Tạm khóa báo cáo là gì

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả giải đáp thắc mắc về tạm khóa báo có tài khoản, cụ thể là: Tạm khóa báo có vào tài khoản là gì? Quy định tạm khóa báo có? Mời Quý vị theo dõi nội dung:

Tạm khóa báo có là gì?

Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Ngân hàng nhà nước về Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quy định về tạm khóa tài khoản thanh toán như sau:

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

2. Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Bất kỳ tài khoản thanh toán nào của Ngân hàng cũng đều sẽ có 02 chiều là chiều “ghi nợ” và chiều “ghi có”. Thông thường, khi có người chuyển tiền vào tài khoản Ngân hàng sẽ làm tăng thêm số dư, đồng thời Ngân hàng sẽ thông báo tài khoản “ghi có”.

Vì vậy, có thể hiểu rằng, tạm khóa báo có tài khoản là việc Ngân hàng tạm dừng giao dịch ghi có vào tài khoản của khách hàng. Theo đó, về nguyên tắc, tài khoản tạm khóa báo có sẽ không ghi có bất cứ giao dịch chuyển tiền đến nào kể từ thời điểm ngân hàng thực hiện khóa chiều “ghi có” theo yêu cầu của khách hàng nhưng vẫn có thể chuyển tiền đi.

Hệ quả khi tạm khóa báo có tài khoản

Nếu tài khoản được khoá toàn bộ cả 2 chiều ghi nợ và ghi có hoặc tài khoản được khóa chiều ghi Có thì số tiền người khác chuyển vào tài khoản này sẽ không được ghi có vào tài khoản, tức là người nhận sẽ không nhận được số tiền này.

– Nếu trong thời thời gian tạm khóa báo có người chuyển khoản chuyển khoản vào ngân hàng thì ngân hàng sẽ hạch toán treo các khoản này. Thông thường sau 02 – 03 ngày làm việc nếu tài khoản người nhận không mở lại và không có yêu cầu ghi có của người chuyển tiền thì tiền sẽ được hoàn trả lại cho người chuyển khoản.

– Tiền chỉ vào được tài khoản khi tài khoản được mở lại mà tiền chưa hoàn về người chuyển khoản và có yêu cầu của người chuyển tiền là đồng ý tiếp tục ghi có cho tài khoản đó.

Nói cách khác, chỉ có khi chủ tài khoản thực hiện mở lại tài khoản không thì trong trạng thái tạm khóa báo có thì tài khoản sẽ không nhận được tiền chuyển đến.

Quy định về tạm khóa báo có

Thứ nhất: Quy định về các trường hợp tạm khóa báo có tài khoản

Theo Điều 12 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về Thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản hướng dẫn, các trường hợp tạm khóa báo có tài khoản như sau:

– Khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản);

– Theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

– Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

– Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền.

– Khi tài khoản dùng chung của nhiều người xuất hiện những sai sót.

Thứ hai: Quy định về chấm dứt tạm khóa báo có tài khoản

Theo Điều 12 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về Thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản hướng dẫn, chấm dứt tạm khóa báo có tài khoản trong các trường hợp như sau:

– Khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản);

– Theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

– Kết thúc thời hạn phong tỏa;

– Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;

– Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;

– Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.

Cách tạm khóa báo có tài khoản ngân hàng

Khi cần thiết, Quý vị có thể thông qua các kênh dưới đây để yêu cầu tạm khóa báo có tài khoản của mình:

1/ Liên hệ qua hotline ngân hàng nơi có tài khoản;

2/ Thực hiện dịch vụ tại quầy;

3/ Thực hiện dịch vụ trên cổng dịch vụ ngân hàng điện tử.

Lưu ý: Việc tạm khóa báo có với tài khoản của người khác, hay chính xác hơn là phong tỏa tài khoản thanh toán chỉ được thực hiện trong những trường hợp: Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền.

Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, mong rằng, Quý vị đã hiểu hơn về Tạm khóa báo có vào tài khoản là gì? Quy định tạm khóa báo có? Chúng tôi rất mong nhận được những chia sẻ, đóng góp từ Quý độc giả để bài viết thêm hoàn thiện hơn!