Tiền giang cách ly người về từ tp hcm

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân ở Tiền Giang. (Ảnh: Hữu Chí/TTXVN)

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang Trần Thanh Thảo vừa ký Quyết định 440 về công bố cấp độ dịch COVID-19 quy mô cấp xã, huyện và tỉnh trong tuần từ ngày 10/3 đến 16/3.

Theo quyết định này, Tiền Giang đã chuyển sang "vùng vàng" ở cấp độ 2, tức là vùng nguy cơ.

Tỉnh Tiền Giang hiện chỉ còn duy nhất huyện Cái Bè ở cấp độ 1 - "vùng xanh," còn lại thành phố Mỹ Tho chuyển từ "vùng xanh" thành "vùng vàng" và 9 huyện, thị xã còn lại đã chuyển lên cấp độ 3 - "vùng cam," tức vùng nguy cơ cao.

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, trong tuần từ ngày 10/3 đến ngày 16/3, toàn tỉnh ghi nhận 14.297 ca dương tính với SARS-CoV-2 (tăng 8.603 ca, tức tăng khoảng 260% so với tuần trước). Trong số này, có 134 ca F0 ghi nhận bằng xét nghiệm RT-PCR và 14.163 ca phát hiện bằng test nhanh.

Số học sinh mắc COVID-19 ghi nhận là 5.192 học sinh, tăng 3.077 ca (145,48%) so với tuần đánh giá trước đó, nâng tổng số học sinh mắc COVID-19 lên 8.027 ca.

[Ngày 16/3: Cả nước ghi nhận 180.558 ca mắc COVID-19, 62 ca tử vong]

Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Hữu Diệp, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, nhận định tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh có nhiều nguy cơ bùng phát trở lại. Từ khi học sinh các cấp học tập trung thì số trường hợp test nhanh dương tính ở lứa tuổi này tăng cao.

Sở Y tế Tiền Giang đề nghị các cơ sở giáo dục rà soát và thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 796/BYT-MT của Bộ Y tế hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp và Bộ Tiêu chí đánh giá An toàn trường học theo Quyết định số 27/QĐ-TTCH ngày 26/10/2021 của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Tiền Giang.

Các trường học phối hợp chặt chẽ giữa y tế địa phương trong việc kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các trường học. Mỗi trường học phải xây dựng kế hoạch, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường phù hợp với đánh giá cấp độ dịch hàng tuần do Sở Y tế công bố.

Các trường học cần đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, công tác y tế trường học cho học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; thực hiện tốt 5K trong việc dạy và học trực tiếp.

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang đang phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại một số trường học trên địa bàn tỉnh.

Về công tác phòng, chống COVID-19 tại các địa phương, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang Nguyễn Hữu Diệp cho biết hiện tại thuốc điều trị bệnh COVID-19 đã có bán tại nhà thuốc theo đơn của bác sỹ (các cơ sở y tế sẽ cấp thuốc miễn phí theo chương trình điều trị có kiểm soát khi người bệnh khai báo trạm y tế và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính).

Sở Y tế đề nghị các địa phương hỗ trợ ngành y tế quản lý chặt chẽ các đối tượng F0, F1 điều trị, cách ly tại nhà, người về từ vùng dịch đang theo dõi sức khỏe tại nhà; thường xuyên nhắc nhở nâng cao trách nhiệm của Tổ phòng, chống COVID cộng đồng, chính quyền ấp/khu phố, chính quyền cấp xã trong việc quản lý các đối tượng trên; đảm bảo tất cả các trường hợp có triệu chứng phải được phát hiện sớm, kịp thời đưa đến cơ sở điều trị nhằm giảm nguy cơ tử vong.

Tỉnh Tiền Giang hiện có gần 800 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, trong số này có trên 86,3% bệnh nhân nhẹ và vừa, hơn 13% trường hợp bệnh nặng và 2 bệnh nhân nguy kịch. Trong tuần, tỉnh tiếp tục không có ca tử vong do COVID-19. Như vậy, dù số ca dương tính liên tục tăng cao nhưng đã một tháng qua, Tiền Giang không có bệnh nhân tử vong do COVID-19./.

