Tại sao thoái vốn vinamilk

Danh sách này bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (SCIC đang nắm giữ 36%), Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (51%), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (50%), Công ty cổ phần FPT (6%), Tập đoàn Bảo Việt (3%), Tổng công ty cổ phần Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (36%), Vinacontrol (30%), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco (35%), Công ty cổ phần Fafim Việt Nam (30%), Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học…

50% số doanh nghiệp mà SCIC đầu tư không có hiệu quả
Trong đó riêng việc thực hiện bán cổ phần Vinamilk phải chờ chỉ đạo của Chính phủ.

Cuối năm 2017, SCIC đã tổ chức hàng loạt buổi giới thiệu cơ hội đầu tư với mục tiêu thoái vốn tại một số công ty gồm Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) và Công ty cổ phần FPT. Tuy nhiên, ngoài việc mới bán được số cổ phần tại Vinaconex và Nhựa Bình Minh, các công ty khác vẫn còn kéo dài đến nay.

Mới đây vào ngày 21.6, SCIC đã thông báo sẽ đấu giá cổ phần trọn lô tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) với giá khởi điểm 111.700 đồng/cổ phiếu. Tính theo mức giá này, SCIC sẽ thu về tối thiểu 398,3 tỉ đồng nếu bán thành công.

Năm 2018, SCIC thực hiện bán vốn thành công tại 9 doanh nghiệp, trong đó bán hết vốn tại 7 doanh nghiệp và bán bớt vốn tại 2 doanh nghiệp với tổng giá trị doanh thu ghi nhận là 7.693 tỉ đồng. Thành công nhất là thương vụ thoái vốn tại Nhựa Bình Minh và Vinaconex giúp SCIC thu về gần 7.000 tỉ đồng. Hết năm 2018, SCIC đạt 12.705 tỉ đồng doanh thu hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn, tăng 72% so với năm 2017 và báo lãi 9.340 tỉ đồng, tăng 45% so với năm 2017.

Tin liên quan

Chiếm tới 45,05% vốn điều lệ, SCIC với vai trò là cổ đông lớn của Vinamilk, việc thoái bớt vốn Nhà nước tại Vinamilk tạo nên cơn sóng dư luận lớn tại Việt Nam. Nếu chẳng có gì nếu trong những doanh nghiệp tiến hành công bố thực phẩm, Vinamilk không phải là một doanh nghiệp lớn, làm ăn hiệu quả, có thương hiệu trên thị trường thì có lẽ những bất cập trong quản lý vốn Nhà nước cũng như hài hòa lợi ích của các nhóm cổ đông không diễn ra gay gắt và ầm ĩ đến vậy. Câu chuyện diễn ra từ Đại hội cổ đông năm 2015 của công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) thể hiện mâu thuẫn giữa quan điểm quản trị doanh nghiệp khác nhau.

Trước hết chúng tôi xin được khái quát một vài nét về SCIC và Vinamilk cũng như mối quan hệ giữa họ:

– Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được thành lập vào tháng 8 năm 2006 với chức năng cơ bản là quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã chuyển việc quản lý phần vốn nhà nước từ Bộ Công thương sang SCIC từ những ngày đầu.

Từ đó cho đến nay, Vinamilk luôn được xem như con gà đẻ trứng vàng của SCIC khi nhiều năm liền đóng góp tới lượng lợi nhuận cho SCIC. Theo báo cáo tài chính của Vinamilk, năm 2014 số tiền mà Vinamilk trả cổ tức cho SCIC là 1.502 tỷ đồng, tương ứng 30% tổng lợi nhuận của SCIC năm 2014. Từ những lợi ích này, SCIC liên tục phủ quyết các quyết định tăng vốn cho các đối tượng không phải cổ đông hiện hữu của Vinamilk trong các năm qua và cũng không giảm tỷ lệ sở hữu vốn của mình mặc dù Vinamilk đã nhiều lần đánh tiếng mua lại một phần vốn nhà nước.

