Tại sao ta có thể chủ động trong việc bài tiết nước tiểu ra ngoài

Sinh lý bệnh

Mặc dù màng đáy cầu thận là một hàng rào rất hiệu quả trong việc ngăn các phân tử lớn (ví dụ, hầu hết các protein huyết tương, chủ yếu là albumin), chỉ một lượng nhỏ protein đi qua màng mao mạch cầu thận để vào dịch lọc cầu thận. Một số protein bị lọc này bị phân hủy và được hấp thu lại ở các ống lượn gần, nhưng một lượng ít được bài tiết ra nước tiểu. Giới hạn trên của protein niệu bình thường là 150 mg / ngày, có thể đo được ở nước tiểu 24 giờ hoặc ước tính bằng tỉ lệ protein / creatinine ở mẫu nước tiểu ngẫu nhiên (> 0,3 là bất thường); đối với albumin thì lượng khoảng 30 mg / ngày. Lượng albumin được bài tiết từ 30 đến 300 mg / ngày (20 đến 200 μg / phút) được xem là có albumin niệu vi lượng - microalbumin, và lượng lớn hơn được xem là albumin niệu lượng lớn - macroalbumin. Cơ chế protein niệu có thể được phân loại như sau

  • Protein niệu có nguồn gốc cầu thận

  • Protein niệu có nguồn gốc ống thận

  • Protein niệu do quá tải tái hấp thu

  • Protein niệu chức năng

Protein niệu có nguồn gốc cầu thận là kết quả của các bệnh lý cầu thận, các bệnh lý này gây tăng thẩm thấu cầu thận; điều này cho phép tăng lượng protein huyết tương (đôi khi lượng rất lớn) có thể để đi vào dịch lọc.

Protein niệu có nguồn gốc ống thận là kết quả của các bệnh lý ống kẽ thận Tổng quan bệnh lý ống kẽ thận Bệnh lý ống kẽ thận là các bệnh lý lâm sàng đa dạng có các đặc điểm tương tự với tổn thương ống và kẽ thận. Trong các trường hợp nặng và kéo dài, toàn bộ thận có thể bị ảnh hưởng với rối loạn... đọc thêm , các bệnh lý này làm giảm khả năng hấp thu protein ở các ống lượn gần, gây ra protein niệu (chủ yếu là các protein có trọng lượng phân tử nhỏ như chuỗi nhẹ immunoglobulin hơn là albumin). Bệnh lý thường đi kèm với các khiếm khuyết chức năng khác của ống thận (ví dụ: mất HCO3, glucose niệu, aminoacid niệu) và đôi khi có cả bệnh lý cầu thận (cũng góp phần hình thành protein niệu).

Protein niệu do quá tải hấp thu xuất hiện khi có lượng lớn các protein huyết tương có trọng lượng phân tử nhỏ (ví dụ, chuỗi nhẹ immunoglobulin trong bệnh đa u tuỷ xương) vượt quá khả năng tái hấp thu của các ống lượn gần.

Protein niệu chức năng xuất hiện khi có tình trạng tăng lưu lượng máu tới thận (ví dụ do tập thể dục, sốt, suy tim cung lượng cao) dẫn đến tăng lượng protein tới các nephron, dẫn đến tăng lượng protein trong nước tiểu (thường là < 1 g / ngày). Protein niệu chức năng trở về bình thường khi lưu lượng máu đến thận trở lại bình thường.

Protein niệu tư thế là một tình trạng lành tính (phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên), trong đó phần lớn trường hợp protein niệu xuất hiện khi bệnh nhân đứng. Vì vậy, nước tiểu thường chứa nhiều protein hơn khi bệnh nhân đi bộ vài giờ (khi đó người bệnh thường đứng thẳng) so với khi ngủ. Tình trạng này có tiên lượng rất tốt và không cần can thiệp đặc biệt.