Hữu Chí (TTXVN/Vietnam+)

Đến nay ông Hiệp vẫn chưa nhận được số tiền khi tham gia trực chốt là 150.000đ/ngày/người và tiền ăn 80.000đ/ngày/người như quy định. Ông Hiệp đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang trả lời như sau:

Qua phản ánh của ông Hiệp, ngày 25/4/2022, UBND xã Tân Mỹ Chánh có gửi thư mời và đồng thời liên lạc với ông qua điện thoại nhưng ông không bắt máy và không liên lạc lại, ông cũng không đến trụ sở UBND xã, qua nắm thông tin của địa phương được biết hiện nay ông đang làm việc và sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh.

Thời gian vừa qua, ông tham gia chốt trực phòng, chống dịch COVID-19 đã được UBND xã thanh toán hỗ trợ số tiền 6.600.000 đồng (trực chốt tổ 16 ấp Bình Phong và tổ 20 ấp Phong Thuận), còn lại chưa thanh toán số tiền 11.220.000 đồng (chốt trực tổ 17 ấp Phong Thuận và chốt đường Huyện 86C).

Hiện nay, do xã không còn kinh phí, bộ phận tài chính của xã đang tổng hợp các bảng đề nghị tiền trực chốt gác phòng, chống COVID – 19 của các đơn vị gửi về để làm công văn đề nghị UBND thành phố Mỹ Tho xem xét cấp phát bổ sung nên phần trực gác của ông chưa thanh toán số tiền là 11.220.000 đồng, khi được UBND thành phố xem xét, cấp kinh phí bổ sung thì UBND xã sẽ mời ông để chi trả.

Chinhphu.vn


Dịch COVID-19: Tiếp nhận hơn 3.500 người từ Thành phố Hồ Chí Minh về Tiền Giang

Tiền Giang (TTXVN 4/10)

Theo thông tin từ chốt kiểm kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh tại xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, đến trưa 4/10, tỉnh Tiền Giang đã tiếp nhận hơn 3.500 người dân của tỉnh từ Thành phố Hồ Chí Minh về địa phương.

Sau khi tiếp nhận người dân từ Thành phố Hồ Chí Minh về từ Trung tâm văn hóa huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang do Công an tỉnh Tiền Giang bàn giao, lực lượng Công an các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh đưa bà con về các khu cách ly tập trung của địa phương. Sau đó, lực lượng y tế địa phương sẽ phân loại và sắp xếp ưu tiên cho các trường hợp đặc biệt khó khăn về sức khỏe như có thai, con nhỏ… để có phương án cách ly tại nhà.

Tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, ông Đoàn Văn Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, cho biết: Sau khi tiếp nhận bà con từ Trung tâm văn hóa huyện Châu Thành, Công an huyện Tân Phước đưa người dân về cách ly tập trung tại khu cách ly tập trung của xã. Đối với các trường hợp đặc biệt khó khăn về sức khỏe như có thai, già yếu, con nhỏ... Ủy ban nhân dân xã cùng trạm Y tế xã khảo sát và có phương án cách ly tại nhà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nhưng phải đảm bảo an toàn theo quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID-19.

Theo bà Lê Hồng Tâm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), huyện đang tiếp nhận và cách ly tập trung 700 người dân địa phương về từ Thành phố Hồ Chí Minh tại Trung tâm văn hóa-thể thao huyện ở thị trấn Tân Hòa (huyện Gò Công Đông). Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân trong thời gian cách ly, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo MTTQ huyện cùng các ban, ngành, đoàn thể tổ chức hỗ trợ lương thực, thực phẩm để giảm chi phí trong thời gian cách ly. Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm y tế huyện tổ chức xét nghiệm, giám sát sức khỏe các công dân trong thời gian cách ly nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch…

Qua phân loại, sàng lọc, xét nhiệm nhanh, lực lượng y tế các huyện, thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã phát hiện 7 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó huyện Cai Lậy có 5 trường hợp, huyện Cái Bè và huyện Gò Công Tây cùng có 1 trường hợp. Lực lượng y tế địa phương đưa đi cách ly tạm thời và đã lấy mẫu PCR để khẳng định và có hướng xử lý thích hợp./.

