Tại sao nuôi giấm không chua

bởi Xu Xu

Mon, 13 Feb 2017 15:49:00 GMT

Giấm là nguyên liệu của nhiều món ăn cũng như món ngâm. Để an toàn cũng như đảm bảo về chất lượng, các mẹ có thể dễ dàng nuôi giấm bằng chuối chín. Theo như chúng ta biết thì giấm làm từ chuối chín cùng với đường, nước dừa, rượu bưởi sẽ ra được giấm chua thanh, thơm ngon đấy!

Giấm là nguyên liệu của nhiều món ăn cũng như món ngâm. Để an toàn cũng như đảm bảo về chất lượng, các mẹ có thể dễ dàng nuôi giấm bằng chuối chín

Con giấm thực ra là những con vi khuẩn acetic vô cùng nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được, chúng ta chỉ nhìn thấy một bè trắng nổi dày trên mặt hũ dấm khi giấm đã lên men vài tháng. Theo như chúng ta biết thì giấm làm từ chuối chín cùng với đường, nước dừa, rượu bưởi sẽ ra được giấm chua thanh, thơm ngon đấy!

Nguyên liệu làm giấm nuôi bằng chuối

  • Chuối chín: 5 trái (Nên chọn những trái chín vừa để giấm đạt độ ngon nhất)
  • 1 trái dừa tươi hoặc Đường cát trắng: 100gr
  • Rượu gạo: 100ml
  • Nước sôi để nguội: 5 lít
  • Một cái hũ làm giấm có thể tích: 7 lít

Cách làm giấm nuôi bằng chuối

Bước 1: Tạo giấm cái

  • Cho nước dừa tươi, chuối và rượu vào hũ thủy tinh, châm nước sôi để nguội vào khoảng 8/10 thể tích hũ, đậy nắp, để chỗ thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và không xê dịch. Để trong khoảng 45-60 ngày, tùy thời tiết, trên mặt hỗn hợp sẽ kết một lớp men vi sinh nhìn như một lớp váng trắng đục, đó là "con giấm".

  • Càng để lâu, con giấm càng dày lên và trở thành trong đục như một con sứa lớn. Khi có con giấm là nước trong hũ bắt đầu trở thành giấm chua, để càng lâu càng chua, canh chừng thời gian, nếm thử thấy độ chua vừa ý, nhẹ tay chiết giấm ra, đừng để con giấm trôi theo bể ra.

Bước 2: Nuôi giấm

  • Sau khi chiết giấm ra, vẫn để xác chuối và con giấm trong hũ, pha nước đường với công thức: 1 chén đường cát trắng + 6 chén nước lọc, khuấy cho tan đường, châm vào hũ giấm và cũng chỉ châm 8/10 hũ như ban đầu.
  • Thời gian nước đường thành giấm sẽ nhanh hơn lần đầu tiên và sẽ kết thành một lớp con giấm khác. Khi giấm đã chua, lại chiết ra rồi thêm nước đường vào theo công thức trên.

Bước 3: Gây hũ giấm mới

  • Cứ mỗi lần lấy giấm ra và châm nước đường vào, sẽ có thêm một lớp con giấm mới, mỏng hơn và lớp con giấm đầu tiên sẽ rất dày.

  • Phải gây hũ giấm khác khi trong hũ đã phải có kết vài lớp "con giấm" vì những lớp con giấm sẽ dày lên làm choán hết thể tích hũ. Dùng một hũ thủy tinh khác, nhẹ tay sớt một lớp con giấm sang hũ mới rồi châm nước đường theo công thức trên, thời gian sau nước đường trong hũ mới sẽ trở chua thành giấm.
  • Sau khi gây được hũ giấm thứ ba, vớt bỏ xác chuối ở hũ làm lần đầu.

Bước 4: Lọc lấy thành phẩm giấm nuôi bằng chuối

  • Giấm sau khi chiết ra lọc lược cho trong bằng túi vải thưa, có thể dùng được ngay, muốn để dành, nấu sôi giấm lại, để nguội, cho vào chai đậy kín.
  • Nếu để lâu mà chưa dùng đến, giấm trong chai sẽ tiếp tục kết màng thành con giấm, hiện tượng này bình thường, giấm sẽ chua hơn và vẫn dùng được.
  • Giấm làm bằng chuối có màu trắng trong, hơi đục.​

Mẹo hay khi nuôi giấm bằng chuối cần nắm rõ

Xem chi tiết hết cách nuôi giấm bằng chuối nhé!

  • Để giấm nhanh lên men, hãy đạy nắp hũ bằng vải vì con giấm thích không khí, chúng cần không khí giàu oxi để “thở”.

