Thánh giá rỗng review

Review sách Thánh Giá Rỗng – Bản Không Chữ Ký

Thánh giá rỗng review

Bìa sách Thánh Giá Rỗng – Bản Không Chữ Ký

Chưa có nhận xét, review nào về Thánh Giá Rỗng – Bản Không Chữ Ký

Thánh Giá Rỗng
Đằng sau mỗi vụ án mạng luôn có một câu chuyện đau lòng và đầy nước mắt. Nhưng liệu rằng tử hình có phải là hình phạt thích đáng cuối cùng cho mọi tội ác? Công lý có thực sự được thực thi? Liệu rằng khi lời tuyên bố án tử được vang lên trước tòa, thân nhân của người bị hại có thực sự thấy yên lòng, nỗi đau có phần nào được bù đắp và kẻ gây nên tội ác có chút nào ăn năn, hối cải?
Nếu bạn cũng băn khoăn và chưa tìm được lời giải cho những câu hỏi này, hãy tự đi tìm câu trả lời trong cuốn tiểu thuyếtThánh giá rỗng của nhà văn bậc thầy trinh thám hàng đầu Nhật Bản – Higashino Keigo.
Thánh giá rỗng là câu chuyện xoay quanh hai vụ án mạng tàn khốc trong cùng một gia đình. Ngày 21 tháng 9 của mười một năm về trước, cô bé Manami ngây thơ, vô tội đã bị sát hại tại nhà riêng. Đúng mười một năm sau, mẹ cô bé – Sayoko, cũng bị giết hại dã man trên con đường thuộc quận Koto. Nakahara – một người chồng, một người cha bất hạnh đã hai …

  • Văn phong
  • Chất lượng sách
  • Ứng dụng
  • Nội dung
  • Dịch

ĐÁNH GIÁ SÁCH

Hy vọng với đánh giá này sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được quyển sách ưng ý nhất cho mình.
ĐẶT SÁCH TẠI TIKITẠI LAZADAVINABOOKSHOPEE

Ưu tiên đặt sách tại Tiki, rồi đến Lazada và Vinabook, A đây rồi để đảm bảo có sách và giá tốt nhất

Đây là điều mà tôi thắc mắc khi vừa đọc tác phẩm: Tại sao tác giả lại để Nakahara làm công việc an táng cho động vật? Điều đó có liên quan gì đến ý nghĩa câu chuyện?

Thánh giá rỗng review

Có lẽ đó là tiền đề để mở ra khung cảnh ở đầu tác phẩm: Chú mèo chết vì bệnh được gia đình chủ an táng, nghi thức trang trọng, không khí u buồn nhưng ấm áp... Và đến gần cuối tác phẩm, ta bắt gặp hình ảnh một đứa bé vừa cất tiếng khóc chào đời, bị chính cha mẹ của mình chôn sống. Theo cách nghĩ của tôi, đây là một phép tương phản tinh tế mà Hishina Keigo đã sử dụng từ đó đưa ra một nghịch lí: Mạng sống của một đứa bé không quý giá bằng một con thú cưng? Một con thú vô tri còn được sống sung sướng, được chủ yêu thương hết mực, tại sao một con người không thể? Hai cái chết, con mèo được an táng trang trọng, được nhiều người tiếc thương, trong khi đứa bé phải lặng lẽ ra đi trong khu rừng âm u lạnh lẽo.  Tỉ lệ phá thai ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội, chưa kể đến những xác thai nhi trước cổng bệnh viện, thậm chí trong thùng rác. Tôi tự hỏi thế nào là "phát triển"? Và tự cảm thấy nực cười thay khi thắc mắc liệu những bà mẹ đó có nuôi thú cưng không? Cuối cùng, liệu họ có giống như hai nhân vật trong tác phẩm, sống trong đau khổ dày vò suốt quãng đời còn lại không?

5

Thánh giá rỗng review

Cảnh báo: bài viết hé lộ nhiều chi tiết trong tác phẩm.

Tử hình – Liệu có phải có phải là kết thúc đúng đắn cho kẻ giết người?

Giết người đền mạng là lẽ đương nhiên? Chúng ta cho rằng:" “Tử hình là hình thức đền tội duy nhất để công bằng với người bị hại. Mạng đền mạng”. Nhưng sau khi đền mạng thì người bị giết có sống lại được không? Kẻ giết người có cảm thấy tội lỗi không?

