Tại sao rắn thích mùi sữa mẹ

Nhiều người đã vô cùng sợ hãi khi chứng kiến cảnh tượng con trăn to lớn bò vào nhà dân rồi "ngửi" em bé trên võng.

  • Nghe con gái lớn hét: "Em nôn ra máu", bà mẹ tức tốc mang con vào bệnh viện rồi kinh hoàng nghe bác sĩ nói nguyên nhân tử vong
  • Ngủ chung giường với con, bà mẹ kinh hoàng phát hiện con trai 1 tháng tuổi không động đậy

DailyMail dẫn lại một đoạn video trích xuất từ camera an ninh của một gia đình tại Bến Tre vào 10h27 sáng ngày 7/12/2020 sẽ không khỏi khiến người xem phải sởn da gà. Trong video đó ghi lại cảnh một bà mẹ đang đưa võng ru con ngủ thì bất ngờ phát hiện một "vị khách" đáng sợ.

Một con trăn to lớn đã âm thầm bò từ cửa vào rồi ngóc đầu lên về phía em bé như đang ngửi mùi, lúc này người mẹ vẫn mải mê ru con nên không để ý xung quanh. Một lát sau, người mẹ mới hốt hoảng đến té ngửa và nhanh chóng bế con qua phòng khác để thoát khỏi con trăn.

Trăn ngóc đầu ngửi em bé khiến mẹ hốt hoảng bế con bỏ chạy

Con trăn vẫn nán lại một lúc rồi mới quay đầu bò ra ngoài theo hướng mà nó đã vào, rất tiếc chất lượng đoạn phim quá thấp nên rất khó để xác định đây là con trăn gì? Nhiều người cho rằng rắn hay trăn rất thích mùi trẻ sơ sinh, mùi sữa mẹ và thường bò vào nhà gia đình có trẻ nhỏ.

Vậy thực hư chuyện trăn hay rắn thích mùi của trẻ sơ sinh là như thế nào?

Chỉ tính riêng nước ta cũng có rất nhiều trường hợp rắn tấn công bé sơ sinh và thậm chí như trường hợp bé 22 ngày tuổi ở Hà Tĩnh bị rắn cạp nia cắn tử vong ngày 8/1/2020. Điều đó khiến nhiều người tin rằng rắn rất thích mùi của trẻ em.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Quảng Trường, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật khẳng định trên báo Vietnamnet, thông tin này không chính xác. Ông cho rằng trong tổng số hơn 300 loài rắn ở nước ta thì tất cả đều có khứu giác kém phát triển, không ngửi được mùi.

Ông cũng khẳng định việc rắn thích mùi sữa mẹ như những lời đồn đại là không có cơ sở khoa học, đồng thời bác bỏ luôn cách đuổi rắn dân gian như trồng các loại cây có tinh dầu (sả, củ kiệu, nén, cây lan tỏi...) để đuổi rắn là vô tác dụng vì chúng không ngửi được mùi.

Rắn liệu có thích mùi sữa. Ảnh: Wiki

Đa số các loại rắn và trăn đều có thị lực kém phát triển, thay vào đó chúng sử dụng chiếc lưỡi để lần theo vị trí con mồi. Chiếc lưỡi này sẽ giúp cảm thụ các phân tử hóa học trong không khí hay thậm chí trên mặt đất, dưới nước.

Ngoài ra đối với các loài rắn độc như rắn đuôi chuông, copperhead hay cả các loài trăn còn có một bộ phận có tên pit hole (hố má) ở gần mắt giúp chúng 'nhìn' thấy con mồi thông qua nhiệt độ của nạn nhân so với môi trường.

Thế nhưng khả năng khứu giác của rắn lại nhạy cảm với các chấn động hơn là mùi vị, tóm lại việc rắn hoặc trăn thích mùi sữa mẹ và bò vào các gia đình có trẻ con là lời đồn không hề có cơ sở khoa học.

