Thois hóa khớp gối gai khớp gối nguy hiểm k

Khi bị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân thường phải đối mặt những cơn đau mạn tính, khó khăn trong sinh hoạt và lao động vì chức năng vận động bị suy giảm rõ rệt, nguy cơ tàn tật nếu chủ quan.

Thois hóa khớp gối gai khớp gối nguy hiểm k
Cán bộ y tế hội chẩn kết quả chụp CT khớp gối của bệnh nhân tại Bệnh viện Bach Mai. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Đến bệnh viện khám trong tình trạng đau nhức đầu gối, mỗi lần đứng lên, đứng xuống rất khó khăn, chị N.T.H (37 tuổi, nhân viên văn phòng ở quận Hoàng Mai, Hà Nôi) được chẩn đoán bị thoái hóa khớp gối.

Chị rất ngạc nhiên vì cứ nghĩ bệnh này chỉ xảy ra với người cao tuổi. Tuy nhiên, theo bác sỹ, đây là một thực trạng chung của nhiều người trẻ hiện nay, đặc biệt là những bạn trẻ làm văn phòng. Do thói quen sống cũng như tính chất công việc phải ngồi trước máy tính nhiều, một bộ phận lớp trẻ thường bỏ qua việc luyện tập thể dục thể thao. Điều này về lâu dài khiến chức năng của khớp gối bị suy yếu dẫn đến bệnh lý thoái hóa.

Mắc bệnh béo phì lâu năm, anh P.M.C (42 tuổi) ở Thái Bình cũng bị chẩn đoán thoái hóa khớp gối. Ban đầu, anh chỉ mua các loại thuốc giảm đau, các loại cao dán về sử dụng nhưng cơn đau vẫn tái phát nhiều lần chứ không dứt hẳn. Cách đây 3 tháng, những cơn đau khớp gối trầm trọng hơn khiến anh không thể đi hoặc đứng lâu, sinh hoạt thường ngày cũng bị ảnh hưởng khiến anh phải nghỉ làm.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh thoái hóa khớp gối không phải là bệnh ngay lập tức có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh lại có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh.

Khi bị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân thường phải đối mặt với những cơn đau mạn tính, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và trong lao động vì chức năng vận động bị suy giảm rõ rệt. Nếu tình trạng bệnh trầm trọng nhưng không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ tàn tật.

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối, hay còn gọi là viêm khớp gối, là tình trạng mất dần sụn khớp gối, mô mềm và xương xung quanh, gây ra viêm nhiễm, đau nhức và hạn chế chức năng của khớp. Đây là bệnh lý thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi.

Tuy nhiên hiện nay, số lượng người trẻ bị thoái hóa khớp gối đang có dấu hiệu gia tăng do những yếu tố liên quan đến lối sống, thói quen sinh hoạt.

Triệu chứng thoái hóa khớp gối ở người trẻ

Đau nhức là triệu chứng đầu tiên của thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, ở những người trẻ tuổi, triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với những cơn đau bình thường khi mới phát bệnh. Nhiều bệnh nhân thường bỏ qua và chưa ý thức về căn bệnh ở giai đoạn này.

[Phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh viêm khớp gối hiếm gặp]

Cảm giác đau do thoái hóa khớp gối có thể xuất hiện đồng thời ở 2 bên khớp gối trái và phải hoặc chỉ xuất hiện ở một bên. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc đau âm ỉ. Nếu tình trạng thoái hóa, viêm khớp càng tiến triển nặng, mức độ đau càng tăng lên.

Ngoài đau nhức, các triệu chứng thoái hóa khớp ở người trẻ còn bao gồm:

Đau và cứng khớp: Người trẻ bị thoái hóa khớp có thể trải qua cảm giác đau và cứng ở khớp, đặc biệt là sau khi vận động hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Sưng và viêm khớp: Một số trường hợp thoái hóa khớp có thể gây sưng và viêm khớp, làm cho khớp trở nên đỏ và nóng.