  • Nếu có con giấm sẵn từ trước thì quá trình lên men càng nhanh hơn. Con giấm này có được là do bạn làm lần thứ 2 hoặc xin của những người làm từ trước.

  • Ngoài cách sử dụng chuối bạn có thể thêm vào hũ vài miếng thơm (dứa) thật chín sẽ cho ra giấm có mùi thơm của thơm và màu hơi vàng sánh đẹp mắt.

  • Giấm nuôi theo cách làm này tuy hơi lâu nhưng luôn đảm bảo được chất lượng do bạn tuyển chọn nguyên liệu đầu vào.

  • Lưu ý trong khi làm giấm cũng như giấm đã làm xong, luôn để hũ, chai giấm chỗ thoáng mát, bóng râm không để ra nắng.

Mẹo dân gian giúp chị em bảo quản hũ giấm bằng chuối

Ông bà ngày xưa luôn dặn dò rất kỹ. Không đụng hay mở nắp hũ giấm vào những ngày có chu kỳ kinh nguyệt, theo kinh nghiệm dân gian của các cụ. Nếu các chị em có "đèn đỏ" mở nắp hay chạm vào lọ giấm vào những ngày này, lọ giấm sẽ hỏng, lớp giấm cái sẽ chuyển sang màu sậm, lúc này sẽ không mang lớp giấm cái để làm thêm mẻ sau được nữa. Hiện tại thì khoa học chưa chứng minh điều này, những bản thân mình và một số gia đình bạn bè nuôi giấm cũng đã bị hỏng vài lần do bất cẩn cho các cháu gái "có chu kỳ" động vào, cẩn thận vẫn hơn nhé các chị.

Cách làm nuôi giấm bằng chuối chín rất đơn giản mà thành phẩm đem lại đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tương truyền, nuôi giấm trong nhà sẽ làm ăn phát đạt hơn đấy.

Có thể bạn chưa biết:

Xem nội dung đầy đủ

Nhà Thuỵ Khuê, dân xây cực kiên cố vẫn còn rất mới, 32m x 5 tầng, sổ đỏ nở hậu cực đẹp. 💵 3.85 tỷ [có thương lượng] 🏘️ Ngõ 3 gác tránh, vị trí đẹp, thoáng sáng, đi bộ 2ph sang phố Trích Sài, tiện ích bạt ngàn… 📲0945.229968 🤝Thời điểm vàng để mua nhà nên các bác ưng em ấy thì gọi Hà gấp để đi xe...

Từ lâu, giấm đã là một gia vị quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong nền ẩm thực Châu Á mà trong đó có Việt Nam. Nhưng để làm ra các loại giấm táo, giấm gạo hay bất kì loại giấm nào thì điều đầu tiên là phải cần con giấm. Vậy con giấm nuôi là con gì? Cách nuôi con giấm như thế nào? Bài viết sau đây sẽ trả lời tất cả những thắc mắc của bạn.

Con giấm được nuôi và sử dụng rất phổ biến bạn đã nghe nói nhiều nhưng đã từng thấy nó chưa?

Con giấm nuôi thực chất là lớp men vi sinh, tập hợp những vi khuẩn acetic vô cùng nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được. Ta chỉ có thể thấy một lớp trắng nổi dày trên mặt hũ giấm khi đã lên men. Nuôi giấm càng lâu chúng sẽ ngày càng dày và lớn hơn. 

Chúng ta gọi lớp men này là con giấm là vì ông bà ta có thể làm chúng “ mập và lớn lên” nhờ “nuôi” và khi càng lớn càng cho nhiều giấm hơn. 

Con giấm nuôi có ăn được không?

Ở các nước trên thế giới và Việt Nam cũng vậy, con giấm được tạo nên từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Con giấm có thể tạo ra từ táo, dừa, chuối,… và tạo ra chất lỏng có vị chua, thành phần chủ yếu là axit axetic và nước. 

Con giấm là tập hợp các vi khuẩn axetic

Thông thường người làm giấm bằng cách lên men rượu etylic kết hợp với một loại trái cây để tạo ra giấm táo, giấm chuối, giấm dừa,… Chì vì thế, giấm có thể ăn được và có rất nhiều công dụng với sức khỏe và đời sống.

Tác dụng của con giấm nuôi với sức khỏe

Từ xưa đến nay, giấm là một loại gia vị không thể thiếu trong bếp của các gia đình Việt. Tuy nhiên, ngoài tác dụng tăng hương vị cho món ăn, giấm còn được biết đến là một liều thuốc thần kỳ đối với sức khỏe con người.