Em bé chập chững tập đi bị ngã dúi dụi làm ai nấy xót xa, nhưng thái độ của ông bố khiến dân mạng người khen kẻ chê

Nhắc đến các loài động vật có nọc độc gây chết người tại chỗ thì không thể không nhắc đến loài rắn. Chúng là một loài bọ sát cực kì nguy hiểm và có hại cho con người cũng như các loài động vật khác. Nhiều người đồn đoán rắn thích mùi sữa mẹ hay mùi sữa nên chúng thường tấn công vào các bé sơ sinh. Vậy thực khư chuyện này có đúng hay không. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Bạn đang xem: Rắn thích mùi sữa mẹ có đúng không? Cách xử lý hiệu quả

Rắn thích mùi sữa mẹ có đúng không

Vì không ngửi được mùi nên thông tin rắn thích mùi sữa mẹ là không chính xác. TS Trường cho biết, Việt Nam có hơn 300 loài rắn, trong đó có khoảng 60 loài rắn độc, độc nhất là cạp nong, cạp nia, kế đó là hổ mang, rắn lục… song khứu giác của rắn không phát triển, không ngửi được mùi. Mắt cũng kém phát triển.

Do rắn không ngửi được mùi nên TS Trường khẳng định rắn thích mùi sữa mẹ là bất hợp lí, tất cả những phương pháp lan truyền như trồng sả, trồng củ kiệu, cây lan tỏi… để đuổi rắn là vô tác dụng. Rắn thường hoạt động vào ban đêm, riêng cạp nong, cạp nia sống gần dân, thích bụi rậm nên rất dễ chui vào các gia đình.

“Cạp nong, cạp nia là loài rắn rất độc, nọc độc phát tác rất nhanh, tác động ngay đến hệ thần kinh trung ương, gây suy hô hấp nên trẻ sơ sinh khi bị loài rắn này cắn rất khó cứu nếu không có máy trợ thở ngay bên cạnh”, TS Trường cho hay. Để cứu được tính mạng khi bị rắn cạp nia cắn, người bệnh cần được cấp cứu tại các cơ sở y tế trong vòng 3 tiếng đầu tiên bằng cách trợ thở, tiêm huyết thanh kháng nọc.

Cách phòng tránh và cứu trị khi bị rắn cắn

TS Trường cho biết, để phòng tránh rắn vào nhà gây hại cho người và vật nuôi, người dân cần phát quang bụi rậm quanh nhà, làm lưới ngăn, khi ra ngoài cần có đèn chiếu sáng, tránh bụi rậm, trước khi ngủ cần soi gầm giường, không ngủ trên nền nhà và cần ngủ mắc màn.

Để cứu được tính mạng khi bị rắn cạp nia cắn, người bệnh cần được cấp cứu tại các cơ sở y tế trong vòng 3 tiếng đầu tiên bằng cách trợ thở, tiêm huyết thanh kháng nọc.

“Mỗi loại rắn độc có một loại huyết thanh kháng nọc khác nhau. Để cứu bệnh nhân, bác sĩ phải xác định đúng loài rắn gây ra vết thương. Vì vậy, khi người dân bị rắn độc cắn, nếu đập được rắn cần mang theo, nếu không, cần mô tả chi tiết màu sắc cho bác sĩ, từ đó giúp bác sĩ nhận diện được từng loài rắn độc, tránh mất thời gian kiểm tra vết cắn hay phải thử từng loại huyết thanh”, TS Trường khuyến cáo.

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai, hầu hết các trường hợp bị rắn độc cắn, nọc độc sẽ gây liệt cơ, dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp đến viện trễ do người dân loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu như chích hút nọc đọc, đắp lá… đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) mới đưa bệnh viện, lúc này điều trị rất khó khăn và tốn kém. Khi không may bị rắn cắn, BS Nguyên khuyến cáo, người dân tuyệt đối không tự ý chữa bằng các phương pháp chưa có cơ sở khoa học.

