Tại sao sắt không uống cùng canxi

Canxi và sắt là hai vi chất vô cùng thiết yếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên việc uống sắt và canxi cùng lúc sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ của cả hai chất. Nếu bổ sung không đúng cách, ngoài việc không đem lại tác dụng, sẽ còn gây hại cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi nữa. Vậy làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu đúng khoa học? 

Canxi là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi liên tục tăng. Nếu lượng canxi không được đáp ứng đầy đủ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi sau này như chậm phát triển, còi xương hay bị dị dạng xương

Khi thiếu hụt canxi, mẹ bầu thường bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ. Đến khi cho con bú, cơ thể mẹ suy yếu, hay đổ mồ hôi trộm, dễ bị đau lưng, mỏi vai, đau khớp. Sự thiếu hụt canxi diễn ra liên tục sau nhiều lần sinh nở sẽ là tiền đề gây ra hiện tượng loãng xương khi các mẹ bước vào độ tuổi mãn kinh. 

Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể mẹ ngày càng tăng lên:

  • Đối với 3 tháng đầu: nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày. 
  • Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ: nhu cầu là 1.000mg/ngày. 
  • Vào 3 tháng cuối thai kỳ và khi nuôi con bú: lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1.500mg/ngày. 

Trong thời kỳ cho con bú, nếu không được bổ sung canxi, sữa mẹ sẽ kém chất lượng. Khi đó, trong 100ml sữa mẹ không có đủ 34mg canxi. Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi sẽ có các biểu hiện như dễ bị giật mình, co giật, hay quấy khóc và ngủ không yên. 

Tại sao sắt không uống cùng canxi

Sắt tham gia vào quá trình hình thành hemoglobin, một loại protein có trong hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các cơ quan đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu sắt. 

Thông thường, trước và trong thời kỳ mang thai cần nhiều máu hơn so với bình thường, điều này giúp tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi. Thiếu máu thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ gây ra sự suy dinh dưỡng bào thai, sinh non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này. 

Thiếu sắt không chỉ gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho mẹ bầu mà còn là nguyên nhân gây thiếu máu dẫn đến tình trạng sức khỏe kém, suy giảm sức đề kháng của mẹ dẫn đến nhiễm trùng… 

Bên cạnh đó, bổ sung sắt trước khi mang thai cũng có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng. Đối với những người khi mang bầu mà bị thiếu máu (do thiếu sắt) sẽ có cảm giác chán ăn, khó ngủ, người mệt mỏi vì lượng oxy lên não cũng như các tế bào trong cơ thể là rất ít.

Tại sao sắt không uống cùng canxi

Canxi và sắt là hai vi chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Tuy nhiên 2 chất này lại tương kỵ với nhau. Vậy làm thế nào để uống sắt và canxi đúng cách? Các chuyên gia thường khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn các thực phẩm giàu sắt nếu đang uống thuốc bổ sung canxi. Ngược lại, cũng không nên uống viên thuốc sắt cùng với sữa hay thực phẩm giàu canxi. 

Bởi canxi sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, khiến lượng sắt vừa được bổ sung nhanh chóng “bốc hơi”. Sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm giảm tiến trình này. Để tránh việc này, mẹ bầu nên tiêu thụ canxi và sắt cách xa nhau vài giờ đồng hồ (ít nhất là 2 tiếng). 