Hậu quả

Protein niệu gây ra do các bệnh lý thận thường dai dẳng (ví dụ xuất hiện ở nhiều xét nghiệm nối tiếp) và khi ở ngưỡng của hội chứng thận hư có thể gây ra mất protein đáng kể. Sự hiện diện của protein trong nước tiểu là dấu hiệu không tốt cho thận và cho thấy thận bị tổn thương.

Phân loại

Tiểu không tự chủ có thể biểu hiện tiểu nhỏ giọt gần như liên tục hoặc tiểu ngắt quãng có hoặc không ý thức được sự cần phải đi tiểu. Một số bệnh nhân có tình trạng tiểu rất gấp (không thể nhịn được) mà không có hoặc rất ít dấu hiệu cảnh báo và có thể không thể nhịn tiểu cho đến khi đi được tới nhà vệ sinh. Sự tiểu không tự chủ có thể xảy ra hoặc nặng hơn khi thực hiện các động tác làm tăng áp lực trong ổ bụng. Sự rò rỉ sau khi đi tiểu rất phổ biến và có thể là một biến thể bình thường ở nam giới. Việc nhận định trên lâm sàng đôi khi hữu ích, nhưng nguyên nhân thường chồng chéo và điều trị là giống nhau.

Tiểu gấp không tự chủ là sự rò rỉ nước tiểu không kiểm soát được (thể tích nước tiểu từ trung bình đến nhiều) xảy ra ngay khi có nhu cầu đi tiểu khẩn cấp, không thể nhịn được. Tiểu đêm và tiểu dầm về đêm là phổ biến. Sự tiểu gấp không tự chủ là thể phổ biến nhất của tiểu không kiềm chế được ở người cao tuổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người trẻ tuổi hơn. Tình trạng thường nặng hơn do dùng lợi tiểu và bị trầm trọng hơn do không có khả năng nhanh chóng đi đến nhà vệ sinh. Ở phụ nữ, viêm teo âm đạo, thông thường do tuổi già, góp phần làm mỏng đi và kích thích niệu đạo và tiểu gấp.

Tiểu không tự chủ dưới áp lực là sự rò rỉ nước tiểu do áp lực trong ổ bụng tăng đột ngột (ví dụ, ho, hắt hơi, cười, uốn hoặc nâng). Thể tích rò rỉ thường từ thấp đến trung bình. Đây là loại phổ biến thứ hai của tiểu không tự chủ ở phụ nữ, chủ yếu là do các biến chứng của sinh đẻ và sự phát triển của viêm niệu đạo teo. Nam giới có thể gặp tiểu không tự chủ dưới áp lực sau khi làm các thủ thuật như cắt tiền liệt tuyến toàn bộ. Tiểu không tự chủ dưới áp lực thường nghiêm trọng hơn ở người béo phì vì áp lực từ các thành phần trong ổ bụng đè trên đầu bàng quang.

Tiểu không tự chủ do bàng quang đầy là tình trạng nước tiểu bị rỉ ra từ một bàng quang đầy quá mức. Thể tích nước tiểu rò rỉ thường nhỏ, nhưng rò rỉ có thể là liên tục, dẫn đến tổng lượng nước tiểu rỉ ra là lớn. Tiểu không tự chủ do bàng quang đầy là loại phổ biến thứ hai trong số các loại tiểu không tự chủ ở nam giới.

Tiểu không tự chủ chức năng là sự thoát nước tiểu ra ngoài do suy giảm nhận thức hoặc thể chất (ví dụ do chứng sa sút trí tuệ hay đột quỵ) hoặc các rào cản về môi trường gây trở ngại cho việc kiểm soát việc tiểu tiện. Ví dụ, bệnh nhân có thể không nhận ra nhu cầu cần đi tiểu, không biết nhà vệ sinh ở đâu, hoặc không thể đi bộ đến nhà vệ sinh ở xa. Các đường dẫn truyền thần kinh và đường niệu cần để duy trì sự tự chủ có thể là bình thường.

Tiểu không tự chủ thể phối hợp là bất kỳ sự kết hợp của các loại trên. Các kết hợp phổ biến nhất là tiểu gấp không tự chủ với tiểu không tự chủ dưới áp lực và tiểu gấp không tự chủ hoặc tiểu không tự chủ dưới áp lực với tiểu không tự chủ chức năng.

