Thành tựu ngành công nghệ thực phẩm

Ngày nay, công nghệ sinh học là một mũi nhọn của tiến bộ khoa học công nghệ thế giới. Lịch sử phát triển công nghệ sinh học thế giới đã trải qua ba giai đoạn phát triển với những đặc trưng riêng. Hai giai đoạn đầu là công nghệ sinh học truyền thống (lên men thực phẩm để sản xuất rượu bia, dấm, nước chấm, sữa chua, sản phẩm muối chua …) và công nghệ sinh học cận đại (công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin, axit hữu cơ, axit amin, dung môi, enzym, sinh khối giầu prôtein…). Hiện nay, công nghệ sinh học đang phát triển ở giai đoạn hiện đại. Công nghệ sinh học hiện đại bao gồm một số lĩnh vực quan trọng như công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym/prôtein, công nghệ sinh học vi sinh vật, công nghệ sinh học môi trường. Dựa trên thành tựu của công nghệ di truyền, người ta biết rõ từng loại gen và giải mã chúng, từ đó chế tạo ra các loại thuốc đặc trị diệt virut gây bệnh cho động thực vật. Đối với lĩnh vực tạo giống người ta tạo ra các cây trồng vật nuôi chuyển gen để cho năng suất và những chất lượng mới của sản phẩm. Ví dụ nhờ chuyển gen có thể tăng lượng chứa prôtein và cải thiện chất lượng prôtêin trong sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Lại cũng có thế chuyển vào cây trồng, vật nuôi loại gen chống côn trùng, chống nấm, chống virut, để kháng với thuốc diệt cỏ….Dựa trên thành tựu của công nghệ tế bào, người ta đã tạo giống cây trồng bằng nuôi cấy mô, tạo giống con nuôi bằng phương pháp cấy phôi …

Ngành sinh học nước ta đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần phát triển nông nghiệp, đó là:

–    Trong trồng trọt, nghiên cứu đặc điểm quang hợp của cây lúa, quang hợp và dinh dưỡng ruộng lúa năng suất cao làm cơ sở cho các biện pháp thâm canh. Đã đưa vào sản xuất công nghệ quang hợp trồng tảo giầu dinh dưỡng để thu sinh khối làm nguồn dinh dưỡng và dược liệu quí. Nghiên cứu quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn Azolla – Anabaens azolla cũng như những vi khuẩn Rhizobium và cây đậu tương, sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng, các nguyên tố khoáng vi lượng làm tăng năng suất cây trồng trong nông lâm nghiệp. Nghiên cứu thành công các kỹ thuật di truyền như lai tạo, đột biến, đa bội thể tạo ra nhiều giống lúa, ngô, đậu, đỗ, dâu … được ứng dụng vào sản xuất.

–    Trong chăn nuôi, đã thành công trong việc ghép hợp tử và tạo ra bò giống con chất lượng cao. Ngoài ra còn một số thành công trong việc tạo ra các giống lai khác như lợn, gia cầm…

–   Trong lĩnh vực vi sinh vật, đã tuyển chọn và xây dựng các sưu tập vi sinh vật có ích, nghiên cứu và áp dụng có kết quả công nghệ vi sinh phục vụ sản xuất và đời sống như thuốc trừ sâu vi sinh vật, phân vi sinh vật cố định đạm cho cây họ đậu, hóc môn thực vật sản xuất bằng công nghệ vi sinh, kháng sinh thô, a xít a min v.v…

–    Trong công nghệ thực phẩm, nhiều kỹ thuật và qui trình công nghệ sinh học được nghiên cứu và áp dụng như sản xuất nước chấm, nước giải khát lên men, rượu vang v.v…

Nhờ những thành tựu chủ yếu trên của ngành sinh học đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, chương trình lương thực thực phẩm ở nước ta trong những năm qua.