>>>Xem thêm: Cách nuôi Ốc mượn hồn

  • Giấm nuôi giúp giảm cân và làm đẹp da:

Lượng acid amin có trong giấm giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giảm tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Ngoài ra, chúng cung cấp đến 16 loại axit hữu cơ và 20 loại axit amin cực kì có lợi trong việc giảm lượng cholesterol, giảm chất béo và đốt cháy calo. Rất nhiều người đã cho giấm vào trong thực đơn lành mạnh của mình.

Con giấm có rất nhiều tác dụng với sức khỏe

Lượng axit axetic mà con giấm sản sinh ra còn có hiệu quả ngăn chặn sự phát triển của mụn bọc, mụn đỏ. Chúng ta có thể sử dụng con giấm để đắp mặt nạ hoặc tẩy tế bào chết sẽ mang lại hiệu quả rất cao.

  • Giấm nuôi khắc phục bong gân:

Khi không có điều kiện để vào bệnh viện để chăm sóc thì sử dụng giấm là biện pháp thay thế không tồi. Giấm có thể giúp bạn khắc phục các tình trạng bong gân, tụ máu bầm ngay tại nhà. Bạn chỉ cần đun sôi giấm và để nguội, thấm một ít vào miếng băng gạc hoặc khăn rồi đắp lên chỗ bị thương. Nhanh chóng sẽ đỡ đau hơn rất nhiều và vết bầm sẽ tan biến nhanh hơn.

Giấm nuôi chữa bong gân, máu bầm rất hiệu quả

Giấm còn hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, chống oxy hóa, có tác dụng trong việc chống lão hóa da, làm mờ vết thâm, nám. Bạn có thể sử dụng giấm pha với nước, sau đó dùng khăn mềm hoặc mặt nạ thấm nước và đắp lên mặt. Nếu kiên trì sẽ có kết quả bất ngờ.

Bạn đã thử dùng dấm nuôi làm đẹp chưa hiệu quả, và rất an toàn nhé!
  • Giấm nuôi kích thích tiêu hóa:

Khi sử dụng giấm kết hợp với các món ăn, thì vị chua thanh của giấm sẽ kích thích tuyến nước bọt giúp tăng cảm giác ngon miệng và thèm ăn cho người thưởng thức hơn. Ngoài ra, tính acid trong giấm còn giúp thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn. 

Các axit hưu cơ trong giấm nuôi giúp bộ máy tiêu hoá của bạn tiêu hoá hiệu quả hơn
  • Giấm nuôi cải thiện giấc ngủ:

Với việc hỗ trợ tiêu hóa cực tốt của giấm sẽ giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tiếp đến là một cơ thể khỏe mạnh, điều này sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon nếu duy trì chế độ ăn bổ sung giấm thường xuyên.

Ngoài ra, trước khi ngủ bạn có thể ngâm chân vào thau nước ấm có hòa một ít giấm để cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn trước khi ngủ.

Những cách làm giấm nuôi tại nhà

Các loại giấm được bày bán trên thị trường thường các nhà nội trợ rất e ngại vì sợ các chất phụ gia công nghiệp không đảm bảo. Vì thế, những công thức và cách làm con giấm tự nhiên tại nhà được rất nhiều các nhà nội trợ tìm kiếm và quan tâm rất nhiều.Sau đây là một số cách đơn giản bạn có thể tham khảo.

Làm con giống rất đơn giản và dễ làm

Con giấm được làm từ bia cho ra nước giấm có vị rất độc lạ, rất thơm vị bia và vị chua nhẹ không quá gắt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 lít bia hơi, đường trắng và một lọ thủy tinh để đựng giấm. Cách làm như sau: 

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bình thủy tinh và cho bia hơi vào, cho vào bình 3 thìa đường trắng và khuấy đều cho đến khi tan hết đường. 
  • Bước 2: Sử dụng vải để đậy bình vì cần không khí lọt vào để lên men, không thì giấm sẽ bị hỏng. Sau độ khoảng 10-15 ngày bia sẽ lên men và xuất hiện một lớp màng nổi lên. Đó chính là con giấm cái.
  • Bước 3: Sau đó ta có thể cắt vài lát trái cây khác nhau như chuối, dừa,…cho vào bình. Khoảng 1-2 ngày sau ta sẽ có bình giấm vừa có vị bia, vừa có vị trái cây rất tuyệt.
Tạo con giấm từ bia

Giấm chuối được rất nhiều người ưa chuộng và khá nổi tiếng. Giấm có vị thơm dịu của chuối, vị chua không quá gắt mà cũng không nồng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5-6 quả chuối chín, 1 quả dừa tươi, đường trắng,100ml rượu gạo, nước lọc và bình thủy tinh. Cách làm như sau: 

