Thể nhân và cá nhân khác nhau như thế nào

Pháp nhân – một thuật ngữ được dùng để phân biệt tư cách của các chủ thể là tổ chức với cá nhân trong các quan hệ pháp lý. Thông thường đây sẽ là cách gọi được dùng cho những loại hình doanh nghiệp được hình thành và đáp ứng được các điều kiện để hình thành pháp nhân theo quy định của pháp luật.

Điều này đồng nghĩa với việc không phải bất cứ doanh nghiệp hay loại hình tổ chức nào cũng có tư cách chủ thể này. Vì khi đã được xác lập là pháp nhân đồng nghĩa với việc tổ chức đó có một số quyền lợi nhất định mà những chủ thể khác không thể nào đạt được.

Pháp nhân là gì?

Là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân). Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân” thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

Ví dụ về pháp nhân: Các cơ quan nhà nước (như Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, các trường đại học,…) là những tổ chức có tư cách pháp nhân.

Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Theo điều 94 Bộ luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi hội đủ 4 điều kiện sau đây:

  1. Tổ chức đó được thành lập hợp pháp (theo quy định của pháp luật Việt Nam).
  2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
  3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó.
  4. Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập..

Sau đây chúng ta sẽ làm rõ 4 điều kiện này:

1. Pháp nhân là một chủ thể pháp luật được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo như định nghĩa thì rõ ràng pháp nhân không phải là một người (một cá nhân) mà phải là một tổ chức. Tổ chức này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Vì thế tổ chức đó được công nhận là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập.

Như vậy, một doanh nghiệp có thể được coi là có tư cách pháp nhân tại thời điểm doanh nghiệp đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tức là được pháp luật công nhận việc khai sinh ra doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng là pháp nhân (ví dụ doanh nghiệp tư nhân) vì nó chưa hội đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Mỗi một người khi sinh ra đều có tên gọi (do cha mẹ đặt) nên việc khai sinh ra pháp nhân thì cũng phải có tên gọi. Việc đặt tên cho cá nhân thì không có quy định (tùy theo sở thích của cha mẹ) nhưng việc đặt tên cho pháp nhân thì pháp luật đã có quy định: Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt thể hiện rõ loại hình tổ chức và có thể phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ cho nên pháp nhân bắt buộc phải sử dụng tên gọi đó trong các giao dịch dân sự. Đối với pháp nhân là doanh nghiệp thì việc đặt tên doanh nghiệp là rất quan trọng, vì vậy luật pháp các nước đều có quy định riêng về tên doanh nghiệp.

2. Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Ngoài tên riêng được đăng ký để gọi và sử dụng trong các giao dịch, pháp nhân phải có điều lệ hoạt động rõ ràng, có cơ cấu tổ chức cụ thể, có người đại diện theo pháp luật để nhân danh (thay mặt, đại diện) cho pháp nhân thực hiện các giao dịch:

  • Điều lệ của pháp nhân do các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên xây dựng và thống nhất thông qua. Nếu pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì điều lệ do cơ quan nhà nước đã thành lập chuẩn y.
  • Pháp nhân phải có cơ quan điều hành bao gồm các bộ phận, phòng ban được phân chia cụ thể. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, phòng ban được quy định rõ ràng trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập.
  • Pháp nhân có con dấu riêng do người đại diện của tổ chức quản lý và sử dụng.

3. Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với các tài sản đó

Theo quy định của pháp luật thì pháp nhân phải sở hữu một lượng tài sản nhất định để sử dụng trong các giao dịch và hoàn toàn chịu trách nhiệm với các tài sản đó. Tài sản này được pháp luật công nhận thuộc quyền sở hữu của pháp nhân, tức là pháp nhân có toàn quyền sử dụng mà không chịu sự chi phối, kiểm soát của bất kỳ ai. Tài sản đó phải hoàn toàn tách biệt với tài sản của các cá nhân là thành viên nên các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào tổ chức. Đây là sự khác biệt rất lớn để phân biệt giữa pháp nhân với thể nhân (cá nhân).

Để làm rõ hơn cho sự khác biệt này chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:

Ba người A,B,C rủ nhau thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên với vốn điều lệ là 2 tỷ đồng (A góp một ngôi nhà trị giá 1 tỷ, B góp ô tô trị giá 500 triệu còn C góp tiền mặt 500 triệu) – lấy tên là công ty TNHH ABC.

Sau 3 năm hoạt động thì số vốn sở hữu đã tăng lên 6 tỷ đồng. Để tiếp tục phát triển kinh doanh thì công ty ABC vay ngân hàng 10 tỷ và nhập một lô sữa từ Nhật về Việt Nam nhưng do bảo quản không tốt nên toàn bộ số sữa đều hỏng. Công ty TNHH ABC bị tòa án tuyên bố phá sản.

Toàn bộ tài sản của công ty TNHH ABC bị đem ra thanh lý theo quy định của pháp luật được 8 tỷ đồng. Số tiền này được đem trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng bị mất 2 tỷ mà không thể đòi các ông A,B,C vì loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân nên các ông A,B,C chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Còn các tài sản riêng của mỗi người A,B,C không liên quan đến tài sản của công ty.