                 Những giải pháp kinh tế kỹ thuật cần chú ý:

– Trong công tác nghiên cứu, cần coi trọng các vấn đề sau đây:

+ Trong trồng trọt, không chỉ coi trọng nghiên cứu cây lúa mà cần triển khai mạnh mẽ hơn việc nghiên cứu các loại cây màu như ngô, khoai, đậu đỗ các loại. Đối với cây dài ngày, bên cạnh việc nghiên cứu các cây có giá trị xuất khẩu cần mở rộng nghiên cứu các loại cây khác trong quần thể thực vật chung sống với các cây công nghiệp.

+ Trong chăn nuôi bên cạnh việc coi trọng nghiên cứu con lợn, cần mở rộng nghiên cứu các loại con gia súc gia cầm khác.

+ Trong nghiên cứu quần thể động thực vật trong môi trường nước, cần coi trọng hơn nữa việc nghiên cứu các loại động thực vật nhỏ như nấm, tảo, rong rêu…

+ Nghiên cứu hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ đối với quần thể động thực vật ở nước ta.

– Trong công tác giống cần chú ý:

+ Lựa chọn, thuần dưỡng các loại giống tốt địa phương. Tổng kết kinh nghiệm nuôi trồng dân gian, mang lại kết quả cao cho mỗi vùng sinh thái nông nghiệp. Cần coi trọng và bảo vệ các loại giống đặc sản.

+ Nhập nội, lai tạo, nuôi thuần chủng để có những giống mới. Coi trọng công tác kiểm dịch động thực vật nhập nội.

+ Xây dựng hệ thống quốc gia từ Trung ương đến địa phương bao gồm các cơ sở nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo, sản xuất, thí nghiệm, sản xuất và cung cấp giống cho sản xuất đại trà v.v… Có biện pháp quản lý giống chặt chẽ, chống lẫn giống và thoái hoá giống.

+ Xây dựng, phổ biến thực hiện qui trình kỹ thuật cho từng loại cây trồng và con nuôi. Qui trình kỹ thuật là một hệ thống biện pháp kỹ thuật với những tiêu chuẩn đã được qui định gắn liền hữu cơ với nhau theo một trật tự thời gian nhất định, phù hợp với qui luật phát triển và phát dục của cây trồng vật nuôi, với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện đất, nưóc, thời tiết khí hậu ở từng vùng, từng địa phương.

– Thực hiện đổi mới cơ cấu sản xuất trồng trọt và chăn nuôi; cơ cấu mùa vụ; công thức luân canh, xen canh, gối vụ phù hợp trên mỗi vùng sinh thái để khai thác có hiệu quả các tiềm năng sinh học, sinh thái và các tiềm năng khác.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • công nghệ gen và thành tựu
  • thành tựu sinh học của
  • thực phẩm nhiều prôtein
  • ,

    Đơn vị nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực thực phẩm

    Báo cáo tại buổi làm việc với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Công Thương mới đây, PGS.TS Vũ Nguyên Thành - Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm - cho biết, Viện hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến nông sản thực phẩm, công nghệ sinh học và giám định an toàn thực phẩm. Trong các giai đoạn trước, thành tựu lớn nhất của Viện là góp phần xây dựng nền tảng cho công nghiệp rượu bia, nước giải khát của Việt Nam.

    Thành tựu ngành công nghệ thực phẩm
    Ông Trần Việt Hòa, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) phát biểu tại buổi làm việc với Viện Công nghiệp thực phẩm

    Trong những năm gần đây, Viện gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên, Viện cũng phát triển và chuyển giao được một số công nghệ trong lĩnh vực chế biến như công nghệ chiết tách tinh dầu, sản xuất phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng từ các loại thảo dược, nâng cấp một số sản phẩm truyền thống lên sản xuất công nghiệp, chế biến giò nấm, đông khô sữa ong chúa... Nhằm quảng bá công nghệ, thăm dò thị trường, hoàn thiện sản phẩm, Viện đã thực hiện sản xuất thử và đăng ký thương mại trên 20 sản phẩm.

    Bên cạnh đó, nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh là một trong những thế mạnh của Viện Công nghiệp thực phẩm. Với kinh phí khá khiêm tốn, Viện đang duy trì trên 1.500 chủng giống bao gồm nấm mốc, nấm men, vi khuẩn và plasmid bằng các kỹ thuật hiện đại như đông khô, lạnh sâu, bảo quản trong ni tơ lỏng… Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ cao, Viện là một trong những cơ sở mạnh của Việt Nam trong nghiên cứu sản xuất enzyme tái tổ hợp, sản xuất nano-selen.

