủ.

Tôi láng mang nghe tiếng khóc chào đời của con trẻ và bác sĩ nói cháu là bé trai. Cháu được đưa ra bàn sơ sinh ngang với bàn mổ của tôi. Tôi nhìn rõ con trai mình. Chị bác sĩ đưa cho hai mẹ con tôi chạm da nhau rồi đưa cháu đi.

Sau khi khâu vết mổ, nhân viên y tế đưa tôi sang phòng hậu phẫu. Đây mới thực là nơi khiến tôi sợ hãi. Lúc này phòng hậu phẫu chỉ có tôi và 4 người khác. 4 bệnh nhân này đều là người được phẫu thuật gây mê, chỉ có tôi là gây tê.

Khi một người thoát mê, tiếng ho bật lên khùng khục, bác sĩ liên tục gọi “Minh này, Minh mở mắt ra xem nào, Minh ơi, Minh ơi…”. Trong khi đó, toàn thân tôi cảm giác lạnh toát, chân và tay run lên cầm cập, run tới mức cả chiếc cáng dường như cũng rung theo. Tôi sợ hãi nghĩ về cái chết.

Ngước mắt nhìn đồng hồ, lúc này mới 4h chiều, bác sĩ nói tôi ở đây tới 8h tối mới được chuyển ra phòng thường. Hai hàng nước mắt tôi cứ lăn dài trên má mong chờ tới giây phút ôm con vào lòng.

Trong 4 tiếng đồng hồ, một chốc lại có cáng đẩy vào phòng hậu phẫu: người mổ đẻ, người mổ u xơ, người chọc trứng…

Cạnh giường tôi cũng là một chị vừa mổ đẻ. Chị bị dị ứng thuốc gây tê. Chị liên tục kêu lạnh, vừa khóc vừa xin chăn đắp. Đắp thêm 1 cái chăn rồi 2 chăn vẫn chưa đủ, chị ấy lại gọi “bác sĩ ơi cứu em, em lạnh quá...”. 

Có lẽ, ở phòng hậu phẫu lúc này tôi là tỉnh táo nhất. Tôi không thể ngủ được và lúc nào cũng sợ hãi. Tôi sợ ngủ đi mình sẽ không tỉnh lại nữa. Mỗi khi có bệnh nhân thoát mê, người tôi lại run lên.

Tôi nghĩ tới những người sinh thường, sinh xong là được nằm ôm con còn tôi thì nằm một mình nơi phòng hậu phẫu lạnh lẽo. Cứ nghĩ tới con trai, tôi lại nhìn chiếc đồng hồ ở góc phòng hồi sức. 8h tối đã đến nhưng tôi vẫn chưa thể về với con vì cáng tôi nằm góc trong cùng phòng hậu phẫu, phải đợi nhân viên y tế đưa hết bệnh nhân phía ngoài ra. Vậy là đến 10h tối tôi mới nghe được cuộc điện thoại của nhân viên y tế gọi cho chồng vào cửa phòng đón tôi.

Khi ra khỏi phòng hậu phẫu, nhìn thấy chồng và chị chồng, tôi bật khóc tu tu tưởng như mình vừa thoát cửa tử. Đến giờ Sóc đã được 3 tuổi mà cảm giác của ngày hôm đó vẫn luôn khiến tôi rùng mình. Khoảnh khắc sợ hãi nhất không phải là lúc “ăn dao” mà chính là lúc nằm trong phòng hậu phẫu.

Vũ Kim Oanh (Hà Nội)

Trong thiết kế bệnh viện, khu vực phẫu thuật và đặc biệt là phòng mổ được xem như trái tim của công trình. Tiêu chuẩn thiết kế phòng mổ bệnh viện luôn là vấn đề được quan tâm và giám sát chặt chẽ. Bởi vậy, quyết định 34/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế về tiêu chuẩn thiết kế khoa phẫu thuật bệnh viện đa khoa đã đưa ra những tiêu chuẩn áp dụng trong xây dựng, thiết kế, thẩm định các khoa phẫu thuật. Quyết định này được áp dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung ương trong phạm vi cả nước. Vậy yêu cầu chung về tiêu chuẩn thiết kế phòng mổ là gì? Các tiêu chuẩn phòng mổ cụ thể? Hãy cùng tìm hiểu và liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có nhu cầu nhé!

1. Yêu cầu chung về tiêu chuẩn thiết kế phòng mổ?

1.1 Yêu cầu về vị trí địa lý

Tiêu chuẩn phòng mổ thường được đặt ở trung tâm nơi có các điều kiện tốt nhất về điều kiện môi trường và cơ sơ hạ tầng. Vị trí này nằm gần các khu vực liên quan khác của bệnh viện như khu chăm sóc tích cực, khu xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh… Điều này giúp thuận tiện trong vận chuyển, đi lại của bác sĩ và người bệnh. Đồng thời nằm ở cuối hành lang để hạn chế và dễ dàng kiểm soát số người qua lại.

Xem thêm:  Phòng Sạch Bệnh Viện  .  Tư Vấn Phòng Sạch Phòng Mổ  .  Phòng mổ áp lực âm  .  Kiểm soát nhiễm khuẩn phòng mổ  .  Số lần trao đổi gió trong phòng sạch

1.2 Yêu cầu về kích thước

Tiêu chuẩn thiết kế phòng mổ yêu cầu diện tích tối thiểu là 36 m2, chiều cao (từ sàn tới trần) không thấp hơn 3,1 m. Nên thiết kế phòng mổ trong theo hình vuông hoặc hình chữ nhật, ở các góc thiết kế vát 45 độ để tránh góc khí quẩn giúp cho việc lưu thông không khí. Càng hạn chế tối đa các góc cạnh trong không gian phòng mổ thì càng đảm bảo vệ sinh vô trùng. Đồng thời tạo môi trường thuận tiện cho các kỹ thuật viên làm việc. Các tủ thiết bị có thể thiết kế âm tường để giảm góc cạnh và tạo không gian.

1.3 Yêu cầu khác

Trong khoa phẫu thuật của bệnh viện, tiêu chuẩn phòng mổ cần đảm bảo đầu tiên và tiên quyết là tuân theo quy tắc một chiều, đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối. Cần bố trí 2 cửa cho phòng mổ: một cửa chính vào và một cửa phụ.

Ngoài ra, việc phân luồng sự di chuyển ở hành lang sạch – bẩn, đi lại của bác sĩ – người bệnh… cũng cần tuân theo tiêu chuẩn xây dựng phòng mổ về sạch bẩn một chiều để đảm bảo sự vô trùng tuyệt đối.

Thiết bị phòng mổ

2. Yêu cầu về giải pháp kỹ thuật

2.1 Tiêu chuẩn vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, số lần luôn chuyển không khí)

Tiêu chuẩn nhiệt độ phòng mổ yêu cầu cần duy trì nhiệt độ phòng nằm trong khoảng 21oC – 26oC. Độ ẩm của phòng mổ đạt 60 – 70% với số lần luôn chuyển không khí: 15 – 20 lần/giờ.

2.2 Tiêu chuẩn điện phòng mổ

Tiêu chuẩn phòng mổ yêu cầu điện trong phòng phải được cung cấp đầy đủ, liên tục 24 tiếng một ngày. Ngoài ra, phải có nguồn dự để tự động cấp điện lại sau 5 giây và hệ thống nối đất riêng. Hệ thống điện chiếu sáng phải đảm bảo yêu cầu về độ rọi tối thiểu của ánh sáng và  độc lập với hệ thống điện động lực cấp cho các thiết bị. Ngoài nguồn điện 2 pha thông thường, cần bố trí thêm nguồn cấp điện 3 pha để sử dụng các thiết bị đặc biệt. Vì các thiết bị y tế sử dụng trong phòng mổ chủ yếu là các thiết bị nhập khẩu từ các nước: Anh, Mỹ, Đức, Nhật… có ổ cắm khác nhau.