Mục lục

  • 1 Sinh lý học
    • 1.1 Thời lượng
  • 2 Đặc điểm
    • 2.1 Đường đi
    • 2.2 Định lượng
    • 2.3 Thành phần
    • 2.4 Màu sắc
  • 3 Tham khảo

Sinh lý họcSửa đổi

Cấu trúc urê

Hầu hết các động vật có hệ thống bài tiết để loại bỏ chất thải độc hại hòa tan. Ở người, chất thải hòa tan được bài tiết chủ yếu bởi hệ thống tiết niệu và, ở mức độ thấp hơn về mặt urê, được loại bỏ bằng mồ hôi.[2] Hệ thống tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hệ thống này tạo ra nước tiểu bằng một quá trình lọc, tái hấp thu và bài tiết ở ống thận. Thận trích xuất các chất thải hòa tan từ máu, cũng như nước dư thừa, đường và một loạt các hợp chất khác. Nước tiểu thu được chứa nồng độ urê cao và các chất khác, bao gồm cả độc tố. Nước tiểu chảy từ thận qua niệu quản, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo trước khi đi ra khỏi cơ thể.

Thời lượngSửa đổi

Nghiên cứu xem xét thời gian đi tiểu trong một loạt các loài động vật có vú cho thấy chín loài có vú lớn đi tiểu tiện trong 21 ± 13 giây bất kể kích thước cơ thể.[3] Các loài nhỏ hơn bao gồm động vật gặm nhấm và dơi không thể tạo ra dòng nước tiểu và thay vào đó đi tiểu tiện thành một loạt giọt nước rời nhau.[3]

Mục lục

  • 1 Hình dáng, vị trí giải phẫu người
  • 2 Cấu tạo
    • 2.1 Cấu tạo chung
    • 2.2 Cấu tạo vi thể và siêu vi thể
  • 3 Bài tiết nước tiểu ở thận
  • 4 Những thói quen phổ biến gây hại cho thận
  • 5 Các biện pháp giữ gìn thận khỏe mạnh
  • 6 Ứng dụng
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Liên kết ngoài

Hình dáng, vị trí giải phẫu ngườiSửa đổi

Thận có hình hạt đậu nằm trong khoang bụng sau phúc mạc đối xứng nhau qua cột sống, ngang đốt ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Thận phải nằm thấp hơn thận trái một chút (Có ý kiến cho rằng thận phải bị đè bởi gan to nhất trong các tạng nên mới như vậy). Mặt trước thận nhẵn bóng còn mặt sau thì sần sùi. Các quả thận nhận máu từ cặp động mạch thận bắt nguồn từ động mạch chủ bụng, và chảy vào các cặp tĩnh mạch thận. Mỗi quả thận tiết nước tiểu vào niệu quản, là một cấu trúc cặp đôi dẫn nước tiểu vào bàng quang. Phía trên mỗi quả thận là tuyến nội tiết thượng thận

Cấu tạoSửa đổi

Cấu tạo chungSửa đổi

Mỗi quả thận dài khoảng 10 - 12.5cm, rộng 5–6cm, dày 3–4cm và nặng khoảng 170g, có một bờ lồi, một bờ lõm và được bọc bởi vỏ xơ. Ở bờ lõm có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận là nơi mạch máu và các tổ chức thận liên quan.Thận gồm 2 vùng: vùng ngoài cùng là phần vỏ (có màu hồng tới đỏ hay đỏ sẫm) dày khoảng 7 - 10mm, vùng kế tiếp là phần tủy và một khoang rỗng được gọi là bể thận hay tháp thận.

