Tại sao việt nam không đá olympic

Tại sao việt nam không đá olympic

Nếu không có thêm nguồn lực đầu tư từ xã hội, thể thao VN khó có được chân đế vững chắc để hướng đến đấu trường Olympic - Ảnh NGUYỄN KHÁNH

Trong tổng số 2.560 tỉ đồng tiền chi thường xuyên cho sự nghiệp của Bộ VH-TT&DL năm 2021, chi thường xuyên cho riêng lĩnh vực thể thao là 857 tỉ đồng, cao nhất từ trước tới nay.

Nguồn chi cho thể thao tăng nhưng vẫn không đủ

Theo thống kê của Tuổi Trẻ, tổng chi cho Bộ VH-TT&DL từ trung ương năm 2020 là 3.297 tỉ đồng. Trong đó có 2.564 tỉ đồng chi thường xuyên và số chi riêng cho sự nghiệp thể thao là 780 tỉ đồng. Con số này của năm 2019 là 572 tỉ đồng. 

Điều này cho thấy việc tăng ngân sách chi cho thể thao. Ngoài ngân sách trung ương, hiện nay Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương chi nhiều nhất cho thể thao. Cụ thể, năm 2020 Hà Nội chi cho lĩnh vực thể thao 659 tỉ đồng, còn TP.HCM là 503 tỉ đồng.

Ngân sách chi cho thể thao dù tăng đều trong những năm qua nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu để thể thao VN tăng tốc. 

Muốn có nguồn lực để phát triển mạnh mẽ, ngành thể thao chắc chắn phải tìm kiếm các nguồn đầu tư từ xã hội thông qua Ủy ban Olympic VN, các liên đoàn thể thao quốc gia. 

Nếu không, việc thực hiện mục tiêu có huy chương ở Olympic sẽ rất khó đạt được nếu nhìn về những gì các VĐV đang được đầu tư.

VĐV dự Olympic được hưởng lương 7 triệu đồng/tháng

Hiện nay, mức lương trung bình một VĐV đội tuyển quốc gia được nhận vào khoảng 7 triệu đồng/tháng, áp dụng theo nghị định 152 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 24-12-2018). 

Ngoài tiền lương, VĐV được thực hiện chế độ dinh dưỡng theo thông tư 86 của Bộ Tài chính (có hiệu lực từ ngày 1-1-2021). Theo đó, VĐV đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia được hưởng tiền ăn 320.000 đồng/người/ngày.

Với HLV, VĐV được triệu tập vào đội tuyển quốc gia để chuẩn bị cho SEA Games, Asiad, Olympic sẽ được hưởng chế độ dinh dưỡng tăng lên 480.000 đồng/người/ngày trong thời gian 90 ngày trước khi đại hội diễn ra. 

Với những HLV, VĐV ở những môn có thể tranh HCV Asiad, Olympic trẻ, tranh suất dự Olympic được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày. Toàn bộ số tiền này được chi cho việc ăn uống và cả thực phẩm chức năng hỗ trợ VĐV trong quá trình tập luyện.

Đời sống của VĐV ở địa phương vô cùng khó khăn

Các quy định khung của Nhà nước là vậy, nhưng việc thực hiện ở các địa phương thì mỗi nơi một khác. Tỉnh, thành nào có điều kiện có thể áp dụng theo đúng quy định, tỉnh nghèo thì VĐV địa phương gặp vô vàn khó khăn. Hầu hết các địa phương - nơi phát hiện, đào tạo ban đầu cho VĐV thể thao đỉnh cao của VN - luôn ở trong tình trạng thiếu thốn đủ thứ.

Trò chuyện với Tuổi Trẻ, một HLV thể thao thành tích cao của tỉnh Bắc Kạn nói: "Từ ngày 1-1-2021 lẽ ra phải thực hiện trả tiền lương cho VĐV, HLV theo thông tư 86 của Bộ Tài chính, nhưng tỉnh tôi có lẽ vì khó khăn nên vẫn thực hiện theo quy định cũ. 

Hiện VĐV của tôi ở đội tuyển tỉnh được hưởng lương 55.000 đồng/người/ngày (đúng quy định là 180.000 đồng/người/ngày), một tháng các em được trả gần 1,5 triệu đồng. Còn tiền ăn hiện các em đang được hưởng chế độ ăn 130.000 đồng/người/ngày (đúng quy định là 240.000 đồng/người/ngày). 