    Ngoài ra, Trung tâm Phân tích và Giám định thực phẩm quốc gia trực thuộc Viện là đơn vị Nhà nước được Bộ Công Thương chỉ định phân tích, giám định các mặt hàng thuộc Bộ Công Thương quản lý, và được Cục chăn nuôi chỉ định kiểm tra, phân tích, giám định nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.

    “Trong thời gian tới, Viện xác định sẽ phát triển những công nghệ có tính cạnh tranh cao, hướng tới công nghiệp chế biến những nông sản chủ lực của Việt Nam” - PGS.TS Vũ Nguyên Thành nhấn mạnh, đồng thời cho hay, để góp phần phát triển ngành công nghiệp thực phẩm, Viện đã xây dựng 3 định hướng nghiên cứu dài hạn và đề xuất với Bộ Công Thương.

    Cụ thể, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, để tiến tới xây dựng cách quy chuẩn về mức độ chất lượng (thay vì an toàn/không an toàn như hiện nay), đánh giá tác động kinh tế, môi trường, xu thế công nghệ nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý trong xây dựng chính sách thúc đẩy áp dụng công nghệ tiên tiến.

    Định hướng tiếp theo là làm chủ và phát triển công nghệ in 3D trong sản xuất thực phẩm. Công nghệ in 3D trước mắt sẽ ứng dụng trong chế biến phụ phẩm nông nghiệp, sản xuất thức ăn chay và tiến tới phát triển các thực phẩm thay thế dựa trên nền tảng công nghệ sinh học; ứng dụng công nghệ liposome, phytosome nhằm nâng cao chất lượng và tính hướng đích của các hợp chất thiên nhiên phục vụ công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.

    Tránh dàn trải trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN

    Tại buổi làm việc, ông Trần Việt Hòa, Vụ trưởng Vụ KH&CN (Bộ Công Thương) thông tin, trong thời gian qua, Vụ KH&CN đã xây dựng chiến lược phát triển KH&CN ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030. Yêu cầu của hoạt động KH&CN trong giai đoạn mới đó là phải khẳng định được vai trò then chốt trong sự phát triển của ngành.

    “Các viện nghiên cứu của Bộ là các tổ chức nòng cốt trong hoạt động KH&CN, vì vậy, cần có những trao đổi, thảo luận, để cùng xây dựng chiến lược thực sự hiệu quả và có sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành và phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương” - ông Trần Việt Hòa nêu.

    Thành tựu ngành công nghệ thực phẩm
    Hoàn thiện đóng gói các sản phẩm mang thương hiệu của Viện Công nghiệp thực phẩm tại Trung tâm thực nghiệm sản xuất và chuyển giao công nghệ thực phẩm

    Đồng thời, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các viện thuộc Bộ, hướng đến có bộ máy hoạt động hiệu quả, gọn nhẹ, huy động được sức mạnh của đội ngũ KH&CN ngành Công Thương cũng như tận dụng được nguồn lực một cách hiệu quả. Theo đó, phương án tái cơ cấu cần có những lộ trình rất cụ thể để có tính khả thi, ổn định và bền vững trong quá trình triển khai thực hiện. “Vụ KH&CN sẽ tổ chức các buổi làm việc với các viện nghiên cứu thuộc ngành nhằm hoàn thành đề án tái cơ cấu để xin ý kiến các bộ, trước khi chính thức phê duyệt để thực hiện trong thời gian tới” - ông Trần Việt Hòa nói.

    Theo ông Trần Việt Hòa, Viện Công nghiệp thực phẩm là đơn vị nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực thực phẩm, không chỉ của ngành Công Thương mà còn cả nước. Trong giai đoạn dài, với sự nỗ lực qua các thời kỳ, Viện đã có được hệ thống cơ sở vật chất, nguồn nhân lực tương đối tối so với các viện của Bộ và đảm bảo để Viện triển khai các định hướng nghiên cứu.