Article post on: suanoncolosence.com

Cách tránh rắn vào nhà bằng lối sống

Rắn không khác gì với mọi sinh vật khác như chuột, gián… Chỉ đơn thuần là tìm kiếm thức ăn và một nơi an toàn để sinh sống. Bước đầu tiên trong việc giữ rắn tránh xa ngôi nhà của bạn là kiểm soát các yếu tố thu hút chúng đến ngay từ đầu:

  • Nếu nhà bạn có những đống củi ở sân hay vườn hay giữ tất cả các đống củi lên khỏi mặt đất bằng cách kê lên cao.
  • Duy trì độ cao của cỏ cũng rất quan trọng, thường xuyên dọn cỏ cao. Điều này cũng sẽ giúp kiểm soát chuột và côn trùng khác.
  • Kiểm tra và bịt kín bất kỳ kẽ hở nào xung quanh móng nhà của bạn để giữ rắn vào bên trong.
  • Lắp đặt lỗ thông hơi và bịt kín các khe hở xung quanh hệ thống ống nước đang đi vào hoặc ra khỏi nhà bạn.
  • Rắn có bò lên tường được không? Bạn cũng nên để ý những bức tường, có trường hợp rắn bò lên tường để vào sân vườn, nhưng thường vẫn là chui qua những lỗ hổng.
  • Hiện nay có một số loại thuốc đuổi rắn, bạn nên tham khảo trên những trang trao đổi kinh nghiệm để biết được mua thuốc đuổi rắn ở đâu nhé.
  • Loại bỏ cỏ dại, những đống mảnh vụn và bất kỳ khu vực nào khác mà rắn có thể ẩn nấp.

Loại bỏ nguồn thức ăn của rắn, rắn thích ăn những côn trùng và những động vật nhỏ. Nếu bạn có thể loại bỏ thành công loài gặm nhấm và côn trùng, thì chẳng còn lý do nào nó vào nhà bạn. Bạn cũng nên xử lý chuột bằng thuốc chống chuột ngoài trời. Điều này rất quan trọng trong cách để rắn không bò vào nhà vĩnh viễn.

Ngoài ra bạn có thể xua đuổi côn trùng bằng tây, có thể tham khảo ngay cách trồng củ hành tây trong cốc nước các chất khí phát ra từ hành có mùi kích thích và nặng và khiến côn trùng sẽ biến mất.

Cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn

Sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu ngay, tiến hành trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.

Mục tiêu của sơ cứu

  • Loại bỏ bớt nọc độc và làm chậm sự dịch chuyển của nó từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể.
  • Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế.
  • Không gì hại thêm cho bệnh nhân.
  • Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, ngăn chặn và xử trí sớm các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.

Các bước sơ cứu nên làm

  • Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm
  • Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.…
  • Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).
  •  Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.
  • Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).
  • Trấn an người bệnh.
  • Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,…) cố định chân, tay bị cắn.
  • Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới bòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.
  • Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..). Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.

Chú ý: Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.

Source: suanoncolosence.com

Không sử dụng các biện pháp sau

  • Chườm đá (chườm lạnh): Đã được chứng minh là có thể gây hại.
  • Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo: Không có ích lợi, khi đắp có thể gây nhiễm trùng, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân.
  • Cố gắng bắt hoặc giết rắn: Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng.
  • Garô: Garô là biện pháp làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Nó gây đau và rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô. Ngoài ra khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân bị sốc, đe dọa tính mạng.
  • Trích, rạch, trâm, chọc tại vùng vết cắn: các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,…nhiễm trùng nặng thêm).
  • Hút nọc độc: Không có lợi ích.

Đề phòng rắn cắn

  • Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp.
  • Để tránh bị rắn biển cắn, người dân không nên bắt rắn ở trong lưới hoặc dây câu.
  • Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.
  • Đi ủng, dày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ.
  • Càng tránh xa rắn thì càng tốt, đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.
  • Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đỏ nát, đống rác, nơi nuôi các động vật của gia đình.

Xem thêm: Cách tìm mối chúa trong nhà

Was this helpful?

Via @: suanoncolosence.com

Bạn đang đọc bài viết từ chuyên mục Sức khỏe mẹ và bé tại website //suanoncolosence.com.

Source: //dietcontrungtphcm.net/ran-thich-mui-sua-me-co-dung-khong-cach-xu-ly-hieu-qua

Article post on: suanoncolosence.com

Video liên quan

Chủ đề