Ảnh minh họa: Thoái hóa vốn doanh nghiệp

Mâu thuẫn đẩy lên cao trào khi ngày 1/10/2014, Hội đồng thành viên SCIC ban hành Quy chế người đại diện vốn kèm theo Quyết định số 22/QĐ. Cùng với đó tại ĐHCĐ 2015, SCIC đưa ra đề xuất bầu thêm một thành viên độc lập vào Hội đồng quản trị (HĐQT), Trưởng ban kiểm soát phải làm việc chuyên trách tại công ty, đề xuất bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk, người có ảnh hưởng nhất tại công ty qua tuổi nghỉ hưu đương nhiên mất tư cách thành viên hội đồng quản trị.

Ngoài ra SCIC còn trực tiếp đề xuất ĐHĐCĐ thông qua nội dung “trường hợp đương nhiệm mất tư cách của thành viên HĐQT, BKS trong trường hợp thành viên đó không còn được cử làm đại diện của cổ đông là tổ chức” nhưng đã bị ĐHĐCĐ phủ quyết.

Trong suốt giai đoạn 2013-2015, trong bối cảnh ngân sách nhà nước gặp khó khăn rất nhiều người cho rằng khả năng thoái vốn của SCIC tại Vinamilk sẽ xảy ra. Quyết định 2344/QĐ-TTg ngày 2/12/2013 của Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu SCIC Vinamilk được khẳng định nằm trong danh mục nắm giữ, đầu tư dài hạn của SCIC. Như vậy, SCIC chắc chắn vẫn duy trì sở hữu tại Vinamilk.

Thông tin tranh cãi về việc thoái vốn của SCIC khiến các nhà đầu tư quan ngại rằng vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến Vinamilk như thế nào nếu Ban quản lý điều hành Vinamilk có mất động lực để cống hiến, giúp doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt nhất, câu chuyện thất thu cho ngân sách nhà nước có thể xảy ra. Ở vai trò là cổ đông lớn, SCIC lại là cổ đông Nhà nước, tức là hành động nhằm bảo vệ quyền lợi Nhà nước, câu chuyện làm sao để hài hòa được quyền lợi của các cổ đông khác với SCIC và tiếp tục tận dụng được nguồn lực cao cấp tại Vinamilk để đóng góp cho ngân sách và góp phần bình ổn thị trường sữa… là câu chuyện rất khó để tìm được đáp án.

Vinamilk có tầm ảnh hưởng lớn với thị trường sữa Việt Nam

Có người cho rằng với vai trò là cổ đông lớn của công ty, SCIC cần phải cùng tham gia, ủng hộ các chiến lược để phát triển công ty, theo hướng vì quyền lợi chung của Vinamilk và của các cổ đông trong đó có SCIC. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, SCIC nên tập trung tham gia hỗ trợ doanh nghiệp, tái cơ cấu doanh nghiệp thay vì quan tâm nhiều đến Vinamilk, lấy tiền đó đầu tư cho y tế, giáo dục hay cơ sở hạ tầng bởi sữa không phải là lĩnh vực Nhà nước cần nắm quyền kiểm soát chi phối. Nhà nước không nên đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác có  những lợi thế đầu tư.

Chiều 23/9, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước SCIC đã thông tin chi tiết hơn về kế hoạch thoái vốn tại 10 doanh nghiệp lớn trong đó trọng tâm thực hiện đầu tiên là tại CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (mã VNM).

Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch hội đồng thành viên SCIC cho biết, SCIC hiện đang quản lý phần vốn ở 10 doanh nghiệp, giá trị vốn hoá tính đến thời điểm này khoảng 100.000 tỷ đồng trong đó VNM chiếm đến 90%.

Ông Chi cho biết, chỉ đạo của Thủ tướng tiếp tục tái cấu trúc, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ, quá trình rút vốn có trình tự, kiểm soát đảm bảo không thất thoát vốn nhà nước và ổn định cho sự phát triển của doanh nghiệp do đây đều là những doanh nghiệp lớn.

“Sau khi nhận chỉ đạo, SCIC đã thực hiện công tác chuẩn bị, theo đó sẽ tiến hành thoái vốn đợt 1 tại VNM với số vốn 9%, đặt mục tiêu kết thúc giao dịch này trong năm 2016. Với 9 doanh nghiệp còn lại đang xây dựng lộ trình, báo cáo các cấp có thẩm quyền, có thể thực hiện thoái vốn tại một số doanh nghiệp vào đầu năm 2017”, ông Chi nhấn mạnh.