    Trong giai đoạn trước, Viện cũng đã xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược phát triển KH&CN của ngành Công Thương giai đoạn 2011-2020, tuy nhiên, do nguồn lực ít và phân tán nên trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN còn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. “Nếu chúng ta sử dụng nguồn lực đó cho một định hướng lớn hoặc một vài nhiệm vụ mang tầm vóc, câu chuyện sẽ khác” - Vụ trưởng Vụ KH&CN cho biết.

    Giai đoạn 2021-2030, định hướng về KH&CN có sự thay đổi, đây vừa là yêu cầu khách quan, vừa là bắt buộc. KH&CN phải đóng vai trò trong quá trình phát triển ngành Công Thương. Mặc dù, Bộ Công Thương có tới 13 viện nghiên cứu, hoạt động trong nhiều lĩnh vực và đã triển khai nhiều nhiệm vụ KH&CN. Tuy nhiên, để tập trung nguồn lực và giải quyết được vấn đề lớn của ngành thì không phải đơn vị nào, viện nào cũng làm được.

    Quan điểm thống nhất trong hoạt động KH&CN giai đoạn gần đây, đó là trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, chúng ta không thể nào phân bổ đồng đều như cách làm trước đây. Điều này có nghĩa, một nhiệm vụ có thể nhiều trung tâm, đơn vị có liên quan cùng tham gia phối hợp thực hiện, hoặc sẽ có những viện sẽ được tập trung kinh phí nhiều hơn các viện khác, thậm chí có viện sẽ không có kinh phí hoạt động KH&CN. “Chúng tôi quyết tâm đi theo hướng này, để các viện được tập trung đầu tư về KH&CN, sẽ phải có những định hướng và hướng đi rất rõ nét” - ông Trần Việt Hòa lưu ý.

    Cũng theo ông Trần Việt Hòa, qua khảo sát, đánh giá, Viện Công nghiệp thực phẩm hội tụ tương đối đầy đủ các yếu tố để có thể triển khai các hoạt động trong giai đoạn sắp tới và sẽ là một trong những đơn vị được Bộ Công Thương cùng đồng hành để đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Chúng ta sẽ thành lập những nhóm liên kết, theo chùm nhiệm vụ, để dù nguồn lực ít nhưng sẽ được tập trung, tránh bị dàn trải. Do đó, hai bên cần phối hợp chặt chẽ nhằm đưa ra những hoạt động hiệu quả, thực chất trong thời gian tới.

    Ông Nguyễn Việt Tấn - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN (Bộ Công Thương) - chia sẻ thêm, Viện Công nghiệp thực phẩm là một trong những đơn vị đầu tàu trong lĩnh vực thực phẩm của Việt Nam. Trong suốt hơn 50 năm qua, Viện đã có rất nhiều thành tựu, đặc biệt trong thập niên 90 của thế kỷ 20, Viện đã đi đầu trong xây dựng nền tảng cho lĩnh vực công nghiệp đồ uống.

    Thấu hiểu những khó khăn của Viện trong thời gian qua, đặc biệt là áp lực về tự chủ tài chính, ông Nguyễn Việt Tấn nhấn mạnh, Bộ Công Thương luôn quan tâm đến hoạt động của các viện nghiên cứu, trong đó có Viện Công nghiệp thực phẩm, đồng thời mong muốn lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, để cùng tháo gỡ, chia sẻ, giúp cho Viện có bước phát triển mới trong giai đoạn sắp tới.

    “Trong thời gian tới, Viện Công nghiệp thực phẩm cần tạo được kênh liên lạc thường xuyên, liên tục với các doanh nghiệp để các nhiệm vụ KH&CN, hay các ý tưởng nghiên cứu của các nhà khoa học tiếp cận được với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn. Có như vậy, chúng ta mới có thể biến ý tưởng sáng tạo, nhiệm vụ KH&CN đó thành sản phẩm thương mại, mang lại giá trị kinh tế cho chính hoạt động của Viện” - ông Nguyễn Việt Tấn gợi ý.