Keigo sensi đã vén bức màn, đưa chúng ta theo dòng tâm trạng của người thân những nạn nhân, đứng về phía gia đình bị hại, giải đáp cho câu hỏi :Tử hình – Liệu có phải có phải là kết thúc đúng đắn cho kẻ giết người? Từ câu chuyện của gia đình vợ chồng Nakahara và Sayoko có một đứa con gái 8 tuổi đáng yêu. Một ngày, đứa trẻ ấy bị giết. Gia đình đó chẳng gây thù chuốc oán với ai cả thế mà bé Manami bị một kẻ trộm lẻn vào nhà cướp tiền giết chết, cô bé là lẽ sống của hai vợ chồng. Họ quyết tâm, đấu tranh để kẻ giết cô bé phải lãnh án tử hình, cuối cùng họ đã làm được. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng mọi thứ rồi sẽ ổn. Họ không còn muốn có thêm đứa con nào nữa, họ sợ nhìn mặt đối phương, cuối cùng họ quyết định li hôn.

Tử hình như một chiếc thánh giá rỗng kết tội hung thủ, hung thủ chẳng có một chút hối cãi nào sau khi giết Manami. Khi kẻ giết người bị trừng phạt,án tử hình được tuyên ra thì cô bé cũng không thể sống lại, gia đình nhỏ đang yên ấm cũng chẳng thể nào giống trước kia. Vỡ vụn. Nhưng tử hình có một lợi ích là không để kẻ xấu có cơ hội làm hại thêm một ai khác nữa. Vụ án thứ hai là cái chết của Sayoko, không phải cùng hung thủ, hai hung thủ cũng chẳng liên can gì đến nhau. Nhưng cái chết của Manami đã dẫn đến cái chết của Sayoko. ( sắp spoil không muốn biết nội dung đừng đọc tiếp). Phải nói Keigo sensi là một bậc thầy trong việc sắp xếp mạch truyện ( đã được trải nghiệm trước ở điều kì diệu của tiệm tạp hóa…) rất mạch lạc và đầy tự nhiên. Mở đầu là mối tình của Nishima và Saori. Sau đó là cái chết của Manami, rồi đến cái chết của Sayoko, thoạt nhìn có vẻ chẳng có tí liên quan nào cả nhưng đến cuối mới nhận ra giữa người với người vẫn có một sợ dây liên kết vô hình. Trong một bài viết về những tội phạm mắc chứng ăn cắp vặt Sayoko đã vô tình biết một bí mất động trời, cô khuyên hung thủ đứng ra đầu thú, nhận tội lỗi, cô hướng hung thủ về phía ánh sáng... ( thành tóm tắt rồi, thôi đọc tác phẩm để biết rõ hơn đi). Ai là hung thủ, hung thủ bị bắt rất dễ dàng đến mức vừa đọc cũng đã thấy: quái nào, thế này mà gọi là trinh thám à? Nhưng đằng sau mỗi câu chuyện luôn có những ẩn uất mà phải đi sâu tìm hiểu mới biết được, cũng bởi vậy, hãy tin một nửa nhưng gì mình thấy thôi.

Trong quá trình đọc và suy ngẫm ta thấy có rất nhiều kẻ giết người không bị kết án tử hình, thậm chí sau đó còn được thả tự do. Những phạm nhân ngoài vòng pháp luật đó họ có những cách, những suy nghĩ khác nhau về tội lỗi của họ, cái giá họ phải trả cho tội lỗi của mình là khác nhau. Nhưng đâu là cái giá mà họ cần phải trả cho chính tội lỗi của mình. Tòa án lương tâm của họ phán xử tội lỗi của họ như thế nào? Những con người phạm tội không được đưa ra ánh sáng đôi khi sống trong đau khổ, mang trên vai đôi thánh giá nặng trịch, sống phần đời còn lại với tội lỗi liệu có tốt hơn những kẻ chịu cái án tử hình không?

“ Không thể có được phiên tòa hoàn hảo cho toàn nhân loại” Định tội bằng pháp luật cũng không phải là cách tốt nhất. Mức án tử hình cũng vậy. Và một ý nữa là tội lỗi của trẻ em một phần cũng là do sự thờ ơ của những người xung quanh, đặc biệt là người lớn. :) Keigo sensi ám ảnh bạn đọc bằng việc đặt ra những câu hỏi. Cuốn sách là một tác phẩm giàu tính nhân văn và cũng là một trong những cuốn mà khi bắt đầu đọc t đã đọc một mạch…

#trinh_thám