Công ty có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh… nhưng nếu xét về trách nhiệm tài sản của người chủ doanh nghiệp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp thì chỉ có hai loại:

  • Hoặc là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp;
  • Hoặc là chủ doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, loại doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân.
Đảm bảo tư cách pháp luật doanh nghiệp

Do đó, loại hình doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì không có tài sản độc lập với chủ doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình) Quý khách có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết: Tư vấn thành lập công ty

Tham khảo thêm về dịch vụ công bố sản phẩm Việt Tín cung cấp:

  • Công bố thực phẩm
  • Công bố mỹ phẩm

4. Pháp nhân có quyền nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật

Pháp nhân có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện theo pháp luật. Người này là một cá nhân có quyền thực hiện mọi giao dịch dân sự phát sinh trong quá trình hoạt động. Tham gia với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước tòa án, trọng tài và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp cùng luật Việt Tín

Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị bắt giam, bị bỏ tù, bị chết hoặc không còn đủ khả năng đại diện nữa thì pháp nhân đó có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để tiếp tục hoạt động (có nghĩa là pháp nhân không bị phụ thuộc vào bất cứ một cá nhân nào).

Năng lực pháp luật dân sự là gì? Quy định chi tiết về năng lực pháp luật dân sự theo pháp luật mà chúng ta cần biết.

Khái niệm năng lực pháp luật dân sự

Cá nhân là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Cá nhân – con người là trung tâm của các chính sách kinh tế, xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện với mục đích phục vụ con người, vì con người.

Trong các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh thì cá nhân là chủ thể nguyên sinh, đầu tiên và các chủ thể khác tham gia vào các quan hệ dân sự cũng thông qua hành vi của con người. Để tham gia vào quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, cá nhân phải có tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ dân sự. Đây là năng lực chủ thể được tạo thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Điều 16 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định:

– Năng lực pháp luật dân sự (NLPLDS) của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự

– Mọi cá nhân đều có NLPLDS như nhau.

– NLPLDS của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể.

Đặc điểm năng lực pháp luật dân sự

Năng lực pháp luật dân sự ghi nhận trong các văn bản pháp luật

NLPLDS của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế – xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.

Mặc dù được ghi nhận như là một bộ phận không thể thiếu được của cá nhân, như là một thực thể trong các quan hệ xã hội, NLPLDS của cá nhân không phải do tạo hóa ban cho như những nhà chính trị, triết học tư sản thường suy diễn và kết luận, mà do nhà nước ghi nhận và quy định cho công dân của nhà nước đó. Bởi vậy, NLPLDS của công dân mang bản chất giai cấp. Đã có thời kì một nhóm người sinh ra không phải là chủ thể của các quan hệ xã hội mà là khách thể của các quan hệ đó, là công cụ biết nói (một bộ phận trong xã hội chiếm hữu nô lệ – nô lệ).

Vì vậy, ở những hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, NLPLDS cũng được quy định khác nhau. Trong cùng một hình thái kinh tế – xã hội nhưng ở những nước khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của công dân cũng khác nhau, thậm chí khái niệm về quyền dân sự cũng khác nhau

Ví dụ: năng lực pháp luật dân sự của công dân Cộng hòa Pháp khác với năng lực pháp luật dân sự của công dân vương quốc Anh…

Trong cùng một nước, cùng một hình thái kinh tế – xã hội, vào những thời điểm lịch sử khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng được quy định khác nhau. Điều này phụ thuộc vào đường lối, chính sách của giai cấp thống trị trong xã hội đó mà nội dung phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị tồn tại trong xã hội vào thời điểm lịch sử đó.

Ví dụ: Trước năm 1980, cá nhân có quyền sở hữu đất đai; từ năm 1980 đến 1992, cá nhân không có quyền sở hữu đối với đất đai; từ năm 1992, cá nhân có quyền chuyển dịch quyền sử dụng đất và các quyền năng đó được mở rộng sau khi có Luật đất đai năm 2003 và BLDS năm 2005.

Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật

Khoản 2 Điều 16 BLDS quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau”. NLPLDS của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lí do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc…). Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.

NLPLDS của cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân sự chủ quan của cá nhân mà chỉ là tiền đề để cho công dân có các quyền dân sự cụ thể. Tuy nhiên, chủ thể không có khả năng hưởng quyền thì cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được.

Có ý kiến cho rằng NLPLDS của công dân không thể bình đẳng với lí do năng lực pháp luật bao gồm cả quyền và nghĩa vụ. Cho nên, công dân chỉ bình đẳng về khả năng hưởng quyền mà không bình đẳng về việc gánh chịu nghĩa vụ (như người không có năng lực hành vi không phải bồi thường thiệt hại…).