Các em được tuyển vào đội năng khiếu của tỉnh cũng không được đóng học phí, gia đình vẫn phải tự lo. Đi theo thể thao quá khó khăn, vì thế nhiều lần chúng tôi đã tuyển được VĐV tài năng nhưng gia đình không cho con em theo tập. Ở nhà các cháu còn có thể vừa đi học vừa làm ruộng, chăn trâu phụ giúp gia đình".

Tiền ăn 70.000 - 90.000 đồng/ngày làm sao đủ dinh dưỡng để tập luyện

Không phải là tỉnh nghèo như Bắc Kạn nhưng Khánh Hòa là một trong những địa phương có chế độ đãi ngộ với VĐV thuộc vào loại thấp của cả nước.

Thể thao Khánh Hòa nhiều năm qua không phát triển được cũng là do đãi ngộ quá kém. Gần đây nhất, việc VĐV điền kinh Trần Nhật Hoàng đoạt 3 HCV SEA Games 30 mới khiến người ta nhớ đến thể thao Khánh Hòa.

Một HLV Khánh Hòa nói với Tuổi Trẻ: "Điều kiện tập luyện của VĐV Khánh Hòa rất kém, không đảm bảo để thu hút tài năng và phát triển thể thao thành tích cao.

VĐV của Khánh Hòa hiện thực hiện chế độ ăn: 70.000 đồng/người/ngày (VĐV năng khiếu mới tuyển), 90.000 đồng/người/ngày (VĐV đẳng cấp 1) và 110.000 đồng/người/ngày (VĐV kiện tướng).

Mỗi năm VĐV của tôi được phát 2 đôi giày bata, 1 đôi giày đinh, 2 bộ quần áo tập luyện. VĐV trẻ cần có dinh dưỡng tốt để tập mà ăn 70.000 - 90.000 đồng/ngày cho 3 bữa thì các em làm sao có đủ dinh dưỡng để tập".

Tại sao việt nam không đá olympic
Đoàn thể thao Việt Nam lên đường về nước, chia tay Olympic Tokyo 2020

KHƯƠNG XUÂN

Đoàn thể thao Việt Nam sẽ bay sang Nhật Bản vào ngày 18/7 tới để tham dự Olynpic Tokyo 2020 với 18 vận động viên ở 11 môn thi đấu. 

Trong số này không có đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam, dù lứa cầu thủ U23 đã giành nhiều thành công xuất sắc vang dội ở lục địa những năm qua như huy chương vàng SEA Games, Á quân U23 châu Á, giành hạng tư ASIAD.
Điều này khiến nhiều người hâm mộ đặt câu hỏi rằng ” Tại sao bóng đá Việt Nam không được tham dự Thế vận hội ? ”

Câu trả lời đến từ vòng chung kết U23 châu Á 2020 tại Thái Lan. Đây chính là vòng loại Olympic dành cho môn bóng đá nam của khu vực châu Á. Ba đội đứng đầu giải này giành vé dự Olympic Tokyo.

Tại đây, đội tuyển U23 Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng với 2 trận hòa và 1 thất bại nên không có cơ hội tranh vé dự. 

Đây là điều đáng tiếc cho bóng đá Việt Nam. Năm 2018, thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo tạo kỳ tích vào tới trận chung kết U23 châu Á gặp Uzbekistan. Dù không thắng lợi, tất cả chúng ta cũng đủ điều kiện kèm theo nằm trong ba đội mạnh nhất . Tuy vậy, thành tích giải này không được dùng để xét vé dự Olympic. Chỉ vòng chung kết U23 châu Á được tổ chức triển khai ngay trước Olympic mới được tính là vòng loại Thế vận hội . Trong lịch sử vẻ vang, đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam chưa một lần dự Thế vận hội bởi hiệu quả không tốt tại U23 châu Á. Hiện tại dù vẫn chưa thể giành vé tuy nhiên thời cơ đang dần mở ra cho đội tuyển Việt Nam sau những thành công xuất sắc . Nếu lặp lại được thành tích giống với U23 châu Á 2018 tại Thường Châu vào năm 2018, tất cả chúng ta sẽ có vé dự Olympic Paris 2024 .

