Tâm bệnh là gì

Tâm bệnh học là một ngành nghiên cứu về các bệnh tâm trí, những khổ đau tinh thần và các hành vi bất thường/thích ứng sai. Thuật ngữ này thường được dùng trong ngành tâm thần học – lĩnh vực mà tâm bệnh học được đề cập tới như các quá trình mang tính bệnh lý. Tâm lý học bất thường (abnormal psychology) cũng là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực phi y học của tâm lý học.

Tuy nhiên nội dung trong mục bài này được viết thiên theo hướng Tâm thần học (Psychiatry) của Hoa Kì, không mang tính đại diên cho tất cả lĩnh vực này; bởi Tâm thần học tại Hoa Kì chịu ảnh hưởng nhiều từ Dược học (thuốc hỗ trợ những khó khăn tâm lý) và Y học, hoặc các liệu pháp tâm lý ngắn hạn (CBT, REBT), trong khi các phân nhánh lâm sàng của Phân tâm học lại là hướng phát triển chính của Tâm bệnh học khu vực châu Âu từ đầu TK 20 tới nay. Bạn đọc chú ý.

Đại cương

Có nhiều chuyên ngành khác nhau trong nghiên cứu về các bệnh lý hay khổ đau tinh thần. Đáng chú ý nhất là các nhà tâm thần học và tâm lý học lâm sàng, họ đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực này, có thể là trong trị liệu lâm sàng các bệnh tâm thần hoặc nghiên cứu nguồn gốc, sự phát triển và những biểu hiện ra các trạng thái; hay thường là quan tâm tới cả hai mảng. Ví dụ như một nhà thần kinh học có thể tập trung vào những biến đổi của não bộ có liên quan tới các bệnh tâm thần. Bởi thế nên một số người được xem như một nhà tâm lý – tâm bệnh học và họ có thể là một chuyên gia trong số những người đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Các nhà tâm thần học đặc biệt quan tâm tới việc mô tả tâm bệnh học, chủ yếu hướng tới mô tả các triệu chứng và hội chứng bệnh tâm thần. Đây là hai cơ sở để chẩn đoán các cá thể bệnh nhân (để xem trải nghiệm của bệnh nhân có trùng khớp với các tiêu chí đã định sẵn không) hoặc để xây dựng nên các hệ chẩn đoán (như sổ tay chẩn đoán DSM chẳng hạn: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder) nhằm xác định chính xác các dấu hiệu và triệu chứng có thể làm thành một chẩn đoán. Việc này cũng nhằm nhóm các hành vi và trải nghiệm vào các tiêu chí chẩn đoán đặc thù (ví dụ như: trầm uất, nhiễu tâm hoang tưởng, tâm thần phân liệt…).

Trước khi chẩn đoán một rối loạn tâm lý, nhà thực hành lâm sàng phải nghiên cứu về các chủ đề hay các điều dị thường trong các rối loạn tâm lý. Một số vấn đề lớn như: sự sai lạc/hành vi lệch chuẩn (Deviance), đau khổ (Distress), lệch lạc/suy giảm chức năng (Dysfunction) hoặc tình trạng nguy cơ (Danger). Những chủ đề này được xem như bốn loại rối nhiễu (4 D) mang tính bất thường.

Tham khảo

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tâm_bệnh_học&oldid=65078102”

Bệnh tâm thần là hình thức tâm lý hoặc hành vi cá biệt, người bệnh thường mất đi khả năng ứng xử và phát triển bình thường, trở nên đau khổ, ảnh hưởng những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ xã hội.

Bệnh tâm thần là bệnh lý do rối loạn hoạt động não bộ gây ra những biến đổi bất thường về lời nói, tác phong, tình cảm, hành vi, ý tưởng... Bệnh tâm thần điển hình bao gồm: Rối loạn lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, hành vi gây nghiện và rối loạn ăn uống.

Sức khỏe tâm thần được gọi là bệnh tâm thần khi các dấu hiệu và triệu chứng bệnh thường xuyên gây căng thẳng và ảnh hưởng đến cuộc số hàng ngày. Bệnh tâm thần có thể khiến cho người bệnh đau khổ và gây ra những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như làm việc hay các mối quan hệ trong xã hội. Đa số trường hợp, những triệu chứng bệnh tâm thần có thể được điều trị hiệu quả nhờ sự kết hợp giữa thuốc và tư vấn tâm lý.

Tâm bệnh là gì

Bệnh tâm thần có thể được điều trị bằng thuốc và tư vấn tâm lý

Nguyên nhân mắc bệnh tâm thần vẫn chưa được xác định rõ. Hàng loạt yếu tố di truyền và môi trường được cho là nguyên nhân gây ra bao gồm:

  • Di truyền: Những gia đình có tiền sử có người mắc bệnh tâm thần sẽ có nguy cơ cao hơn.
  • Yếu tố sinh học: Những sang chấn từ bên ngoài có thể dẫn tới bệnh tâm thần như: Chấn thương sọ não, có tiếp xúc với chất độc hại, virus,... khi còn ở trong bụng mẹ.
  • Rối loạn sinh hóa não: Những thay đổi xảy ra trong não bộ sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như các khía cạnh khác của sức khỏe tâm thần. Những chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng ở một số bệnh nhân tâm thần. Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
  • Cuộc sống: Khi cuộc sống gặp khó khăn như thất bại trong công việc, học tập,... sẽ khiến cho tâm lý căng thẳng kéo dài và làm gia tăng nguy cơ dẫn tới bệnh tâm thần. Ngoài ra, có thể do giáo dục từ gia đình sẽ dẫn tới lối tư duy lệch lạc, không lành mạnh như có tiền sử lạm dụng tình dục, thể chất, lòng tự trọng kém,...

