Tại sao tiếng nhật có 2 bảng chữ cái

Tại sao tiếng nhật có 2 bảng chữ cái

14:24 - 21/05/2021

Lượt xem : 693

    Dù là học ngôn ngữ nào thì bước khởi đầu của chúng ta chính là bảng chữ cái. Tuy nhiên Tiếng Nhật có đến 3 loại bảng chữ cái. Đó cũng chính là lý do khiến không ít bạn vì không xác định được phương pháp học mà từ bỏ việc theo đuổi ngôn ngữ này.

Bài viết này KJVC Việt Nam xin chia sẻ về bí quyết nhớ bảng chữ cái tiếng Nhật siêu tốc để hỗ trợ quá trình học tiếng Nhật của các bạn đạt hiệu quả tốt hơn.

1. Giới thiệu về bảng chữ cái tiếng Nhật.

Tại sao tiếng nhật có 2 bảng chữ cái

Bảng chữ cái Hiragana, Katakana và 1 vài chữ Kanj cơ bản

a/ Bảng chữ cái Hiragana.

Bảng chữ cái Hiragana hay còn gọi là bảng chữ mềm, gồm 104 chữ trong đó có 46 chữ cơ bản; là một dạng văn tự biểu âm truyền thống của tiếng Nhật. Được dùng để ghi các từ gốc Nhật, các cấu trúc ngữ pháp và phiên âm cho chữ Kanj.                                                         

b/ Bảng chữ cái Katakana.

Bảng chữ cái Katakana hay còn gọi là bảng chữ cứng, cũng gồm 104 chữ trong đó có 46 chữ cơ bản và phát âm giống như bảng chữ cái Hiragana; là một thành phần trong hệ thống chữ viết truyền thống của Nhật Bản. Được dùng để phiên âm các từ ngoại lai – các từ mượn từ nước ngoài

c/ Chữ Kanji

Chữ Kanj hay còn gọi là chữ Hán- bắt nguồn từ Trung Quốc và chiếm hơn 70% chữ tiếng Nhật, xuyên suốt trong lộ trình học tiếng Nhật từ sơ cấp đến cao cấp. Càng lên trình độ cao càng phức tạp.

2. Bí quyết nhớ bảng chữ cái tiếng Nhật siêu tốc.

a/ Cách thứ nhất: Học theo flascard - cách học thực sự hiệu quả và thú vị.

Flashcard là dụng cụ hữu hiệu cho các bạn yêu thích 1 ngôn ngữ nào đó mà muốn vừa học vừa thực hành. Đây là thẻ học gồm 2 mặt: 1 mặt in chữ, 1 mặt in hình ảnh và ví dụ…

Tại sao tiếng nhật có 2 bảng chữ cái
                                                                                                                                Flashcard

Đối với công cụ này bạn hoàn toàn có thể mang theo mọi lúc và hơn hết có thể phân loại các phần đã nhớ rõ và các phần chưa nhớ.

b/ Cách thứ 2: Học cùng bạn – cách học có nhiều sự tương tác.

Tại sao tiếng nhật có 2 bảng chữ cái

Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có bạn đồng hành trên con đường trinh phục tiếng Nhật. Việc của bạn là cùng trao đổi và đưa ra lộ trình và phương pháp học để cả nhóm cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẻ và trao đổi về những kinh nghiệm và kiến thức.

c/ Cách thứ 3: Học truyền thống – giúp nhớ lâu hơn.

Cách học truyền thống - là cách học đòi hỏi các bạn thật sự kiên trì và kiên trì vì phải sử dụng hết tất cả các thao tác viết - nhìn, đọc - nghe. Để đạt được kết quả thì mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên mình thấy với cách học này sẽ nhớ rất lâu. Và đặc biệt đối với những từ vựng khó nhớ thì đây là cách học lý tưởng nhất.

d/ Cách thứ 4: Liên tưởng về hình ảnh hoặc thông qua các bài hát…

Tại sao tiếng nhật có 2 bảng chữ cái
Học tiếng Nhật qua hình ảnh

Đối với cách học này thực sự sẽ gây hứng thú cho các bạn rất nhiều. Từ những hình ảnh, bài hát, … các bạn hoàn toàn có những câu chuyện thú vị riêng cho từng từ vựng.