Cũng theo ông Chi, sẽ có tổ chức tư vấn quốc tế và trong nước tham gia kế hoạch này, tư vấn về tổng thể kế hoạch thoái vốn, xác định giá khởi điểm, các thủ tục pháp lý, tư vấn luật. SCIC kỳ vọng bán giá cao nhất có thể, càng cao càng tốt, trong quá trình tư vấn sẽ đưa ra mức giá sàn và chắc chắn không thấp hơn giá thị trường. …

Ảnh minh họa.

Lý giải về con số 9%, đại diện SCIC cho biết, mức 9% là khối lượng lượng đủ lớn để hấp dẫn các nhà đầu tư và thông qua lô cổ phiếu như vậy thì sẽ thu được giá hiệu quả. “Tuy nhiên, không loại trừ sẽ không phải 1 mà có 2 nhà đầu tư mua, phụ thuộc vào kết quả chào của nhà đầu tư, chúng tôi suy nghĩ lựa chọn cách thức nào để hiệu quả nhất, nếu có 1 nhà đầu tư mà chào thấp thì sao do đó phải làm roadshow và thoả thuận ngoài sàn, linh hoạt để đạt mục tiêu”, ông Chi lưu ý thêm.

Về bài toán giữ thương hiệu cho những doanh nghiệp nhà nước thoái vốn, ông Chi cho biết, Vinamilk là một thương hiệu lớn và giá trị rất cao, giá trị thực chưa đến 1 tỷ USD, giá thị trường lên đến 9 tỷ USD, không có lý do gì nhà đầu tư mua với giá cao lại “bỏ đi”.

“Rõ là giá trị thương hiệu rất lớn, chẳng nhẽ nhà đầu tư mua với giá như vậy sau này lại bỏ đi. Sau này Chính phủ sẽ có những chính sách khác nữa để giữ gìn được thương hiệu Việt Nam sau khi nhà nước thoái vốn. Chúng ta đang vận hành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, cần chấp nhận các quy luật của nó”, ông Chi nêu quan điểm.

Hiện SCIC đang nắm 44,7% cổ phần Vinamilk. Ngoài Vinamilk, 9 trong số 10 doanh nghiệp lớn mà SCIC đang đại diện phần vốn Nhà nước dự kiến cũng sẽ có kế hoạch thoái vốn cụ thể trong năm 2017 như FPT, FPT Telecom, Bảo hiểm Bảo Minh, Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia, Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Nhựa Bình Minh và Công ty Xuất nhập khẩu Sa Giang.

Nguyễn Thảo
Nguồn BizLive

Thoái vốn tại Vinamilk: Cuộc chơi cho nhà đầu tư lớn và bài học "gái đẹp ế chồng"

Tháng 10/2017, SCIC dự kiến thoái tiếp 3,33% cổ phần tại Vinamilk. Thị trường đang chờ đợi những thay đổi trong phương thức thoái vốn của SCIC, đặc biệt khi bài học bán “ế” cổ phần Vinamilk vào tháng 12/2016 vẫn còn đó.

Không để “gái đẹp ế chồng”

Theo kế hoạch do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) công bố mới đây thì 3,3% cổ phần của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được chào bán sắp tới nằm trong số cổ phần chưa bán hết của đợt chào bán cuối năm ngoái. SCIC dự kiến thu về ít nhất 7.000 tỷ đồng từ đợt thoái vốn này.

Còn nhớ, vào tháng 10/2016, thị trường sôi sục trước thông tin SCIC lần đầu tiên thoái 9% vốn tại Vinamilk sau nhiều năm nắm giữ, vì cổ phiếu VNM của Vinamilk vốn được đông đảo nhà đầu tư nước ngoài yêu thích. Tuy nhiên, khi phiên đấu giá chính thức diễn ra vào tháng 12/2016, SCIC chỉ bán được 5,4% cổ phần cho cổ đông lớn Fraser & Neave.