Tại sao việt nam không đá olympic

U23 Việt Nam thất bại tại U23 châu Á 2019 tại Thái Lan nên không thể giành vé dự Olympic Tokyo 2020. (Ảnh: Hiển Nguyễn/Vietnam+)

Trong khi đó, con đường để đội tuyển Olympic nữ Việt Nam giành vé dự Thế vận hội diễn ra vào năm nay ngắn hơn những đồng nghiệp nam. Tuy vậy, hiệu quả vẫn không khác nhau bởi những cô gái thất bại ở cửa ải sau cuối . Với môn bóng đá nữ, châu Á tổ chức triển khai riêng không liên quan gì đến nhau vòng loại tranh vé Olympic gồm 4 vòng. Đội tuyển nữ Việt Nam có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng FIFA nên được đặc cách vào thẳng vòng hai . Ở lần tranh tài vừa mới qua để tranh vé dự Olympic Tokyo 2020, thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung đã chơi hay để tiến vào vòng ba. Sau đó, nhờ một chút ít như mong muốn khi Triều Tiên bỏ giải, tất cả chúng ta lọt vào vòng sau cuối và chỉ cách tấm vé dự Olympic hai trận đấu .

Tuy vậy, ở cửa ải ở đầu cuối gồm toàn những đội bóng lớn, đội tuyển nữ Việt Nam không hề tạo nên giật mình. Chúng ta thua nước Australia ở cả hai lượt trận với tổng tỷ số 1-7 .

Vòng loại Olympic Tokyo 2020 là lần đầu tiên các cô gái Việt Nam đi sâu tới vậy.  

Dễ nhận thấy, tấm vé dự Olympic với bóng đá Việt Nam vẫn còn xa vời như suất tham gia vòng chung kết World Cup. / .

Tại sao việt nam không đá olympic
Đội tuyển nữ Việt Nam chỉ cách tấm vé dự Olympic Tokyo 2020 hai trận đấu ở đầu cuối với nước Australia. ( Ảnh : Vietnam + )

Sơn Nguyễn (Vietnam+)

Tác động từ Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) là nguyên nhân lớn nhất khiến bóng đá nam Olympic không có sức hút như World Cup.

Tại sao việt nam không đá olympic

Bóng đá được đưa vào chương trình thi đấu Olympic từ năm 1900. Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận bóng đá là môn thể thao của Thế vận hội nhưng FIFA không muốn như vậy. Liên đoàn Bóng đá Thế giới cũng không công nhận thành tích của các quốc gia khi thi đấu ở Olympic.

Mâu thuẫn giữa FIFA và IOC

Ban đầu, phương án tổ chức môn bóng đá rất lộn xộn, không có sự thống nhất. Ở Olympic London 1908, bóng đá có 6 đội tham dự, phương án tổ chức do Liên đoàn Bóng đá Anh đề ra.

Tới Olympic Thụy Điển 1912, đến lượt Liên đoàn Bóng đá nước này được phép quyết định mọi chuyện. Phần lớn cầu thủ tham dự kỳ Olympic này đều là nghiệp dư.

Đoàn Thể thao Vương quốc Anh buộc phải thành lập một đội bóng nghiệp dư trước khi đến Bắc Âu. Tuy nhiên, do quy định không rõ ràng, một số cầu thủ đang thi đấu ở các CLB chuyên nghiệp như Derby County, Bradford City, Chelsea vẫn được tham dự.

Sau Olympic 1928, mối quan hệ giữa FIFA và IOC ngày càng xấu đi. FIFA cho rằng việc Olympic là sân chơi của cầu thủ nghiệp dư làm cản trở sự phát triển của bóng đá, không thể hiện sức mạnh của môn thể thao vua ở từng quốc gia. Đây là một trong những lý do World Cup ra đời sau đó 2 năm. Cúp thế giới đầu tiên được tổ chức tại Uruguay với chức vô địch thuộc về nước chủ nhà là sự khởi đầu cho một trong những sự kiện thể thao hấp dẫn nhất lịch sử.