Tại sao sắt không uống cùng canxi

  • Tốt nhất nên uống canxi sau khi ăn sáng và ăn trưa 1 tiếng. Mỗi lần chỉ bổ sung tối đa 500mg canxi nguyên tố vì cơ thể chúng ta chỉ hấp thu tối đa được như vậy mà thôi. 
  • Không nên uống vào buổi tối hoặc buổi chiều, sẽ khiến canxi lắng đọng, nguy cơ gây ra các bệnh lý khác như sỏi thận, táo bón và điển hình là chứng khó ngủ, trằn trọc. 
  • Hơn nữa, uống canxi vào buổi sáng, lúc đó cơ thể bạn sẽ tiếp xúc với ánh mặt trời giúp tăng khả năng hấp thu canxi hiệu quả hơn nhiều lần. 
  • Sắt hấp thu tốt nhất khi đói, do đó bạn nên uống sắt trước bữa ăn khoảng 30 phút. 
  • Thời điểm tốt nhất để uống bổ sung thuốc sắt cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Nếu cảm thấy buồn nôn sau khi uống, mẹ bầu nên uống sắt trước khi đi ngủ. Ngược lại, nếu thường xuyên bị ợ nóng, tuyệt đối không nên uống sắt trước khi đi ngủ đâu, mẹ nhé! 
  • Trong mỗi thời điểm, cơ thể chỉ có thể hấp thu tối đa 500mg canxi. Vì vậy, nếu cần uống bổ sung canxi liều cao, bầu nên chia nhỏ nhiều lần trong ngày. 
  • Nếu cần thiết phải bổ sung canxi cho mẹ bầu dưới dạng thuốc qua đường uống, thuốc gì và liều lượng thế nào phải do bác sĩ quyết định. Bởi vì việc này đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ về y khoa. 
  • Canxi có trong thực phẩm ăn uống hàng ngày, nhưng cũng có trong các thuốc bổ khác, và một số thuốc nhóm kháng axit để điều trị bệnh tiêu hóa. Chính vì vậy, mẹ bầu cần chú ý hàm lượng canxi bổ sung vào cơ thể không được vượt quá 2.500mg/ngày để tránh quá liều, gây tăng hàm lượng canxi trong máu. 
  • Để tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể, mẹ bầu nên tăng cường những thực phẩm giàu vitamin D vào trong thực đơn hàng ngày. 
  • Khi bổ sung canxi cho mẹ bầu, lưu ý không nên phối hợp cùng lúc với những thực phẩm như chocolate, trà, ca cao. Bởi vì những tương tác xảy ra có thể sẽ làm giảm hấp thu canxi. 
  • Nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… để hấp thụ tốt hơn. 
  • Ngoài ra, khi uống viên bổ sung sắt mẹ bầu cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. 
  • Chỉ nên uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt. 
  • Không uống cùng lúc với sữa hoặc thực phẩm chứa canxi. 
  • Sắt từ thực phẩm động vật dễ hấp thu hơn. 
  • Nấu nướng bằng nồi hoặc chảo làm bằng gang sẽ hạn chế tình trạng “thất thoát” sắt từ thực phẩm. 

Như vậy, uống sắt và canxi trong thai kỳ là rất quan trọng. Tuy nhiên đi kèm với nó là khá nhiều nguyên tắc để việc hấp thu trở nên tối ưu hóa nhất. Mẹ hãy lưu ý để việc bổ sung vi chất được hiệu quả nhất nhé. Khi sử dụng thuốc sắt và canxi, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng đúng và đủ liều lượng.

Nguồn tham khảo:

Xem ngay:  Bí quyết giữ gìn sức khỏe khi đi chơi xa mà bạn gái cần nhớ

Effect of tea and other dietary factors on iron absorption – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11029010

Calcium Needs During Pregnancy – https://www.verywellfamily.com/calcium-needs-during-pregnancy-4580491

Nhu cầu sắt và canxi của mẹ bầu tăng lên đáng kể trong giai đoạn mang thai. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mẹ và thai nhi, mẹ cần tăng cường uống sắt và canxi trong thời điểm này.  Tuy nhiên, thuốc sắt và canxi uống chung được không là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu vẫn chưa tìm được câu trả lời.

Tại sao sắt không uống cùng canxi

Thuốc sắt và canxi uống chung được không?

Thực chất, canxi và sắt được trong các sản phẩm bổ sung cho mẹ bầu đều dưới dạng hợp chất muối. Khi bổ sung cùng lúc, muối sắt và canxi có thể gây ra phản ứng hóa học lẫn nhau. Kết quả là canxi ức chế sự hấp thu sắt. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, canxi có thể ức chế sự hấp thu sắt bất kể nó được cung cấp cho mẹ bầu dưới dạng viên canxi hay trong các chế phẩm từ sữa. Một số nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, sữa chua, pho mát, cá, đậu phụ, … đều không nên được sử dụng chung với viên sắt.