Hữu Chí

Sáng 17/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc làm việc của Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế về tình hình phòng, chống dịch tại tỉnh Tiền Giang.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tiến tới chống dịch là phải nắm sát tình hình của từng cá nhân, từng gia đình, từng đơn vị nhỏ nhất. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mười cho biết, từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh đã ghi nhận 12.468 ca mắc COVID-19 (F0), trong đó có 9.071 người đã khỏi bệnh và 311 ca tử vong.

Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang nhìn nhận, thời gian đầu, do khó khăn trong việc kiểm soát người về từ TPHCM và các địa phương có dịch khác, nhất là việc thông thương với chợ đầu mối Bình Điền, nên dịch lây lan nhanh trong khi việc thực hiện giãn cách xã hội chưa thật nghiêm. Tuy nhiên, từ khi Tiền Giang thực hiện nghiêm túc Công điện 1099/CĐ-TTg của Thủ tướng, tích cực xét nghiệm thì đến nay, tình hình dịch trên địa bàn có xu hướng giảm, các chuỗi ca bệnh cơ bản được khoanh vùng, truy vết, phong toả, xử lý.

Sau khi kết thúc chiến dịch tầm soát diện rộng lần thứ 2, từ ngày 28/8 đến ngày 13/9, hiện Tiền Giang không có địa phương ở mức nguy cơ rất cao (vùng đỏ); 3 huyện, thành phố ở mức nguy cơ cao (vùng cam); một huyện nguy cơ (vùng vàng); 7 huyện, thị xã trở về trạng thái bình thường mới (vùng xanh). Hầu hết các F0 đều được phát hiện trong khu cách ly, phong tỏa.

Đánh giá chung, Tiền Giang đã đạt được 9/11 tiêu chí về kiểm soát dịch bệnh. Trong đó, có 6/11 huyện, thị xã đang kiểm soát tốt dịch bệnh; 2 huyện đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt tất cả các tiêu chí kiểm soát dịch; 3 huyện, thành phố cần tiếp tục nỗ lực triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch.

Từ ngày 16/9, Tiền Giang tiếp tục triển khai xét nghiệm tầm soát đợt 3; thiết lập, bảo vệ và mở rộng vùng xanh (gồm các huyện ở phía đông), phấn đấu kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh trong vòng 2 đến 4 tuần.

Phân tích nguyên nhân tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 tử vong cao, Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang Trần Thanh Thảo cho biết, giai đoạn đầu đợt dịch thứ 4, khi số ca mắc tăng cao, ngành y tế có nhiều lúng túng. Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 không chỉ gây tử vong cho người già, người có bệnh nền mà kể cả người trẻ nhưng phác đồ điều trị thay đổi liên tục, nhất là chưa có hướng dẫn và thuốc điều trị cho F0 không triệu chứng ngay từ sớm. Các bệnh viện điều trị, thu dung F0 thiếu hệ thống oxy. Sự phối hợp giữa các tầng điều trị chưa nhuần nhuyễn, nhịp nhàng. Tuy nhiên, sau khi những vấn đề trên được khắc phục, đến nay, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân COVID-19 ở Tiền Giang đã giảm.

Từ ngày 16/9, Tiền Giang tiếp tục triển khai xét nghiệm tầm soát đợt 3; tiếp tục thiết lập, bảo vệ và mở rộng vùng xanh gồm các huyện ở phía Đông phấn đấu kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh trong vòng 2 đến 4 tuần. Ảnh: VGP/Đình Nam

Hiệu quả từ xét nghiệm tầm soát quy mô thôn, ấp

Đáng chú ý, cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đánh giá nguy cơ ở quy mô cấp xã, Tiền Giang đã dựa trên kết quả điều tra dịch tễ để tổ chức xét nghiệm đến từng ấp, khu phố.

TS. Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, thời gian qua, Tiền Giang thực hiện xét nghiệm tầm soát dựa trên đánh giá nguy cơ dịch tễ đến quy mô ấp nên đã tiết kiệm được khoảng 40% số lượng sinh phẩm xét nghiệm, tập trung được nguồn lực, nhân lực làm nhanh hơn.

