Tại sao thằn lằn bò sát mặt đất

Câu trả lời đúng nhất: Bò sát là loài động vật có xương sống, thích nghi với đời sống trên cạn. Đông vật bò sát có rất nhiều đặc điểm chung, đại diện cho loài này là rùa, cá sấu, thằn lằn,… Thằn lằn được gọi là bò sát: Nguyên nhân là do thằn lằn có các đặc điểm của động vật bò sát, đặc biệt là chân của thằn lằn quá ngắn và bé không thể nâng cơ thể lên được nên khi di chuyển toàn thân áp sát xuống mặt đất. Chính vì thế, người ta gọi thằn lằn là bò sát.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về động vật bò sát trong bài viết dưới đây nhé!

1. Đặc điểm chung của động vật bò sát

- Môi trường sống đa dạng, động vật bò sátđược tìm thấy gần như ở mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực, mặc dù khu vực phân bổ chính của chúng là các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

- Vảy: Vảy sừng khô, da khô. Da của loài bò sát thường có tầng hóa sinh bảo vệ chúng khỏi mất nước. Chính vì vậy da của loài này không có chức năng hô hấp. Da của các loài này cũng có tính đàn hồi cao nhờ lớp biểu bì ở bên dưới. Bên cạnh đó một số loại bò sát có lớp da là lớp vảy cứng như rùa hay cá sấu. Ở một số loại bò sát còn có chu kỳ thay da theo tuần hay theo tháng. Có một số loài da còn có thể biến đổi màu sắc theo môi trường cũng như nhiệt độ có thể kể đến như tắc kè hoa,…

- Vị trí màng nhĩ: nằm trong hốc tai

- Cơ quan di chuyển: chi yếu, có năm ngón, vuốt sắc nhọn

- Hệ hô hấp: phổi có nhiều vách ngăn, có cơ hỗ trợ động tác hô hấp

- Hệ tuần hoàn: tim 3(trừ cá sấu), tâm thất có vách ngăn hụt(trừ cá sấu), máu pha

- Hệ sinh dục: có cơ quan giao phối.

- Trứng: có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc. Phần lớn cácloài bò sátlà động vật đẻ trứng. Tuy nhiên, nhiều loài trong nhóm Squamata lại có khả năng sinh ra con non. Điều này có thể là thông qua cơ chế đẻ trứng thai (nghĩa là con non phát triển trong vỏ trứng bên trong cơ thể mẹ trước khi sinh ra), hoặc đẻ con (con non được sinh ra không cần trứng có vỏ chứa canxi).Nhiều loài đẻ con nuôi dưỡng bào thai của chúng thông qua các dạng nhau thai khác nhau, tương tự như ở động vật có vú.

- Sự thụ tinh: thụ tinh trong

- Nhiệt độ cơ thể: biến nhiệt. Tất cả hoạt động trao đổi chất trong các tế bào sản sinh ra một nguồn năng lượng nhất định, nhưng phần lớn cácloài bò sátngày nay không sản sinh ra đủ năng lượng để duy trì một thân nhiệt ổn định và vì thế chúng còn được gọi là "động vật máu lạnh" (ectothermic), ngoại lệ duy nhất là rùa da (Dermochelys coriacea).

Động vật bò sátthu và mất nhiệt từ môi trường để điều chỉnh nhiệt độ bên trong của chúng, chẳng hạn bằng cách di chuyển ra chỗ có ánh nắng hay chỗ có bóng râm, hoặc bằng cách tuần hoàn máu có ưu đãi - chuyển máu nóng vào phần trung tâm của cơ thể, trong khi đẩy máu lạnh ra các khu vực ngoại biên.

Bò sát hiện nay, được chia thành 4 bộ là:

- Bộ Đầu mỏ.

- Bộ Có vảy: đại diện thằn lằn.

- Bộ Rùa: rùa, víc. ba ba...

- Bộ Cá sấu: đại diện cá sấu.

2. Vì sao gọi thằn lằn là bò sát?

Thằn lằn thuộc bộ có vảy, có đặc điểm là: da khô có vảy sừng; cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài; chân ngắn, yếu, có vuốt sắc.

Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ của chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) và vuốt sắc của chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước.

Thằn lằn là một đại diện tiêu biểu cho bộ có vảy thuộc động vật bò sát. Từ những đặc điểm kể trên, ta có thể thấy rằng: thằn lằn có đầy đủ những đặc điểm của động vật bò sát. Đồng thời, dựa vào cách di chuyển của thằn lằn ta thấy chân của thằn lằn quá ngắn và bé không thể nâng cơ thể lên được nên khi di chuyển toàn thân áp sát xuống mặt đất. Đó là lí do vì sao gọi thằn lằn là bò sát.