  Trên đây KJVC Việt Nam đã giới thiệu các cách học mà bản thân mình rút ra được trong suốt quá trình học tiếng Nhật .Và dù là cách học như nào thì mình nghĩ rằng việc học, học nữa, học mãi; việc viết nhiều; nói nhiều; việc thường xuyên thực hành sẽ đưa tới những kết quả thành công. Các bạn thấy sao? Hãy cùng áp dụng và điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân mình nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Với những ai học tiếng Nhật đều biết, trong tiếng Nhật có đến 3 loại chữ cái đó là chữ mềm – Hiragana, chữ cứng – Katakana và Hán tự hay còn gọi là Kanji. Trong các văn bản, tin tức của Nhật bạn có thể thấy người Nhật sử dụng cả 3 loại chữ và hiệu quả của chúng trong từng hoàn cảnh là khác nhau.

Tuy nhiên bạn có biết, cùng một câu văn nhưng việc lựa chọn viết từ ngữ hoặc cụm nào đó bằng loại chữ nào sẽ mang lại hiệu quả diễn đạt khác nhau. Tại sao lại như vậy? Hiệu quả của chúng là gì? Cân chú ý gì khi dùng? Cùng LocoBee tìm hiểu nhé!

NIPPON★GO với 3 cấp độ sơ – trung cấp dành cho ôn luyện JLPT

Hiragana – Định nghĩa, hiệu quả và lưu ý khi sử dụng

Định nghĩa

Hiragana – chữ mềm là một dạng văn tự biểu âm truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống chữ viết Nhật Bản, cùng với katakana (片仮名) và kanji (漢字); bảng ký tự Latinh, romaji, cũng được dùng trong một số trường hợp. Hiragana và katakana đều là các hệ thống kana, có đặc điểm là mỗi ký tự biểu diễn một âm tiết. Mỗi chữ kana hoặc là một nguyên âm (như a 「あ」); một phụ âm đi cùng với một nguyên âm (như ka 「か」); hoặc n 「ん」, một âm gảy, sẽ tùy vào âm ở sau mà phát âm thành [ɴ], [m], [n], [ŋ] hoặc nếu đứng ở trước nguyên âm sẽ trở thành nguyên âm mũi.

Nguồn: Wikipedia 

Tại sao tiếng nhật có 2 bảng chữ cái

Hiệu quả sử dụng chữ mềm

  • Chữ hiragana dễ đọc nên có cảm giác thân thiện, nhẹ nhàng với người đọc người xem
  • Có thể để lại ấn tượng mềm mỏng, nhẹ nhàng với đối phương

Tại sao tiếng nhật có 2 bảng chữ cái

Lưu ý khi sử dụng chữ mềm

  • Chữ hiragana khá đơn giản nên ai cũng có thể đọc được nhưng nếu như sử dụng nhiều chữ này quá mức sẽ làm cho câu văn có tính trẻ con
  • Nếu như với các Hán tự mà ai cũng biết rồi thì cần vận dụng thật nhiều. Do đó chỉ giới hạn việc không dùng Hán tự mà ai cũng biết khi có chủ ý của riêng mình thôi nhé!

Katakana – Định nghĩa, hiệu quả và lưu ý khi sử dụng

Định nghĩa:

Katakana là một thành phần trong hệ thống chữ viết truyền thống của Nhật Bản, bên cạnh hiragana, kanji và một số ký tự khác. Từ “katakana” có nghĩa là “kana chắp vá”, do chữ katakana được tạo thành từ các nét giống Kanji nhưng chưa đủ nét để thành một chữ Hán hoàn chỉnh.

Katakana được tạo thành từ các nét thẳng, nét cong và nét gấp khúc y như các nét trong chữ Hán, là kiểu chữ đơn giản nhất trong chữ viết tiếng Nhật. Do nét vẽ như vậy, Katakana còn được gọi là “chữ cứng” trong tiếng Việt.