Ngày 15/8, Tiền Giang có 134 ấp vùng đỏ, 195 ấp vùng cam, 222 ấp vùng vàng, 429 ấp vùng xanh thì sau một tháng, tỉnh chỉ còn 27 ấp vùng đỏ, 53 ấp vùng cam, 124 ấp vùng vàng, 792 ấp vùng xanh.

TS. Nguyễn Vũ Thượng cho rằng có thể dựa trên mức độ giao lưu của các F0 được phát hiện để khoanh vùng, rà soát đến tận quy mô tổ dân phố để xét nghiệm tầm soát thay vì khoanh cả ấp. Đến lúc này, về cơ bản, tỉnh Tiền Giang đã vẽ được bản đồ nguy cơ dịch bệnh đến ấp, khu phố, tổ dân phố.

Với việc ghi nhận khoảng 70% số ca nhiễm mới ở khu cách ly tập trung và khu phong tỏa, lãnh đạo tỉnh Tiền Giang cho biết, ngoài triển khai cách ly F0 tại nhà, sẽ vẫn duy trì một số khu cách ly tập trung, giảm số người trong một phòng để giảm tỉ lệ lây nhiễm chéo.

Trong các khu, điểm phong tỏa, có quy mô dao động từ vài nhà đến vài chục nhà, Tiền Giang sẽ chủ động rà soát, tăng tần suất xét nghiệm mẫu gộp hộ gia đình hằng ngày, tăng cường công tác khử khuẩn, tránh tình trạng dịch vẫn dây dưa, kéo dài ở các khu phong tỏa.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao việc triển khai xét nghiệm của Tiền Giang đến quy mô dưới cấp xã, phường, càng cụ thể càng tốt để dập dịch dứt điểm. Trong công tác điều trị, cần chú ý đến điều phối nhịp nhàng giữa các tầng điều trị.

Thượng tướng Võ Minh Lương, Tổ trưởng Tổ Công tác cho biết, Tổ thường xuyên làm việc và theo sát công tác phòng chống dịch của tỉnh Tiền Giang. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát người đi về từ TPHCM, các địa phương có dịch nhưng vừa qua, tỉnh đã rất nỗ lực, về cơ bản đang đi đúng hướng, dù có nơi, có lúc còn lúng túng.

Giữ vững từng pháo đài, kiểm soát từng khu phố

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận nỗ lực cũng như sự vất vả, khó khăn trong phòng, chống dịch của đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Tiền Giang trong suốt thời gian vừa qua.

Tỉnh cần tiếp tục cố gắng giữ vững từng “pháo đài” xã, phường, thị trấn. Bên trong từng “pháo đài” lại chia nhỏ, nắm sát từng thôn, ấp, tổ dân phố, khu phố, từ đó, đánh giá nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, kể cả xét nghiệm sát với thực tiễn.

“Tiến tới chống dịch là phải nắm được tình hình của từng cá nhân, từng gia đình, từng đơn vị nhỏ nhất”, Phó Thủ tướng nói.

Để chuẩn bị cho việc quay trở lại trạng thái bình thường mới, Phó Thủ tướng nêu rõ: Việc mở lại các hoạt động sản xuất, sinh hoạt đời sống của người dân phải từng bước chắc chắn, an toàn.

Dứt khoát không được nóng vội, mở lại mà không giữ được an toàn nhưng giữ được an toàn mà không mạnh dạn mở lại một cách chắc chắn, khoa học thì lãng phí nguồn lực, công sức chống dịch của nhà nước và nhân dân.

Các doanh nghiệp sản xuất trở lại cần có phương án bảo đảm an toàn với tinh thần “mỗi doanh nghiệp, nhà máy cũng là một pháo đài”. Trong doanh nghiệp cũng cần tiếp tục chia nhỏ theo khu vực sản xuất, phân xưởng, ca, kíp để quản lý sát từng công nhân, chủ động xử lý kịp thời khi có ca nhiễm.

Tiền Giang cần phối hợp với TPHCM để có phương án đưa người lao động của tỉnh quay trở lại thành phố làm việc một cách an toàn./.

Nguồn: (Chinhphu.vn)

Admin

Video liên quan

Chủ đề