Thời gian lưu trú là gì

Hỏi:
Thưaluật sư: Tôi có chút thắc mắc xin luật sư giải đáp giúp, xin trân thành cảm ơn

luật sư !

Tôikinh doanh khách sạn, đối với khách lưu trú một đêm hoặc ở lại vài ngày thì tôiđăng ký lưu trú bình thường. Nhưng đối với khách lưu trú dài hạn( khoảng 15ngày hoặc 1 tháng hoặc 3 tháng) thì có thêm yêu cầu gì đặc biệt hoặc thêm thủ tụcgì khác so với bình thường không, thưa luật sư? Thời gian lưu trú bao lâu thì

được gọi là dài hạn? Kính mong luật sư giải đáp, chúc

luatgiaiphong.com sức
khỏe, thành công !  

Trả
lời:

Về
câu hỏi của bạn, Luật Giải Phóng tư vấn như sau:

Đối
với khách lưu trú dài hạn bạn có thể tham khảo Điều 31 Luật cư trú đã được sửa đổi bổ sung có hiệu lực ngày 1
tháng 1 năm 2014
quy định như sau:

“Điều 31. Lưu trú và thông báo lưu trú

1. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất địnhtại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc

trường hợp phải đăng ký tạm trú.

2. Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn,nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưutrú với Công an xã, phường, thị trấn; trường hợp người đến lưu trú tại nhà ở củagia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không đăng ký thườngtrú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó thì người đến lưu trú có trách nhiệmthông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trúđược thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng Internet, mạng máytính. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, địa chỉ mạngInternet, địa chỉ mạng máy tính, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú

cho nhân dân biết

3. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu ngườiđến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợpông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần

thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

4. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.

Điểm e Khoản 2, điều 6 Thông tư 33/2010/TT-BCAThông tư Quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề

kinh doanh có điều kiện

quy định như sau:

“e) Cho thuê lưu trú

– Phải ghi đầy đủ các thông tin củakhách lưu trú vào sổ trước khi khách vào phòng nghỉ và thông báo lưu trú với cơquan Công an xã, phường, thị trấn sở tại trước 23 giờ trong ngày. Nếu khách đếnlưu trú sau 23 giờ thì vào sổ và thông báo cho cơ quan Công an vào trước 8 giờsáng ngày hôm sau (kể cả khách nghỉ theo giờ). Trường hợp có nghi vấn liên quan

đến an ninh, trật tự phải báo cáo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn.”

Ngoài ra, nếu không thựchiện đúng theo quy định của pháp luật về Đăng ký lưu trú thì bạn có thể bị phạt

theo quy định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CPNghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự,an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống

bạo lực gia đình

như sau:

“Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây:

a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định vềđăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ

khẩu, sổ tạm trú;

b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về
thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểmtra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy

tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

Nếu cần tư
vấn thêm, xin vui lòng gọi vào số 1900 6665 gặp tư vấn viên để
được hỗ trợ.

Theo Điều 2, 30 Luật Cư trú 2020 quy định về việc thông báo lưu trú như sau:

- Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.

- Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.

- Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

Ngoài ra, theo điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

Hồ sơ, thủ tục thông báo lưu trú từ ngày 06/7/2021:

*Hồ sơ:

Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.

- Số lượng hồ sơ: 01bộ.

*Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cá nhân, tổ chức thông báo lưu trú tới cơ quan đăng ký cư trú.

- Bước 2: Cán bộ công an thực hiện tiếp nhận thông báo lưu trú.

*Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú do cơ quan đăng ký cư trú quy định;

- Thông qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;

- Thông qua trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;

- Thông qua ứng dụng trên thiết bị điện tử.

*Thời hạn giải quyết: tiếp nhận ngay khi công dân thông báo lưu trú.

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Căn cứ:

- Luật Cư trú 2020

- Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú 2020

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Thời gian lưu trú là gì

Cách phân biệt cư trú, thường trú, tạm trú, lưu trú đơn giản nhất (Ảnh minh họa)
 

Khái niệm

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Nơi cư trú gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú. 

Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.

Thường trú

Tạm trú

Lưu trú

Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú

Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú

 Là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày

Bản chất

Sinh sống thường xuyên, lâu dài chủ yếu tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ

Sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn

Nghỉ lại tạm thời vì lý do công việc, du lịch, thăm hỏi... trong thời gian ngắn

Thời hạn cư trú

Không có thời hạn

- Có thời hạn, tối đa 02 năm
- Được gia hạn nhiều lần

Thời hạn ngắn, dưới 30 ngày, mang tính nhất thời

Nơi đăng ký cư trú

- Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

- Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

- Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Điều kiện đăng ký

Thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có chỗ ở hợp pháp;

- Nhập hộ khẩu về nhà người thân

- Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ

- Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở

- Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội

- Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động

Xem thêm: Điều kiện đăng ký thường trú từ 01/7/2021

Đáp ứng 02 điều kiện:

- Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú
- Sinh sống từ 30 ngày trở lên

- Nghỉ lại tại một địa điểm nhất định điểm nhất định không phải nơi thường trú

- Không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú

Thời hạn thực hiện

Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký thường trú

- Không quy định.
- Sinh sống trên 30 ngày phải đăng ký

Trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú trước 8h ngày hôm sau

Kết quả đăng ký

Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

Được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú

Mức phạt nếu vi phạm

100.000 - 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)


Như vậy, có thể hiểu đơn giản như sau:

- Cư trú gồm nơi thường trú và tạm trú;

- Nơi thường trú là nơi ở thường xuyên, ổn định, lâu dài không có thời hạn;

- Nơi tạm trú là nơi ở thường xuyên nhưng có thời hạn ngoài nơi thường trú;

- Lưu trú là nơi ở trong thời hạn rất ngắn mang tính nhất thời.

 Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 .6192 để được hỗ trợ.

>> Luật Cư trú: 15 điểm mới người dân cần biết

>> Thủ tục đăng ký thường trú từ 01/7/2021: Hướng dẫn từ A - Z

>> Xem các quy định liên quan đến thủ tục hành chính mới dưới dạng Video tại đây.