Tiêu chí đánh giá nhà thầu xây dựng năm 2024

Sau khi hoàn thiện các bước thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu và thiết kế nội thất thì lựa chọn một nhà thầu thi công xây dựng hợp lý là mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi chủ đầu tư.

Hầu hết chủ đầu tư đều lựa chọn các đơn vị thi công thông qua giới thiệu bạn bè, người thân, quen biết mà không quan tâm những tiêu chí nhất định. Vậy làm thế nào để lựa chọn sáng suốt nhà thầu thi công xây dựng hợp lý?

1. Trình độ chuyên môn kỹ thuật Đối với mỗi công trình/dự án khác nhau lại đòi hỏi quy mô khác nhau, kỹ thuật thi công và kinh nghiệm xây dựng khác nhau. Vậy nên, tùy theo yêu cầu công trình, nhà đầu tư cần suy xét, lựa chọn nhà thầu xây dựng phù hợp với quy mô của mình đem lại chất lượng thi công hiệu quả, đúng tiến độ và hiệu quả kinh tế mang lại cao.

Một nhà thầu thi công giỏi sẽ có một hồ sơ năng lực tốt với đầy đủ chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm, thể hiện qua những công trình đã thực hiện, biện pháp đã thi công, nhân lực nhà thầu đã sử dụng và thời gian hoàn thiện công trình. Qua đó, chủ đầu tư sẽ được cung cấp cái nhìn tổng quan về chất lượng các đơn vị thi công xây dựng và lựa chọn một nhà thầu phù hợp nhất cho công trình/dự án của mình.

Tiêu chí đánh giá nhà thầu xây dựng năm 2024

2. Thời gian thi công xây dựng Bên cạnh yếu tố trình độ chuyên môn và kỹ thuật, chủ đầu tư phải cân nhắc thêm cả tiến độ thực hiện thi công xây dựng phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng công trình xây dựng và hiệu quả kinh tế mang lại khi công trình được đưa vào sử dụng.

Một nhà thầu chuyên nghiệp chắc chắn sẽ là nhà thầu cung cấp cho chủ đầu tư bản kế hoạch thi công rõ ràng đầy đủ nội dung: biện pháp thi công, thời gian thi công xây dựng hoàn thiện và bàn giao công trình, quy định thời gian chậm trễ bao nhiêu là tối đa.

Đây có thể coi là một trong các tiêu chí nổi bật nhất để đánh giá chất lượng đơn vị nhà thầu. Dựa vào bảng tiến độ thi công từng hạng mục công trình chi tiết, chủ đầu tư có thể theo dõi, giám sát và đốc thúc tiến độ thi công, đảm bảo đơn vị thi công bàn giao công trình đúng thời hạn.

3. Giá thành thi công xây dựng Không phải nhà thầu nào đưa cho bạn một bản dự toán thi công tiết kiệm hơn sẽ là một nhà thầu thi công chất lượng hơn. Hiện nay, vì lợi ích kinh tế, không ít nhà thầu sẵn sàng bòn rút chất lượng công trình trong tính toán chi phí nguyên vật liệu, chi phí thi công nhân lực cũng như cung cấp vật liệu giá rẻ với chi phí cao.

Một chủ đầu tư thông minh sẽ là chủ đầu tư có cái nhìn đi sâu vào chi tiết dự toán, dựa theo biện pháp thi công được cung cấp trước đó, dự toán thi công hợp lý sẽ đảm bảo cả chất lượng công trình đồng thời đảm bảo cả hiệu quả kinh tế đầu tư.

4. Đảm bảo an toàn lao động Ngoài vấn đề liên quan đến chất lượng công trình cũng như hiệu quả kinh tế, đơn vị thi công xây dựng được đánh giá cao hơn khi quan tâm đến vấn đền an toàn lao động cho chính công nhân của họ.

Đơn vị thi công xây dựng có những trách nhiệm nhất định đối với sự đảm bảo an toàn lao động của công nhân thi công như: mua bảo hiểm tai nạn, trang bị bảo hộ lao động, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao ý thức lao động cho công nhân.

Điều này không chỉ góp phần giảm thiểu tai nạn đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng công trình thi công, mà đồng thời xây dựng thị độ tin cậy của chính đơn vị thi công xây dựng trên thị trường.

Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Cụ thể, các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm những tiêu chuẩn nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).

Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Tùy thuộc vào loại gói thầu sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu khác nhau.

1. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa

1.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:

- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

- Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

1.2. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm.

Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu.

Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:

- Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;

- Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;

- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;

- Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;

- Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;

- Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);

- Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ;

- Tiến độ cung cấp hàng hóa;

- Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;

- Các yếu tố cần thiết khác.

1.3. Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất):

- Xác định giá dự thầu;

- Sửa lỗi;

- Hiệu chỉnh sai lệch;

- Trừ giá trị giảm giá (nếu có);

- Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có);

- Xác định giá trị ưu đãi (nếu có);

- So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất.

1.4. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá):

Công thức xác định giá đánh giá:

GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ

Trong đó:

- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);

- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm:

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;

+ Chi phí lãi vay (nếu có);

+ Tiến độ;

+ Chất lượng (hiệu suất, công suất);

+ Xuất xứ;

+ Các yếu tố khác (nếu có).

∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi.

Tiêu chí đánh giá nhà thầu xây dựng năm 2024
Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp

2.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:

- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có); kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

- Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn chủ chốt, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;

- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu;

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

2.2. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm.

Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ thiết kế, tiên lượng mời thầu, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu.

Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:

- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công;

Trừ những trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, trong hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu.

- Tiến độ thi công;

- Các biện pháp bảo đảm chất lượng;

- Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;

- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;

- Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;

- Các yếu tố cần thiết khác.

Tiêu chí đánh giá nhà thầu xây dựng năm 2024
Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp (Ảnh minh họa)

2.3. Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) thực hiện tương tự mục 1.3.

2.4. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá)

Công thức xác định giá đánh giá:

GĐG = G ± ∆g + ∆ƯĐ

Trong đó:

- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);

- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của công trình bao gồm:

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;

+ Chi phí lãi vay (nếu có);

+ Tiến độ;

+ Chất lượng;

+ Các yếu tố khác (nếu có).

- ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi.

3. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và các quy định trên để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) hoặc tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) cho phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được giải đáp, thắc mắc.