2.3 Tiêu chuẩn không khí, khí sạch phòng mổ

Tiêu chuẩn về không khí trong phòng mổ là đặc trưng cơ bản khi xây dựng, thiết kế bệnh viện. Bởi vì hệ thống thông khí giúp đảm bảo sự sống còn của người bệnh thông qua việc đảm bảo độ vô trùng tối đa. Hệ thống cung cấp khí sạch trong phòng mổ luôn yêu cầu chiều cao thông thủy lớn. Tiêu chuẩn không khí phòng mổ quy định, khí sạch áp lực trong các phòng mổ cần tuân theo cấp độ sạch 100.000. Khí sạch áp lực dương hay được sử dụng hơn, áp dụng cho các phòng mổ thông thường. Còn khí sạch áp lực âm thường sử dụng cho các phòng mổ đặc biệt cách ly và nhiễm.

Hệ thống khí sạch áp lực dương được thiết kế bao gồm 3 phần:

– Thiết bị tiệt trùng khí tiền xử lý bằng tia UV: tia UV giúp hiệu quả thanh trùng không khí cao hơn rồi được chuyển đến bộ lọc khí Hepa filter.

– Bộ lọc không khí Hepa filer: ngăn chặn được 99,9% các hạt có đường kính 0,3 µm, đảm bảo không khí trong phòng mổ luôn đạt độ sạch nhất.

– Bộ tạo áp suất dương: giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, đồng thời cung cấp thêm oxy cho các ca mổ kéo dài hay có nhiều người tham gia.

2.4 Tiêu chuẩn hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng trong phòng mổ

Tiêu chuẩn phòng mổ quy định hệ thống chiếu sáng phòng mổ tuân theo tiêu chuẩn đối với khu vô trùng là sử dụng ánh sáng nhân tạo. Hệ thống chiếu sáng cần được phân chia thành chiếu sáng tổng thể và chiếu sáng cục bộ. Chiếu sáng tổng thể là ánh sáng từ hệ thống đèn âm trần hoặc hệ đèn ở góc. Chiếu sáng cục bộ là ánh sáng lấy từ đèn mổ (đèn không hắt bóng) được bố trí thuận tiện, dễ dàng xoay chuyển và điều chỉnh tiêu cự sáng và độ sáng. Tổng độ rọi từ các hệ thống chiếu sáng trong phòng mổ khoảng 300 – 700 lux.

Tuy tiêu chuẩn thiết kế không yêu cầu cầu về tiêu chuẩn bồn rửa tay phòng mổ, khu vực phòng mổ vẫn cần có hệ thống nước rửa tay và bồn rửa tay tiệt trùng. Vì các kỹ thuật viên bắt buộc phải rửa tay, thực hiện các bước rửa tay trước khi vào phòng mổ. Phải có hệ thống liên lạc nội bộ, kết nối trực tiếp đến cán bộ quản lý, các khu vực có liên quan… hoặc truyền hình trực tiếp đến phòng hội trẩn khi cần thiết.

Tiêu chuẩn phòng mổ là một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất cần đảm bảo trong quá trình xây dựng và thiết kế bệnh viện. Do đó, những hiểu biết về tiêu chuẩn phòng mổ sẽ giúp nhân viên y tế và người bệnh tạo dựng môi trường phẫu thuật an toàn, hiện đại, đạt chuẩn.

Bạn đang có nhu cầu về xây dựng phòng mổ? Hay đơn giản chỉ là muốn hiểu, biết về tiêu chuẩn phòng mổ trong bệnh viện? Đừng ngại ngần, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để INTECH là người đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn!

Video liên quan

Chủ đề