Giảm chức năng khớp: Do thoái hóa khớp, người bị ảnh hưởng có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển khớp và thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Âm thanh khi vận động khớp: Một số người bị thoái hóa khớp có thể nghe thấy các âm thanh như kêu creaking, popping hoặc nút bụp khi di chuyển khớp.

Mất khớp và biến dạng: Khi thoái hóa khớp tiến triển, có thể xảy ra mất khớp và biến dạng khớp, làm cho khớp trở nên không ổn định và dễ bị tổn thương.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối ở người trẻ

Khớp gối là bộ phận trên cơ thể thường xuyên phải gánh chịu nhiều áp lực nên rất dễ bị chấn thương. Thoái hóa khớp gối ở người lớn tuổi xảy ra khi lớp sụn khớp bị thoái hóa, khiến khớp gối khó cử động, gây sưng tấy và đau nhức.

Còn thoái hóa khớp gối ở những người trẻ tuổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phổ biến nhất là:

Lười vận động

Đây là một thực trạng chung của nhiều người trẻ hiện nay, đặc biệt là những bạn trẻ làm văn phòng. Do thói quen sống cũng như tính chất công việc phải ngồi trước máy tính nhiều, một phận lớp trẻ thường bỏ qua việc luyện tập thể dục thể thao. Điều này về lâu dài khiến chức năng của khớp gối bị suy yếu dẫn đến bệnh lý thoái hóa.

Chế độ ăn uống hàng ngày không khoa học

Người trẻ có xu hướng thường xuyên dung nạp thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều gia vị. Những nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất béo gây hại cho xương khớp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tiểu đường, tim mạch...

Lối sống

Do nhịp sống bận rộn cũng như chưa có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, nhiều người trẻ hiện nay thường duy trì lối sống kém lành mạnh như thức khuya, ngủ không đủ giấc, lạm dụng bia rượu, thuốc lá...

Lối sống này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tổng hợp canxi của cơ thể. Lượng canxi giảm sẽ khiến cho mật độ xương thưa dần, hệ thống xương khớp dần trở nên suy yếu và đau nhức khi vận động nhiều. Từ đó khiến nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tăng lên.

Cân nặng

Người trẻ có cơ thể bị thừa cân-béo phì, tải trọng lớn sẽ làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Từ đó gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối sớm.

Di truyền

Một số người có yếu tố di truyền dễ bị thoái hóa khớp gối. Nếu có người trong gia đình mắc bệnh này, nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối sẽ tăng.

Chấn thương

Các hoạt động vận động lớn, như chạy bộ, nhảy lên cao, hoặc các hoạt động thể thao có tác động mạnh vào khớp gối như bóng đá, võ, bóng chuyền,... nếu để lại chấn thương sẽ làm tổn thương bề mặt sụn khớp và các cơ thần kinh xung quanh.

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Thăm khám lâm sàng

Chẩn đoán thoái hóa khớp gối bắt đầu sẽ bằng thăm khám lâm sàng. Bác sỹ Cơ Xương Khớp sẽ xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân và hỏi các triệu chứng gần đây người bệnh đang gặp phải. Qua đó, bác sỹ có thể xác định xem cơn đau của người bệnh là do viêm xương khớp hay một chứng bệnh khác.

Thois hóa khớp gối gai khớp gối nguy hiểm k
Bác sỹ chăm sóc cho bệnh nhân sau phẫu thuật. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bên cạnh đó, các bác sỹ cũng sẽ tìm hiểu xem trong gia đình người bệnh có ai bị thoái hóa khớp gối hay không để cân nhắc yếu tố di truyền.

Sau khi khám lâm sàng, bác sỹ có thể chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm sau để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh:

Siêu âm

Qua hình ảnh siêu âm khớp gối, bác sỹ chuyên khoa Cơ xương khớp sẽ dễ dàng nhận biết được sụn khớp gối có gặp tình trạng như tràn dịch khớp gối, gai xương, hẹp khe khớp, những mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp...

Chụp X-quang

X-quang là phương pháp chẩn đoán giúp bác sỹ đánh giá mức độ thoái hóa cũng như tiên lượng điều trị cho bệnh nhân. Hình ảnh X-quang thoái hóa khớp gối của người bệnh cho thấy các vấn đề về gai xương, hẹp khe khớp, biến dạng, lệch trục khớp.

Chụp cộng hưởng từ MRI

Cộng hưởng từ giúp bác sỹ phát hiện thoái hóa khớp gối ở người trẻ từ giai đoạn sớm. Qua các hình ảnh thu được từ chụp MRI, bác sỹ dễ dàng quan sát và phát hiện ra những tổn thương ở màng hoạt dịch, dây chằng và sụn khớp của người bệnh.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối ở người trẻ

Điều trị thoái hóa khớp gối cần nhiều thời gian, tùy theo giai đoạn và mức độ thoái hóa khớp gối.

Đối với bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi, việc điều trị sẽ tập trung vào khắc phục triệu chứng. Từ đó, giúp cải thiện khả năng vận động của khớp gối và ức chế sự tiến triển của quá trình thoái hóa.

Điều trị bằng thuốc

Các nhóm thuốc được bác sỹ chỉ định cho người trẻ mắc thoái hóa khớp gối bao gồm:

Thuốc chống viêm giảm đau: Acetaminophen (Tydol), loại thuốc này được dùng cho trường hợp thoái hóa khớp gối từ nhẹ đến trung bình.

Thuốc chống viêm không steroid: Nếu Acetaminophen không làm giảm đau thì người bệnh có thể dùng 2 loại thuốc Naproxen (Aleve) hoặc Ibuprofen (Motrin) này.

Thuốc bôi ngoài da: Dùng các loại gel như Voltaren Emulgel bôi tại khớp gối 2-3 lần/ngày để giảm đau nhanh.

Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamine, Chondroitin, Diacerein giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp và làm chậm tiến triển bệnh.

Thuốc tiêm vào khớp: Corticosteroid, Acid Hyaluronic giúp bôi trơn, giảm sưng đau và cứng ở khớp gối.

Vật lý trị liệu

Ngoài việc dùng thuốc, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu kết hợp với vật lý trị liệu để làm cho khớp ổn định hơn, mang lại kết quả điều trị tốt hơn. Các liệu pháp vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ giảm đau cũng như tăng phạm vi chuyển động cho khớp.

Các liệu pháp thông dụng bao gồm: Bài tập vận động trị liệu cho khớp, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, sóng ngắn và massage trị liệu.

Phẫu thuật

Thois hóa khớp gối gai khớp gối nguy hiểm k
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Thông thường ở người trẻ, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi bệnh nhân đau trầm trọng và các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.

Lưu ý đế sống chung với bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ

Quá trình điều trị thoái hóa khớp gối ở người trẻ cần sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trong thói quen sinh hoạt, vận động hàng ngày, người bệnh cũng cần chú ý một số điểm sau để sống chung với bệnh hiệu quả:

Thường xuyên vận động nhưng tránh vận động thể thao quá mức. Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng, tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp.

Thiết lập chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, các thực phẩm giàu vitamin C, E và canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.

Uống nhiều nước mỗi ngày, nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương.

Sửa đổi các thói quen sinh hoạt chưa tốt như ngủ muộn hay tiêu thụ thức ăn nhanh. Thay vào đó, người bệnh cần đi ngủ đúng giờ và ăn uống khoa học.

Người bị thoái hóa khớp gối không nên đi giày cao gót, giày có đế cứng và cao mà nên sử dụng các loại giày có đế thấp.

Duy trì cân nặng ở mức hợp lý để không làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Thoái hóa khớp gối ở người trẻ cũng như các bệnh lý Cơ Xương Khớp khác cần được thăm khám và điều trị sớm để giảm nguy cơ gây biến chứng, ảnh hưởng tới chất lượng sống của bệnh nhân.

Ngoài điều trị bằng thuốc cũng như các phương pháp theo chỉ định của bác sỹ, người bệnh cũng cần chăm sóc thật tốt sức khỏe tại nhà và điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất./.