Dây chuyền sản xuất của Vinamilk. Ảnh: Lê Toàn

Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, trong đợt chào bán sắp tới, SCIC sẽ rút kinh nghiệm như thế nào? Theo phân tích của các chuyên gia về đợt thoái vốn tháng 12/2016, SCIC đã mắc một số sai lầm như tổ chức chào bán trùng với kỳ nghỉ lễ Giáng sinh của phương Tây, giá chào bán là 144.000 đồng/cổ phiếu - cao hơn hẳn thị giá khi đó. Ngoài ra, nhà đầu tư phải đặt cọc 10% và thời gian chào bán gấp gáp cũng khiến các nhà tư vấn không kịp xây dựng phương pháp dựng sổ (book-building) theo chuẩn quốc tế.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc phân tích của Công ty Chứng khoán Sacombank cho biết, SCIC nên rút kinh nghiệm từ những sai sót lần trước, chủ động thay đổi phương thức chào bán, như công bố sớm các chi tiết trong kế hoạch chào báo, định giá, phương thức bán. Việc này sẽ đảm bảo các nhà đầu tư tổ chức có đủ thời gian tham khảo và đưa ra quyết định.

“Giá chào bán năm ngoái được xem là cao, nhưng VNM là một trong những cổ phiếu tăng trưởng ổn định nhất thị trường về dài hạn. Thị giá VNM hiện nay tăng trưởng khả quan so với năm ngoái là một thuận lợi cho SCIC khi đưa ra giá chào bán sắp tới. Nếu giá đấu có cao hơn thị giá một chút thì cũng phù hợp với một cổ phiếu tăng trưởng đều như VNM và vẫn đủ sức thu hút nhà đầu tư”, ông Khanh bày tỏ quan điểm.

Theo bà Đào Nguyễn, chuyên viên phân tích cấp cao tại Công ty Chứng khoán Bản Việt, SCIC sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài nếu áp dụng phương pháp dựng sổ, vốn đã được một số doanh nghiệp trong nước như Vietjet, Novaland hay VPBank sử dụng khi gọi vốn ngoại.

“Dựng sổ sẽ giúp SCIC hiểu được mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến đâu để đưa ra mức giá phù hợp. Nhà đầu tư được chủ động hơn trong việc quyết định giá mua và đặc biệt là không phải đặt cọc 10% như hình thức đấu giá”, bà Đào cho hay. Tuy nhiên, khó khăn là hành lang pháp lý cho phương thức dựng sổ tại Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện.

Nhận diện người mua

Nhiều khả năng giá chào bán của đợt chào bán sắp tới sẽ cao hơn thị giá, nên các chuyên gia cho rằng, đây sẽ là cuộc chơi dành riêng các nhà đầu tư tổ chức, còn nhà đầu tư cá nhân chỉ cần mua cổ phiếu qua sàn.

Theo ông Nguyễn Hồng Khanh, số cổ phần  được chào bán sắp tới là khá ít, một số nhà đầu tư tổ chức lớn có thể mua được toàn bộ. Ngoài ra, việc SCIC định hướng sẽ tiếp tục giữ cổ phần chi phối tại Vinamilk trong thời gian tới cũng sẽ khiến các tổ chức có ý định thâu tóm phải suy nghĩ lại chiến lược.

Còn bà Đào Nguyễn thì cho rằng, lượng cổ phiếu chào bán nhiều hay ít không quan trọng bằng cách thức SCIC tổ chức đợt chào bán. Nếu phương thức chào bán có nhiều thay đổi so với đợt tháng 12/2016, thì nhiều nhà đầu tư tổ chức nước ngoài vẫn sẽ hào hứng tham gia.

Trong báo cáo mời đây, chuyên viên phân tích Jonathan Seow của Ngân hàng CIMB (Singapore) cho biết, Fraser & Neave (F&N) vẫn đang “ngấp nghé” ý định mua thêm cổ phần của Vinamilk từ tay SCIC. Vì thế, doanh nghiệp này sẽ theo dõi sát sao đợt thoái vốn sắp tới và có khả năng tiếp tục tham gia cuộc chơi.

“F&N từ lâu đã công khai ý định tăng sở hữu tại Vinamilk. Hiện nay, sau đợt mua tháng 12/2016 và mua thêm trên sàn sau đó, nhà đầu tư này đang sở hữu 18,74% cổ phầm của Vinamilk và nhiều khả năng sẽ tiếp tục săn đón lượng cổ phần lớn từ SCIC”, ông Seow nhận xét trong báo cáo.

Video liên quan

Chủ đề