>>> Xem thêm: Cấu tạo ngoài của lớp bò sát

3. Vai trò của động vật bò sát

Đa số động vật bò sát là có lợi

Mang lại giá trị thực phẩm cao: như ba ba, về dược phẩm như mật trăn, rượu rắn, yếm rùa…

Có ích đối với nông nghiệp: Lớp bò sát giúp tiêu diệt sâu bọ như thằn lăn, tiêu diệt chuột như rắn.

Làm sản phẩm mỹ nghệ: Cá sấu, vảy đồi mồi hay da rắn…

Một số bò sát có hại: Rắn độc và cá sấu tấn công nguy hiểm cho con người và vật nuôi.

-------------------------

Trên đây Top lời giải đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Vì sao gọi thằn lằn là bò sát? . Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho học tập. Chúc bạn học tốt!

Câu hỏi

Nhận biết

Vì sao gọi thằn lằn là bò sát?


A.

B.

C.

D.

Gọi thằn lằn và các sinh vật cùng loại là bò sát vì thông thường loài bò sát mặt đất như rắn, trăn, thằn lằn, tắc kè v.v, người ta gọi đó là loài bò sát. Tuy nhiên không nhất thiết phải bò sát mặt đất mới gọi là loài bò sát như loài bò sát khổng lồ từ thời xa xưa như khủng long, kiếm long, các loại đó không hề bò sát, mà chân cao, có loại còn biết bay... Thực chất theo phân loại động vật thì người ta xét cấu tạo tương tự như rắn, như chim không có 4 ngăn như động vật khác, chỉ có 3 ngăn và vách ngăn hụt nên máu đỏ, màu đen pha trộn cùng nhiều đặc điểm phân loại khác, xa với câu hỏi rồi. Tóm lại đa số các loài bò sát mặt đất nên người ta gọi là loại bò sát nhưng không nhất thiết phải là như vậy

Tại sao gọi thằn lằn và các sinh vật cùng loại là bò sát?

LỚP BÒ SÁT Câu 1: Những lớp động vật có xương sống, đẻ trứng và biến nhiệt: a. Lưỡng cư, cá, chim.​​b. Thú, cá, lưỡng cư. c. Cá xương, lưỡng cư, bò sát.​ ​d. Chim,thú, bò sát. Câu 2: Thằn lằn sống được nơi khô nóng là nhờ : A. Cổ dài.​ B. Mình và đuôi dài.​ C. Da phủ vảy sừng khô, bóng.​ ​ D. Chi ngắn có vuốt. Câu 3: Vảy sừng của thằn lằn bóng có vai trò: A. Dễ di chuyển​C. Ngăn sự thoát nước cơ thể B. Giúp cho da luôn ẩm ướt​D. Bảo vệ không cho động vật khác ăn thịt Câu 4 : Đặc điểm nào của thằn lằn giúp giảm sự thoát hơi nước? A- Da khô có vảy sừng ​B- Mắt có mi​ C- Màng nhĩ nằm trong hốc tai​ D- Chi có vuốt Câu 5: Đại diện bò sát thuộc bộ có vảy là: A. Thằn lằn bóng, cá sấu. ​B. Thằn lằn bóng, rắn ráo. C. Rùa núi vàng, rắn ráo. ​D. Ba ba, thằn lằn bóng. Câu 6: Đặc điểm không có ở thằn lằn là : A. Chân 5 ngón, có vuốt ​​B. Da khô có vẩy sừng ​ C. Có hai chi sau to, khoẻ ​ ​D. Đầu có cổ dài Câu 7: Bò sát hiện nay được xếp vào mấy bộ : a. 1 bộ b. 2 bộ c. 3 bộ d. 4 bộ Câu 8: Lớp bò sát được chia làm 2 nhóm chính : a. Hàm có răng, không có mai, yếm và hàm không có răng , có mai và yếm. b. Có chi, màng nhỉ rõ và không có chi không có màng nhĩ. c. Hàm rất ngắn và hàm rất dài. d. Trứng có màng dai bao bọc và trứng có vỏ đá vôi bao bọc. Câu 9: Đặc điểm nào của thằn lằn bóng đuôi dài có tác dụng ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể ? A. Da khô có vây sừng bao bọc​ ​B. Chi có vuốt C. Đuôi dài ​ D. Cổ dài Câu 10: Thằn lằn bóng đuôi dài có da khô và vảy sừng bao bọc có tác dụng: a. Giúp thuận lợi trong động tác di chuyển ​c. Giảm ma sát giữa da với mặt đất b.Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể ​d. Cả a, b, c đều đúng