  • Bước 1: Ta cần cắt chuối thành những khoanh nhỏ tầm 1cm.
  • Bước 2: Cho nước dừa tươi, rượu, chuối và đổ nước lọc chừng khoảng 8/10 bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn, sau đó sử dụng vải và nắp bình buộc thật kỹ. 
  • Bước 3: Tiếp đó, bạn cần đặt hũ giấm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Thời gian ủ khoảng 60 ngày. 
  • Bước 4: Khi thấy trên nắp bình có một lớp men vi sinh mỏng màu trắng đục thì bạn đã thành công tạo ra con giấm chuối. Để càng lâu chúng sẽ càng lớn và tạo ra giấm rất thơm và ngon. Sau khi sử dụng hết bạn có thể giữ con giấm cái và bã chuối lại để ngâm đợt tiếp theo.
Con giấm nuôi từ chuối có vị thơm dịu của chuối, vị chua không quá gắt mà cũng không nồng

Giấm dừa rất ngon và thường được những người đam mê làm bánh ưa chuộng bởi vì mùi thơm, ngậy và chua không quá gắt. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 trái dừa, 100ml rượu trắng, 2 lít nước lọc và một bình thủy tinh. Cách làm như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, ta cần vệ sinh bình thủy tinh thật sạch sẽ. 
  • Bước 2: Sau đó ta cho tất cả hỗn hợp gồm rượu trắng, nước lọc và nước dừa tươi vào bình thủy tinh và khuấy thật đều tay. 
  • Bước 3: Dùng vải và nắp bình, đậy thật kỹ và bảo quản ở nơi thoáng mát. Ít nhất khoảng 60 ngày giấm mới có thể sử dụng được. Khi sử dụng hết bạn chỉ cần thêm rượu, nước dừa và nước lọc tỉ lệ như cũ để làm mẻ mới.
Tạo con giấm từ dừa được những người đam mê làm bánh ưa chuộng bởi vì mùi thơm, ngậy

Khi bạn lựa chọn hũ đựng giấm, nên chọn cho mình loại nhựa polyetylen hoặc nhựa PET để đảm bảo, tuyệt đối không nên dùng loại nhựa PVC vì đây chỉ là chất liệu phù hợp cho các loại thực phẩm khô. Do trong giấm có tính axit nên sẽ vô tình trở thành dung môi hòa tan các chất độc có trong vật liệu nhựa PVC của hũ đựng. Vì thế bạn nên lựa chọn kỹ càng các loại hũ đựng an toàn nếu bạn muốn dùng hũ bằng chất liệu nhựa.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên lựa chọn các loại hũ bằng ang sành để chứa giấm vì các loại vật liệu này đều có tính kim loại rất nặng. Nếu dùng để đựng giấm sẽ không tốt cho sức khỏe vì có khả năng bị thôi nhiễm cao.

Khi đậy hũ giấm các bạn nên bịt một lớp nilon hoặc vải mỏng đục lỗ vì con giấm phải “thở”, nếu không con giấm sẽ chết và hũ giấm của bạn sẽ bị hỏng.

Hướng dẫn sử dụng giấm nuôi

Cách bảo quản giấm nuôi

Giấm là loại gia vị rất dễ bay hơi và là chất lỏng nên rất dễ hòa tan với những thành phần độc hại mà bạn không hề biết. Khi bảo quản không tốt con giấm sẽ chết và toàn bộ hũ giấm sẽ hỏng. Cách tốt nhất để bảo quản là bạn nên đựng trong lọ thủy tinh, đặt ở nơi sạch sẽ, đậy nắp thật chặt tránh bụi bẩn bám vào. Đồng thời cần đặt nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Để bảo quản con giấm nuôi bạn cần đặt chúng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp

Cách lọc giấm nuôi để sử dụng

Khi thành công, bạn sẽ cần lọc giấm và con giấm riêng để sử dụng. Nếu có ý định sử dụng con giấm nuôi để ủ giấm lâu dài, bạn nên giữ con giấm cái ở bình cũ và thêm nguyên liệu như tỉ lệ cũ để làm mẽ mới. Còn nước giấm bạn nên lọc qua một túi vải thì sử dụng được ngay. Nếu muốn để dành, bạn nên đun sôi và đợi giấm nguội và đổ vào chai thủy tinh để bảo quản. Giấm khi lọc sẽ có màu trắng trong, hơi đục, tùy vào từng loại giấm.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những kiến thức bạn cần biết để tạo và nuôi thành công một con giấm nuôi bằng nhiều cách khác nhau vô cùng đơn giản và hiệu quả. Còn chần chừ gì mà không làm ngay cho gia đình của mình một hũ giấm an toàn, thơm ngon bằng những cách mà Trai chó mèo chúng tôi đã chia sẽ. Chúc bạn thành công!