Katakana có 2 kiểu sắp thứ tự thường gặp: kiểu sắp xếp cổ iroha (伊呂波) và kiểu thường dùng thịnh hành gojuon (五十音).

Nguồn: Wikipedia

Hiệu quả sử dụng chữ cứng

  • Khi viết những từ Nhật ngoại lai đều cần viết chúng dưới dạng chữ cứng – katakana. Tuy nhiên, khi viết các từ mà thông thường được viết bằng chữ mềm, Hán tự bằng dạng chữ katakana sẽ làm cho câu văn có cảm giác sống động, ấn tượng và dễ thu hút người đọc, người xem hơn. Bạn có thể thấy khá nhiều ở các tin tức hoặc chương trình ti vi
  • Ngoài ra nó còn có thể làm cho từ vựng có cảm giảm nhẹ nhàng hơn

Ví dụ:

“借金” (shakkin) và “ローン” đều có nghĩa là khoản vay, món nợ. Tuy nhiên khi nhìn vào “ローン” cảm giác sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều về tâm lí. Đó cũng chính là lí do vì sao các ngân hàng, công ty bất động sản sử dụng từ này trong dịch vụ cung cấp các khoản vay dành cho khách hàng.

Lưu ý khi sử dụng chữ cứng

  • Mặc dù chữ cứng có hiệu quả sử dụng khác so với Hán tự và chữ mềm nhưng không vì thế mà lạm dụng nó
  • Tốt nhất là chỉ nên dùng khi bạn muốn nhấn mạnh điều gì đó

Tại sao bảng chữ cái Katakana lại khó?

Hán tự – Định nghĩa, hiệu quả và lưu ý khi sử dụng

Định nghĩa

Kanji (漢字 – かんじ – Hán tự) là chữ Hán được sử dụng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật hiện đại cùng với hiragana và katakana. Thuật ngữ tiếng Nhật “kanji” dùng để chỉ các kí tự Trung Quốc nghĩa đen là “Hán tự” và nó được viết cùng kí tự với tiếng Trung mà đọc theo bính âm Quan thoại là “hànzì”.

Nguồn: Wikipedia 

Hiệu quả sử dụng Hán tự

  • Mang lại cho người đọc, người xem cảm giác nghiêm túc
  • Bằng việc sử dụng Hán tự, nó mang lại hiệu quả về sự chân thật nên câu văn sẽ trở nên được tin tưởng hơn

Bí quyết chiến đấu với phần thi đọc hiểu của bài JLPT

Lưu ý khi sử dụng Hán tự

  • Khi dùng quá nhiều chữ cứng có thể dẫn đến khó đọc vì dù người viết có thể đọc được chữ đó nhưng không có nghĩa là hiểu hết
  • Với những Hán tự khó thì tốt nhất hãy viết dưới dạng chữ mềm
  • Tỉ lệ kanji và chữ mềm trong một câu văn tốt nhất là 7:3

Ví dụ về hiệu quả sử dụng 3 bảng chữ cái

Ví dụ 1

  • かわいい – chữ mềm dùng với đối tượng nào cũng được nên mang đến cảm giác hơi hời hợt
  • カワイイ- chữ cứng mang cảm giác đáng yêu và hiện đại
  • 可愛い – Hán tự ấn tượng về sự duyên dáng, đáng yêu

Tại sao tiếng nhật có 2 bảng chữ cái

Ví dụ 2

  • きれい – chữ mềm dùng với đối tượng nào cũng được nên mang đến cảm giác hơi hời hợt
  • キレイ – chữ mềm cảm giác sạch sẽ, gọn gàng
  • 綺麗 – Hán tự ấn tượng về vẻ đẹp tạo hình, đẹp đến từng tỉ lệ

Các bạn đã thấy sự thú vị khi biết cách sử dụng đúng chỗ, đúng lúc các kiểu chữ để có được hiệu quả diễn đạt tối đa rồi đúng không? Hãy thử để ý các tin tức, chương trình tivi, poster… bạn sẽ bắt gặp hiện tượng này và hiểu tâm ý của người muốn truyền tải nhiều hơn đó! 

Top 25 Instagram hashtag hữu dụng nhất để hiểu về con người Nhật Bản

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.