Liên quan Thận Thận phải Thận trái
Phía trước -Đầu trên: tuyến thượng thận.
-Bờ trong: tá tràng, tĩnh mạch chủ bụng.
-Mặt trước đại tràng lên, gan, ruột
-Đầu trên: tuyến thượng thận.
-Mặt sau dạ dày, đuôi tụy, lách, góc đại tràng trái và đại tràng xuống, ruột.
Phía sau Xương sườn XII chia làm 2 tầng:
-Tầng ngực ở trên: liên quan chủ yếu với xương sườn XI, XII, cơ hoành, góc sườn hoành của màng phổi.
-Tầng thất lưng ở dưới: liên quan vớ các khối cơ ở lưng
Phía trong -Cơ thắt lưng và phần bụng của thần kinh giao cảm.
-Bó mạch tuyến thượng thận, bó mạch thận, phần trên niệu quản, tĩnh mạch chủ dưới bên phải và ĐMC bụng bên phải

Cấu tạo vi thể và siêu vi thểSửa đổi

1.Tháp thận • 2.Động mạch gian thùy • 3.Động mạch thận • 4.Tĩnh mạch thận 5.Rốn thận • 6.Bể thận • 7.Niệu quản • 8.Đài thận bé • 9.Vỏ thận • 10.Inferior renal capsule • 11.Superior renal capsule • 12.Tĩnh mạch gian tiểu thùy • 13.Nephron • 14.Đài thận bé • 15.Đài thận lớn • 16.Nhú thận • 17.Cột thận

Quan sát trên kính lúp có thể thấy rõ ở phần vỏ thận gồm các chấm đỏ, nhỏ li ti, đường kính khoảng 0,2mm. Đó là các cầu thận, còn được gọi là tiểu cầu Malpighi. Cầu thận, nang cầu thận và ống thận tạo thành một đơn vị chức năng. Nang cầu thận hay còn gọi là nang Bowman, do nhà khoa học Bowman phát hiện và mô tả nó, thực chất là một cái túi gồm 2 lớp mà lớp trong tiếp giáp với búi mao mạch (chính là cầu thận).

Nhu mô thận: Gồm hai phần có màu sắc khác nhau: vùng vỏ màu đỏ nhạt ở phía ngoài và vùng tủy màu đỏ thẫm ở phía trong.
Vùng vỏ: Dày khoảng 4mm bao gồm các hạt thận (hay tiểu cầu thận, hay tiểu cầu Malpighi); phần vỏ nằm giữa các tháp thận, gọi là cột thận.
Vùng tủy: Được cấu tạo bởi các tháp thận (tháp Malpighi). Mỗi tháp thận là một khối hình nón có đáy hướng về vỏ thận đỉnh hướng về bể thận. Đỉnh của tháp thận gọi là gai thận (nhú thận). Tháp thận thường nhiều hơn nhú thận. Mỗi thận có khoảng 12 gai thận.Trên mặt mỗi gai thận có nhiều lỗ nhỏ (từ 15-20 lỗ), đó là lỗ của các ống góp mở vào đài thận.
Ống thận thực chất cũng gồm 3 đoạn khác biệt nhau là ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Ống lượn gần và ống lượn xa nằm trong phần vỏ, quai Henle nằm trong phần tủy. Trên phần tủy là các tháp thận (hình tháp) được tạo bởi một phần các ống thận. Mỗi quả thận có thể gồm hàng chục tháp thận (hay còn gọi là tháp Manpighi).

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu hay viêm đường tiểu là tình trạng xảy ra khi nước tiểu có sự xâm nhập của vi khuẩn khiến một số cơ quan trong hệ tiết niệu bị viêm nhiễm (1). Bệnh có 3 cách để phân loại, gồm:

  • Phân loại theo vị trí: Viêm đường tiết niệu trên (viêm thận – bể thận cấp, viêm thận – bể thận mạn tính, áp xe thận, thận ứ mủ) và viêm đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến).
  • Phân loại theo diễn biến: Nhiễm khuẩn niệu đơn giản và nhiễm khuẩn niệu phức tạp. Nhiễm khuẩn niệu phức tạp thường gặp ở những người có bất thường về hệ tiết niệu gây tắc nghẽn đường tiết niệu như bàng quang thần kinh, sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai, đặt Catheter đường tiết niệu.