Có World Cup trong tay, FIFA lập tức tìm cách hạ thấp giá trị môn bóng đá nam tại Olympic, thứ giờ là đối trọng trực tiếp cho sự phát triển của họ.

Ở Los Angeles 1932, FIFA tìm cách loại bóng đá khỏi danh sách các môn thi đấu. Nỗ lực của họ thành công. Và phải đến Olympic 1936 tại Berlin, môn thể thao vua mới quay trở lại.

Tại sao việt nam không đá olympic

Ibrahimovic và Ronaldo không có nhiều cơ hội tham dự Olympic khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Ảnh: Getty Images.

Olympic là sân chơi dành cho các cầu thủ nghiệp dư trong khi World Cup là đấu trường để các cầu thủ chuyên nghiệp thể hiện tài năng. Theo thời gian, khác biệt về chất lượng giữa World Cup và Olympic ngày càng lớn. Không muốn môn bóng đá nam ở Thế vận hội trở nên kém hấp dẫn, bắt đầu từ Los Angeles 1984, IOC quyết định cho phép các cầu thủ chuyên nghiệp được tham dự.

Điều này khiến lợi ích của FIFA bị ảnh hưởng. World Cup và Olympic được tổ chức đan xen vào năm chẵn. Do đó, việc các ngôi sao hàng đầu thế giới tụ hội 2 năm một lần khiến mọi thứ trở nên nhàm chán với người hâm mộ. Giá trị bản quyền truyền hình cũng có thể sụt giảm (World Cup được tường thuật trực tiếp lần đầu vào năm 1954).

FIFA cũng muốn bảo vệ lợi ích cho các liên đoàn khu vực, đặc biệt là Liên đoàn Bóng đá Châu Âu (UEFA) và Liên đoàn Bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL), bởi phần lớn cầu thủ đẳng cấp đều thuộc 2 khu vực này.

Một thỏa thuận được đưa ra. Nhiều đội tuyển bóng đá không thuộc UEFA hoặc CONMEBOL được phép triệu tập những cầu thủ ưu tú nhất tham dự Olympic. Ngược lại, các liên đoàn châu Âu và Nam Mỹ không được mang đến Thế vận hội những cái tên từng thi đấu ở World Cup dù chỉ một trận.

Kể từ Olympic 1992 tại Barcelona, FIFA tiến thêm một bước nữa. Họ vận động để hạn chế độ tuổi ở nội dung bóng đá nam xuống U23. Đến Olympic 1996 tại Atlanta, một thay đổi nhỏ xuất hiện khi mỗi đội được phép triệu tập tối đa 3 cầu thủ trên 23 tuổi.

Điều này khiến cho nhiều cầu thủ rất tài năng nhưng chỉ được tham dự Olympic một lần. Ronaldo "béo" là một ví dụ. Năm 1996, ông cùng U23 Brazil giành HCĐ Olympic tại Atlanta. Đó là lần duy nhất "người ngoài hành tinh" tham dự Thế vận hội. Ở những kỳ Olympic tiếp theo, ông không có tên trong danh sách 3 cầu thủ trên 23 tuổi của Olympic Brazil.

Ronaldo "béo" luôn trân trọng những kỷ niệm ông có được tại Olympic 1996. Chia sẻ với Standard Sport sau lễ bốc thăm chia bảng môn bóng đá Olympic Rio 2016, Ronaldo nhớ lại: “Tôi rất tự hào về tấm HCĐ đó. Nó có một vị trí đặc biệt trong bộ sưu tập danh hiệu của tôi. Chúng tôi không thể giành HCV. Song, bất kỳ VĐV nào cũng sẽ tự hào về tấm huy chương Olympic của mình”.

Nhờ những sự thỏa hiệp tương tự, World Cup luôn có sức hút lớn hơn nội dung bóng đá nam ở Thế vận hội. Một phần số tiền FIFA kiếm được từ World Cup sẽ dùng để phát triển bóng đá ở các khu vực. Do đó, các thành viên FIFA không phản đối thỏa thuận giữa cơ quan quyền lực nhất bóng đá thế giới với IOC.

Tại sao việt nam không đá olympic

Bóng đá Cameroon giành HCV Olympic 2000. Ảnh: Getty Images.

Ai được hưởng lợi?