Tâm bệnh là gì

Những áp lực trong công việc và cuộc sống kéo dài làm tăng nguy cơ bị tâm thần

Triệu chứng bệnh tâm thần có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Các triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần được xuất hiện dưới dạng bệnh lý về thể chất bao gồm:

Ngoài ra người bệnh còn hiểu hiện qua hành vi như:

  • Bất thường trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi
  • Cảm thấy buồn chán
  • Luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng
  • Nhầm lẫn tư duy
  • Xa lánh bạn bè và các hoạt động
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ
  • Cảm thấy ảo giác, tác rời khỏi thực tại
  • Mất khả năng đối phó với những vấn đề hàng ngày hoặc căng thẳng
  • Lạm dụng rượu, bia, ma túy
  • Thay đổi tình dục
  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Quá tức giận, thù địch hoặc bạo lực
  • Có suy nghĩ tự sát

Tâm bệnh là gì

Người mắc bệnh tâm thần thường có suy nghĩ muốn tự sát

Hiện này có trên 50% bệnh nhân tâm thần đều do nguyên nhân liên quan đến tâm lý như: Các chứng trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu,... Yếu tố di truyền, kinh nghiệm sống, và các yếu tố sinh học đều có thể ảnh hưởng đến sinh hóa não liên quan đến bệnh tâm thần, do vậy người ta dễ mắc bệnh tâm thần. Một trong những nguyên nhân khiến cho con người dễ mắc bệnh tâm thần như:

4.1. Áp lực công việc và học tập

Nhịp sống hiện nay luôn đòi hỏi con người phải luôn phấn đấu, trau dồi những kỹ năng như ngoại ngữ, công nghệ thông tin,... để có thể cập nhật nhanh chóng những tri thức và kĩ năng mới. Do đó, giờ làm việc sẽ tăng lên dẫn tới chế độ sinh hoạt thất thường, cùng với áp lực, lo lắng bị đuổi việc, phá sản,... sẽ dẫn tới stress, tâm thần.

Đối với học sinh, sinh viên áp lực học tập cũng khiến cho trẻ nhanh chóng rơi vào các rối loạn hành vi, trầm cảm, lo âu. Thời gian học tăng lên, học trên trường, đi học thêm, tự học ở nhà,... khiến cho trẻ không có thời gian nghỉ ngơi, tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh, không được giao tiếp xã hội, cuộc sống gò bó. Từ đó, sự học sẽ trở thành nỗi ám ảnh, sợ đến trường và dễ xuất hiện những rối loạn hành vi và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ.

4.2. Biến động trong cuộc sống

Những biến động trong cuộc sống như đổ vỡ tình cảm, thất bại trong kinh doanh, gia đình có người thân, bạn bè mất đột ngột,... cần đến sự bản lĩnh của con người để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, một số người yếu đuối, phụ thuộc,... họ không thể vượt qua được, tình trạng stress kéo dài sẽ làm cho họ dễ mắc các rối loạn tâm thần hơn.

Tâm bệnh là gì

Stress kéo dài là nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn tâm thần của người bệnh

4.3. Sự khác biệt giữa các thế hệ trong gia đình

Cấu trúc gia đình ở thời hiện đại đã dường như thay đổi. Cách suy nghĩ, lối sống của thế hệ trước khác biệt rất nhiều với thế hệ trẻ. Tuy nhiên, người lớn thường có thói quen áp đặt suy nghĩ của mình lên con cháu. Do đó, sẽ dẫn tới mâu thuẫn và nếu không được giải quyết cả hai bên đều căng thẳng kéo dài. Lúc này stress, trầm cảm có thể xuất hiện.

4.4. Phụ nữ sau sinh

Tỷ lệ phụ nữ trầm cảm tăng gấp đôi so với nam giới, đặc biệt là trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Sau khi sinh, phụ nữ thường thay đổi nội tiết tố, hormone do đó tính cách cũng thay đổi. Hơn nữa, phụ nữ hiện nay ngoài thiên chức làm mẹ, làm vợ cũng gánh vác trách nhiệm công việc xã hội như nam giới, cùng với trách nhiệm gia đình, nuôi con áp lực tăng lên. Vì vậy, họ là đối tượng rất dễ bị trầm cảm sau sinh, tâm thần nếu không được người chồng san sẻ công việc gia đình.

Tóm lại, bệnh tâm thần là hình thức tâm lý hoặc hành vi khác biệt, làm mất đi khả năng ứng xử và phát triển bình thường ở người bệnh. Hiện nay, xã hội phát triển gia tăng các áp lực công việc, học tập, môi trường ô nhiễm,... khiến cho con người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Nếu căng thẳng kéo dài sẽ dễ mắc bệnh tâm thần. Vì vậy, con người cần phải cân bằng lại cuộc sống để có thể hòa nhịp với cuộc sống hiện đại. Khi căng thẳng quá mức, hay có những biểu hiện rối loạn hành vi, cảm xúc,... cần nhanh chóng đi khám để có thể được tư vấn, can thiệp một cách hiệu quả.

Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec đang có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần. Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ là giảng viên bộ môn tâm thần trường Đại học Y Hà Nội, phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Với tâm huyết và lòng yêu nghề, đội ngũ bác sĩ công tác tại Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chất lượng phục vụ cao nhất.

Bạn có đang bị trầm cảm không?

XEM THÊM: