Thuốc tăng co bóp cơ trơn

Thuốc tăng co bóp cơ trơn
Top 6 thuốc giảm đau, chống co thắt cơ trơn

Trong các loại thuốc giảm đau thì các thuốc giảm đau, chống co thắt cơ trơn được sử dụng nhiều trong điều trị. Để việc dùng thuốc được an toàn, người sử dụng cũng cần lưu ý các tác dụng ngoại ý của các loại thuốc này.

  • Cơ trơn là gì?
  • 6 loại thuốc giảm đau, chống co thắt cơ trơn
    • 1. Thuốc Buscopan
    • 2. Thuốc Atropin
    • 3. Thuốc Papaverin
    • 4. Thuốc Spasmaverine
    • 5. Thuốc Nospa
    • 6. Thuốc Mebeverin
  • Lưu ý những tác dụng ngoại ý

Cơ trơn là gì?

  • Cơ trơn (còn gọi là cơ tạng) là một trong 3 loại cơ trong cơ thể con người và một số động vật (hai loại kia là cơ vân và cơ tim). Tập hợp các cơ trơn thường bao xung quanh các tạng rỗng hay các ống dẫn trong cơ thể bao gồm dạ dày, ruột, bàng quang…, tử cung, mạch máu và các đường dẫn khí trong phổi. Cơ trơn cấu tạo nên hệ cơ nội quan của cơ thể.
  • Thuốc giảm đau, chống co thắt cơ trơn có tác dụng làm giãn các cơ trơn, dùng để điều trị các triệu chứng đau do co thắt đường tiêu hóa, đường mật và cả đường sinh dục, tiết niệu…

1. Thuốc Buscopan

Với cơ chế hoạt động có chọn lọc, Buscopan được dùng với các công dụng sau:

Thuốc có tác dụng gây ra tác động chống co thắt trên cơ trơn dạ dày ruột, mật, đường niệu – sinh dục… trong các bệnh lý: hội chứng kích thích ruột, loét dạ dày – tá tràng, viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, viêm tụy, đau bụng kinh, viêm bể thận, viêm bàng quang, sỏi thận…

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên chú ý liều lượng và thời gian dùng, tránh thuốc gây tác dụng phụ như:

  • Bí tiểu
  • Khô miệng
  • Đỏ bừng mặt
  • Nhịp tim nhanh
  • Loạn tiết mồ hôi
  • Hạ huyết áp, chóng mặt
  • Rối loạn điều tiết, giãn đồng tử, tăng áp lực nội nhãn
  • Tình trạng sốc phản vệ bao gồm tử vong, các phản ứng phản vệ, khó thở, mày đay, phát ban, ban đỏ, ngứa,..

2. Thuốc Atropin

Thuốc thường được sử dụng để ức chế tác dụng của hệ thần kinh đối với giao cảm trong nhiều trường hợp như:

  • Loét dạ dày – tá tràng: Thuốc có tác dụng ức chế khả năng điều tiết acid dạ dày
  • Rối loạn hệ tiêu hóa
  • Hội chứng ruột kích thích: Có tác dụng làm giảm tiết dịch và giảm co thắt đại tràng
  • Điều trị tiêu chảy cấp hoặc mạn tính
  • Rối loạn khác như đau quặn thận hoặc đau do co thắt đường mật
  • Điều trị nhịp tim chậm do ngộc độc digitalis
  • Đau do co thắt phế quản

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên chú ý liều lượng và thời gian dùng, tránh thuốc gây tác dụng phụ như:

  • Gây khô mắt do làm giảm tiết dịch
  • Làm giảm đồng tử và làm liệt cơ mi khiến người bệnh không thể nhìn gần, sợ ánh sáng
  • Khô miệng, khó nuốt hoặc khó phát âm
  • Sốt, giảm dịch tiết pử phế quản
  • Ở liều cao, thuốc có thể gây kích thích dẫn đến run rẩy và sau đó chuyển sang ức chế giao cảm, gây ảo giác hoặc hôn mê
  • Thuốc có thể khiến tim đập chanh và sau đó đập nhanh, gây đánh trống ngực hoặc loạn nhịp

3. Thuốc Papaverin

Dược tính: Thuốc này có tác dụng làm giãn cơ trơn do có khả năng ức chế phosphoryl hóa, ngăn co cơ, có tác dụng hủy sự co thắt sinh ra do serotonin, acetylcholin, bradykinin.

Chỉ định:

  • Thuốc này được chỉ định dùng trong các trường hợp:
  • Người bị tăng nhu động ruột, dạ dày.
  • Dùng trong các trường hợp bị co thắt tử cung, đau quặn thận, đau quặn thận, co thắt đường mật và đường niệu.

Tác dụng phụ:

Khi sử dụng thuốc này, nó có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Gây mẫn gan, có thể gây viêm gan.
  • Khi sử dụng tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây ra loạn nhịp tim, đỏ bừng mặt, hạ huyết áp, ngừng thở, tử vong.
  • Có thể gây nhức đầu, ngủ gà, ngủ gật khi sử dụng liều cao.
  • Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, táo bón.

4. Thuốc Spasmaverine

Điều trị triệu chứng các biểu hiện đau do rối loạn chức năng đường tiêu hóa và đường mật, đau do co thắt vùng tiết niệu – sinh dục (đau bụng kinh, đau khi sinh, đau quặn thận và đau đường niệu, dọa sẩy thai, cơn co tử cung cường tính). Spasmavérine có thể sử dụng trong trường hợp tăng nhãn áp hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

5. Thuốc Nospa

Dược tính: Thuốc Nospa có tác dụng ngăn co thắt cơ trơn, là thuốc không thuộc nhóm kháng cholinergic.

Chỉ định:

Thuốc này được chỉ định sử  dụng cho các trường hợp:

  • Người bị đau do co thắt dạ dày ruột.
  • Các trường hợp bị hội chứng kích thích.
  • Đau do co thắt quặn mật, đường mật
  • Người bị co thắt đường niệu sinh dục cũng được chỉ định sử dụng loại thuốc này.

Tác dụng phụ:

Sử dụng thuốc Nospa có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Gây buồn nôn, chóng mặt.
  • Khi sử dụng để tiêm nhưng tiêm quá nhanh sẽ gây tương tác mất đi hiệu lực của dược chất lemodova, có thể làm hạ huyết áp.

6. Thuốc Mebeverin

Dược tính: Loại thuốc này chủ yếu có tác dụng trên cơ trơn bị co thắt, tác động trực tiếp vào cơ ruột ở mức độ tế bào. Nó còn có khả năng ức chế Ca++ vào nội bào, từ đó làm giãn cơ và giúp bình thường lại sự rối loạn nhu động ruột.

Chỉ định:

  • Thuốc này được chỉ định dùng cho trường hợp bị hội chứng kích với các tình trạng viêm đại tràng, táo bón do co thắt, tình trạng đại tràng mạn tính…
  • Người bị chứng co thắt dạ dày ruột.
  • Bị đau và rối loạn chức năng ống tiêu hóa.

Tác dụng phụ:

Cũng giống như hai loại thuốc trên, khi sử dụng thuốc này nó cũng sẽ gây ra các tác dụng phụ:

  • Người sử dụng thuốc Mebeverin có thể bị buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu.
  • Làm xuất hiện các triệu chứng như hồng ban, mề đay, phát ban, giảm tiểu cầu, sốt… nhưng hiếm gặp.

Lưu ý những tác dụng ngoại ý

  • Buscopan có thể gây khô miệng, rối loạn bài tiết mồ hôi, tim đập nhanh và bí tiểu có thể xảy ra, nhưng thường nhẹ. Chú ý, không dùng buscopan dạng uống cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp khép góc cũng như bệnh nhân bị tắc ruột hay tắc nghẽn đường tiểu và bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhanh. Không dùng buscopan ở dạng tiêm trong những trường hợp rối loạn tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt kèm bí tiểu, hẹp cơ học đường tiêu hóa, nhịp tim nhanh, nhược cơ.
  • Tác dụng không mong muốn của atropin có thể xuất hiện khi dùng thuốc như: khô miệng, khó nuốt, khó phát âm, tăng cảm giác khát, sốt, giảm tiết dịch ở phế quản. Đối với trường hợp phì đại tuyến tiền liệt (gây bí tiểu), liệt ruột hay hẹp môn vị, nhược cơ, glôcôm góc đóng hay góc hẹp (làm tăng nhãn áp và có thể thúc đẩy xuất hiện glôcôm)…, không được dùng atropin. Trên hệ tim mạch có hiện tượng chậm nhịp tim thoáng qua, sau đó là nhịp tim nhanh, trống ngực và loạn nhịp. Atropin có tác động lên hệ thần kinh nên có thể gây lú lẫn, hoang tưởng và dễ bị kích thích… Trẻ em và người cao tuổi rất dễ gặp các tác dụng không mong muốn này.
  • Mặc dù độc tính của papaverin thấp sau khi uống, nhưng trên thực tế, đã có những trường hợp dùng thuốc bị tác dụng phụ về tiêu hóa (buồn nôn, táo bón, chán ăn, tiêu chảy), viêm gan và quá mẫn gan, chóng mặt, ngủ gà, an thần, ngủ lịm, nhức đầu… được thông báo. Phải dùng papaverin một cách thận trọng ở người bệnh tăng nhãn áp. 

Nguồn tham khảo

Thuốc Buscopan cập nhật ngày 05/02/2021: https://www.drugs.com/international/buscopan.html

Thuốc Buscopan cập nhật ngày 05/02/2021: https://www.medicines.org.uk/emc/product/1775/smpc#gref

  • About
  • Latest Posts

Bác sĩVõ Lan Phương tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2013. Dược sĩ từng có thời gian công tác tại Bệnh viện đại Học Y dược Tp. HCMtrước khi là dược sĩ, tư vấn sức khỏe tại Healthy ung thư.

Sở trưởng chuyên môn:

Chuẩn đoán điều trị cho bệnh nhân ung bướu
Nắm vững chuyên môn ngành dược.
Tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe.
Có kinh nghiệm trên 6 năm chẩn đoán và kê đơn.
Kỹ năm nắm bắt và cập nhật các thông tin mới liên quan đến hoạt chất, tá dược, máy móc ngành dược ở Việt Nam và thế giới.
Kỹ năng thực hiện nghiên cứu sản phẩm thuốc
Tinh thần làm việc có trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác.
Đọc và hiểu thông thạo tiếng anh ngành dược.
Kinh nghiệm kê đơn điều trị với các loại thuốc đặc trị, điều trị ung thư
Quá trình công tác:

2013-1015: Bác sĩ tại Bệnh viện đại học y dược.
2015 - Đến nay: Bác sĩ, chuyên viên tư vấn sức khỏe, tư vấn thông tin về các loại thuốc đặc trị , điều trị ung bướu tại Healthy ung thư.
Bác sĩ Võ Lan Phươngluôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe, các dòng thuốc thông dụng, thuốc kê đơn, thuốc đặc trị.