Nhìn về hình thức có thể thấy được cơ sở của ý kiến trên nhưng như trên đã trình bày, năng lực pháp luật dân sự chỉ là khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ. Những người không có năng lực hành vi dân sự không phải thực hiện nghĩa vụ nhưng nghĩa vụ về mặt pháp lí vẫn là của họ và người khác phải thực hiện các nghĩa vụ thay họ (cha, mẹ, người giám hộ). Mặt khác, theo lí luận của quan điểm này và với logic thông thường thì ngay cả các quyền cũng không bình đẳng.

Ví dụ: Người không có năng lực hành vi không có cả quyền tạo lập nghĩa vụ thông qua hợp đồng, không có quyền làm đại diện…

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân

Tuy nhiên Nhà nước không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác.

NLPLDS của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác. Điều 18 BLDS quy định: “NLPLDS của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”. Như vậy, NLPLDS của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Có hai dạng bị hạn chế sau:

– Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được phép thực hiện các giao dịch dân sự cụ thể.

Ví dụ: Người nước ngoài không có quyền sở hữu về nhà ở nên không được phép mua bán nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 125 Luật nhà ở 2014

– Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ: Toà án ra quyết định cấm cư trú đối với một người nào đó đã hạn chế năng lực pháp luật cụ thể của người đó trong khoảng thời gian xác định.

Tuy vậy, về bản chất, đây không phải là tước bỏ năng lực pháp luật dân sự mà chỉ là tạm đình chỉ khả năng này – khả năng biến quyền khách quan thành quyền chủ quan của chủ thể riêng biệt. Việc hạn chế này chỉ đối với một số quyền cụ thể mà không phải là năng lực pháp luật dân sự nói chung. Việc hạn chế NLPLDS không đồng nghĩa với việc tước bỏ một quyền dân sự cụ thể (kê biên tài sản, tịch thu tài sản…).

Tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự

Khả năng có quyền và nghĩa vụ vẫn chỉ tồn tại là những quyền khách quan mà pháp luật quy định cho các chủ thể. Để biến những “khả năng” này thành các quyền dân sự cụ thể cần phải có những điều kiện khách quan cũng như chủ quan. Những điều kiện khách quan là những điều kiện kinh tế, xã hội, những chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể. Thiếu những điều kiện kinh tế, pháp lí này, các quyền đó vẫn chỉ tồn tại dưới dạng “khả năng” mà không thể thành những quyền dân sự cụ thể được.

Nhà nước ta đang thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa tạo những điều kiện thuận lợi để phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế nhằm đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu của nhân dân. Đây là những cơ sở chính trị, kinh tế, pháp lí quan trọng nhằm phát huy hiệu quả của nền kinh tế thị trường đồng thời hạn chế những mặt trái của nó.Nhà nước tạo mọi điều kiện để bảo đảm năng lực pháp luật dân sự của công dân được thực hiện, biến những “khả năng” đó trở thành thực tế. Tạo ra hành lang pháp lí thông thoáng, mềm dẻo là tạo điều kiện cho khả năng biến năng lực pháp luật của cá nhân thành các quyền năng dân sự cụ thể.

Nội dung năng lực pháp luật dân sự

Pháp luật ghi nhận khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cá nhân gọi là nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Nội dung của năng lực pháp luật dân sự phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Những quyền dân sự của cá nhân được ghi nhận ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng quan trọng nhất là Hiến pháp 2013 và được cụ thể hóa trong BLDS.

Điều 17 BLDS quy định nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân một cách vắn tắt, những quyền dân sự cụ thể của cá nhân được ghi nhận trong tất cả các phần của BLDS. Có thể chia quyền dân sự của cá nhân thành ba nhóm chính:

Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản

Các quyền nhân thân không gắn với tài sản gồm các quyền được quy định tại Điều 26 đến Điều 39 BLDS như: Quyền có họ, tên; Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình; Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình;…Bảo vệ, tôn trọng quyền nhân thân còn được ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng của BLDS (Điều 11 BLDS).

Xem thêm: Nên làm gì khi bị xâm phạm quyền hình ảnh của cá nhân

Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản

Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013, BLDS quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị, bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác. Cá nhân chỉ bị hạn chế quyền sở hữu đối với các tài sản mà pháp luật quy định không thuộc quyền sở hữu tư nhân.

Công dân có quyền hưởng di sản thừa kế, để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó

Tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua các giao dịch dân sự (hành vi pháp lí đơn phương hoặc hợp đồng) là biện pháp quan trọng và thông dụng nhất làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự. Các quyền này được thể hiện trong các nguyên tắc của luật dân sự “tự do, tự nguyện cam kết” (Điều 3 BLDS) và được thể hiện cụ thể, chi tiết trong Phần thứ ba của BLDS. Ngoài ra, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể còn phát sinh từ các căn cứ khác (bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc không có ủy quyền…).

Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự

Khoản 3 Điều 16 BLDS thừa nhận năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản…

Một trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định là: “Người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết” vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại. Như vậy, thai nhi đã được bảo lưu quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra.

Trên đây là nội dung về năng lực pháp luật dân sự. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ đề