Canxi ở ngưỡng khoảng 300 mg ức chế hoàn toàn khả năng hấp thu sắt ở ruột. Để đảm bảo cho quá trình bổ sung hiệu quả, thì sắt và canxi uống cách nhau bao lâu? 2 loại chất dinh dưỡng này nên uống cách nhau 2 tiếng. Thông thường, trong viên vitamin tổng hợp cho bà bầu, lượng canxi và sắt trong sản phẩm đều khá cao. Do vậy, mẹ bầu có thể lựa chọn viên uống bổ sung riêng lẻ hai vi chất này, để dưỡng chất được hấp thu một cách tối ưu.

Những vi chất nào được uống chung với nhau?

Sắt nên uống cùng với Vitamin C

Tại sao sắt không uống cùng canxi

Mẹ bầu thông thái chọn uống viên sắt kèm với vitamin C

Đa số các viên sắt ở dạng hợp chất, chứa sắt có hóa trị 2. Tuy nhiên, chỉ sắt hóa trị 3 mới được hấp thu ở ruột. Do vậy, sắt cần được chuyển từ sắt hóa trị 2 sang sắt hóa trị 3 để cơ thể có thể hấp thu được.  Lúc này, vitamin C đóng vai trò chất xúc tác, khiến cho quá trình này diễn ra một cách dễ dàng. Thiếu vitamin C, khả năng hấp thu sắt giảm khiến lượng sắt không đảm bảo đủ nhu cầu của mẹ bầu, gây nên tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Chính vì vậy, bác sĩ thường khuyên mẹ uống viên sắt cần uống kèm với vitamin C.

Canxi nên uống cùng vitamin D3

Tại sao sắt không uống cùng canxi

Vitamin D3 rất quan trọng trong quá trình hấp thu cannxi

Vitamin D3  đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu các loại khoáng chất, đặc biệt là canxi. Uống canxi cùng vitamin D3 để quá trình tạo thành các tinh thể hydroxyapatite, giúp canxi được chuyển hóa vào xương và củng cố hệ xương chắc khỏe. Nếu không có đủ vitamin D, cơ thể sẽ hấp thụ không quá 10% đến 15% canxi trong khẩu phần. Ở trạng thái đủ vitamin D, sự hấp thụ canxi ở ruột tăng lên 30% đến 40%. Do đó, một chế độ ăn uống chứa cả vitamin D3 và canxi tối ưu là rất quan trọng để cơ thể hấp thu canxi tối ưu nhất.

Axit folic, sắt  và vitamin B12 là bộ ba không thể tách rời

Tại sao sắt không uống cùng canxi

Axit folic, vitamin B12 và sắt giúp mẹ tránh khỏi nguy cơ thiếu máu

Các tế bào hồng cầu, hay hemoglobin giúp mang oxy đi khắp các tế bào trong cơ thể. Thiếu máu là tình trạng cơ thể sản sinh ít hồng cầu hơn bình thường. Axit folic, vitamin B12 và sắt là bộ ba chất luôn đồng hành cùng nhau hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ thiếu máu. Có tới 30,97% mẹ bầu thiếu máu có liên quan đến thiếu sắt hoặc axit folic. Thiếu hụt vitamin B12 cũng là nguyên nhân khiến tình trạng thiếu hồng cầu của mẹ bầu trở nên nghiêm trọng. Tỷ lệ thiếu hụt này là do ăn uống không đủ chất và dinh dưỡng bổ sung không đầy đủ. Do vậy, mẹ nên ưu tiên lựa chọn viên sắt cho mẹ bầu có chứa cả axit folic và vitamin B12 nhé.  

Uống thuốc bổ sung có chứa nhiều thành phần vitamin và khoáng chất mang lại cho bà bầu nhiều lợi ích trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý các loại vi chất nào có thể sử dụng cùng lúc với nhau. Bài viết đã giải đáp cho mẹ câu hỏi “Thuốc sắt và canxi uống chung được không?”. Mẹ bầu cần tuân thủ đúng cách uống sắt và canxi mà bác sĩ chỉ định để việc bổ sung dưỡng chất tối ưu nhất. Tuyệt đối không tự bổ sung kết hợp nhiều loại để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc xảy ra.