Sự cạnh tranh giữa FIFA và IOC vô tình giúp nhiều đội tuyển trở thành “ngư ông đắc lợi”. Khi Olympic còn là sân chơi của các cầu thủ nghiệp dư, nền bóng đá ở các quốc gia Đông Âu được hưởng lợi nhiều nhất.

Theo quy định của các nước này, nhiều cầu thủ được điền tên vào danh sách nghiệp dư dù đang cống hiến cho các CLB chuyên nghiệp. Từ năm 1948 đến năm 1992, tuyển Liên Xô, Nam Tư, Ba Lan, Hungary, Đông Đức... thống trị Olympic với hàng loạt HCV.

Từ năm 1948 đến năm 1980, các quốc gia Đông Âu giành được 23 trong tổng số 28 huy chương Olympic ở nội dung bóng đá nam. Thụy Điển, Đan Mạch và Nhật Bản là những đội tuyển hiếm hoi chen chân vào thế thống trị của bóng đá Đông Âu.

Khi Olympic trở thành đấu trường của các cầu thủ U23+3, đến lượt bóng đá châu Phi hưởng lợi. “Lục địa đen” từng 5 lần giành huy chương Olympic, trong đó có 2 HCV (Nigeria năm 1996 và Cameroon năm 2000), điều họ chưa từng làm được ở World Cup.

Ngược lại, các nền bóng đá thuộc quyền quản lý của CONMEBOL thường không để lại ấn tượng ở Olympic. Uruguay giành HCV Thế vận hội 1924 và 1928. Tuy nhiên, phải đến 84 năm sau, họ mới quay lại sân chơi này.

Argentina phải chờ đến Olympic 2004 để giải tỏa cơn khát HCV. "Người khổng lồ "Brazil cũng phải chờ tới Rio 2016 với lứa Neymar. Trước đó, thành tích tốt nhất của Brazil là 3 tấm HCB vào các năm 1984, 1988 và 2012. Ở Olympic 1992 và 2004, bóng đá Brazil còn không thể giành vé tham dự.

Châu Âu cũng không khá hơn Nam Mỹ. Italy từng 4 lần vô địch World Cup và 15 lần tham dự Olympic. Tuy nhiên, họ chỉ có tấm HCV duy nhất vào năm 1936. Lần gần nhất họ góp mặt ở Thế vận hội đã cách đây 13 năm.

Bóng đá Pháp cũng chỉ có một lần giành HCV Olympic (năm 1984). Từ năm 1996 đến 2016, họ không có tên ở Olympic. Thành tích của bóng đá Đức còn tệ hại hơn khi họ chỉ giành được một tấm HCĐ vào năm 1988.

Bóng đá Tây Ban Nha từng có HCV ở kỳ Olympic được tổ chức trên quê hương vào năm 1992. Họ có 2 lần giành HCB Thế vận hội vào năm 1920 và 2000. Tuy nhiên, Tây Ban Nha cũng nhiều lần phải dừng bước ngay từ vòng loại.

Việc FIFA và IOC thỏa thuận giới hạn độ tuổi tham dự Olympic ở môn bóng đá nam khiến nhiều cầu thủ đẳng cấp không có cơ hội tranh tài tại đấu trường này. Mãi tới những năm gần đây, sức hút của bóng đá nam Olympic mới tăng lên. Sự phát triển của truyền thông đại chúng, ảnh hưởng ngày càng lớn của bóng đá châu Á tới thế giới khiến sân chơi Olympic dần trở nên hấp dẫn hơn.

Khi World Cup hay Euro có dấu hiệu kém hấp dẫn vì sự mở rộng và tính thực dụng, thứ bóng đá tận hiến, ẩn chứa nhiều bất ngờ của Olympic đã mang đến những điều mới mẻ.

World Cup luôn là món gà tây trên bàn tiệc, nhưng Olympic đang chứng minh sự hấp dẫn của miếng bánh tráng miệng ngọt ngào không thể bỏ qua.

Tại sao việt nam không đá olympic
Olympic Brazil - Bờ Biển Ngà: Trọng tài rút 2 thẻ đỏ Douglas Luiz (Brazil) và Eboue Kouassi (Bờ Biển Ngà) bị truất quyền thi đấu trong trận hòa 0-0 ở bảng D môn bóng đá nam chiều 25/7.