Tỉnh Bắc Giang có bao nhiêu huyện và thành phố

Tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc, từ 105053’ đến 107002’ kinh độ đông. Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt phía Tây Nam là Thủ đô Hà Nội.

Tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.851,4 km². Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện, trong đó có 6 huyện miền núi (Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên), 01 huyện vùng cao (Sơn Động) và 02 huyện trung du, đồng bằng (Hiệp Hòa, Việt Yên).

2. Địa hình

Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xem kẽ. Vùng trung du có đồng bằng xen kẽ chiếm 28% diện tích toàn tỉnh, bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, vùng miền núi chiếm 72% diện tích, bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao. Với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi) là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. 

3. Khí hậu

Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa Xuân và mùa Thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230-240 C; độ ẩm không khí dao động lớn từ 74% - 87%.

Lư­ợng mư­a hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu n­ước cho sản xuất và đời sống. Lượng nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

4. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại khoảng 82.700 ha là các loại đất khác, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn hơn cả khoảng 63,13% diện tích tự nhiên; Nguồn tài nguyên đất được chia làm 6 nhóm đất chính:Nhóm đất phù sa, nhóm đất bạc màu, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất xói mòn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 668,46 ha núi đá bằng 0,17% diện tích đất tự nhiên; khoảng 20.796 ha đất ao, hồ, chiếm khoảng 5,44% diện tích đất tự nhiên.

- Tài nguyên nước: Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt

- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang hiện có 146.435,4 ha, trong đó, diện tích rừng đặc dụng là 14.093,3 ha, chiếm 9,6%; rừng phòng hộ có 18.879,9 ha, chiếm 12,9%; rừng sản xuất 113.462,2 ha, chiếm 77,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng ở Bắc Giang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng, chống xói mòn, rửa trôi, ngăn lũ ống, lũ quét và có vai trò phòng hộ đầu nguồn bảo vệ vùng hạ du đồng bằng Bắc bộ.

- Tài nguyên khoáng sản: Bắc Giang đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau bao gồm: than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Phần lớn các khoáng sản này đã được đánh giá trữ lượng hoặc xác định tiềm năng dự báo. Tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số loại là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như­ mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động có trữ lư­ợng khoảng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than: antraxit, than gầy, than bùn. Trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn) phục vụ phát triển quy mô công nghiệp trung ương. Quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu ­tấn ở Yên Thế. Ngoài ra gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng. Khoáng sản sét cũng có tiềm năng lớn, sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360 triệu m3, chủ yếu ở các huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hoà. Trong đó có 100 m3 sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam. 

II: ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI

1. Dân cư:

Toàn tỉnh Bắc Giang có 230 xã, phường, thị trấn; dân số khoảng 1,6 triệu người và có trên 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm đa số (88%), còn lại các dân tộc thiểu số khác chiếm 12%. Tỉnh có mật độ dân số bình quân cao hơn so với mật độ dân số bình quân cả nước.

2. Văn hóa - di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh:

Bắc Giang có đặc điểm văn hóa phong phú và đa dạng, được quy tụ và thể hiện thông qua đời sống, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng mỗi dân tộc; biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo ở lễ hội truyền thống. Hội làng tồn tại hàng nghìn năm với các nghi lễ, nội dung, hình thức riêng song mục đích chính của lễ hội đều nhằm giúp cho sự thống nhất, đoàn kết trong cộng đồng làng xã, giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử, truyền thống chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học, phát triển ngành nghề. Hàng năm, Bắc Giang có hơn 500 lễ hội truyền thống được tổ chức; một số lễ hội tiêu biểu ở Bắc Giang như: lễ hội Yên Thế; lễ hội Xương Giang; lễ hội Suối Mỡ; lễ hội Thổ Hà; lễ hội Chùa La (Vĩnh Nghiêm)…

Bắc Giang có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc với khoảng trên 2.200 di tích được, trong đó có 635 di tích được xếp hạng (gồm: 518 di tích cấp tỉnh; 117 di tích cấp quốc gia, trong đó có 23 di tích cấp quốc gia đặc biệt); nhiều công trình văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, nổi tiếng trong đó, một số di tích, công trình có khả năng khai thác để phát triển du lịch như chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng); chùa Bổ Đà, đình, chùa Thổ Hà (Việt Yên) ...

Bắc Giang cũng là nơi có kho tàng văn nghệ dân gian phong phú như: Truyện thần thoại, truyện cổ tích, huyền thoại, giai thoại, truyện cười, tục ngữ, ca dao, hát ví, hát trống quân, hát quan họ, chèo, ca trù và dân ca của các dân tộc thiểu số. Dân ca Quan họ và Ca trù đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bắc Giang có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Khu thắng cảnh Suối Mỡ (huyện Lục Nam); hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn); Rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) với những hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại sinh vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam đang được bảo tồn,… đó là điều kiện thuận lợi để Bắc Giang phát triển nhiều loại hình du lịch… 

Thành phố Bắc Giang có bao nhiêu xã?

Thành phố Bắc Giang có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: Đa Mai, Dĩnh Kế, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Mỹ Độ, Ngô Quyền, Thọ Xương, Trần Nguyên Hãn, Trần Phú, Xương Giang và 6 xã: Dĩnh Trì, Đồng Sơn, Song Khê, Song Mai, Tân Mỹ, Tân Tiến.

Bắc Giang giáp bao nhiêu tỉnh?

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt phía Tây Nam là Thủ đô Hà Nội.

Bắc Giang là tỉnh số bao nhiêu?

Như vậy, Biển số xe 98 do Phòng CSGT công an tỉnh Bắc Giang quản lý và cấp cho các phương tiện trên địa bàn tỉnh.

tỉnh Bắc Giang có bao nhiêu thôn?

(BGĐT) - Theo Nghị quyết số 19 ngày 11-7-2019 của HĐND tỉnh Bắc Giang (gọi tắt là Nghị quyết số 19), toàn tỉnh sáp nhập 518 thôn, tổ dân phố quy mô nhỏ thành 232 thôn, tổ dân phố (TDP) mới.