Tính cách con người miền Trung

– Để làm nổi bật tính cách người miền Trung nói riêng và miền Bắc nói chung, mình sẽ lấy văn hóa LÀNG BẮC BỘ so sánh với LÀNG NAM BỘ.

+ Làng bắc bộ:

Bắc bộ là vùng đất rừng núi chiếm phần lớn diện tích, có ranh giới với Trung Quốc nên trong phần lớn lịch sử đều chịu nạn Bắc xâm, địa hình và tính chính trị buộc họ phải sống gom lại thành từng làng để tự bảo vệ, đoàn kết chống giặc và thuận lợi cho việc tập trung người, lương thảo, meeting…

Do tính cố kết cộng đồng theo mô hình làng với lũy tre bao bọc làm thành lũy, một con đường làng dẫn ra và ngoài cùng là đồng ruộng nên từ đây, những mặt trái phải của cuộc sống sinh hoạt phát sinh ra vô số đụng chạm trong sinh hoạt. Đất đai không màu mỡ, thực phẩm từ tự nhiên nghèo nàn thêm vào đó là thiên tai hạn hán, lũ lụt, đông lạnh… và thuế má, phu phen lính tráng, dường như không làm họ dư giả mấy. Những tranh chấp thường ngày giữa những người trong làng như mất đồ, gà, chó… sẽ mặc định nghi ngờ gia đình gần nhà, xâm lấn đất vườn, chặn đường chặn ngõ, chặt cây nhà bên nếu đổ qua nhà mình, khi có gì ngon hay lộc đâu tới thì thường ít chia sẻ, trai làng bên không được qua làng mình tán gái…

Có câu “Luật vua thua lệ làng” bởi lẽ vua thì xa, luật vua khó mà đến được ngóc ngách cuộc sống, trong làng các trưởng làng và người già đặt các điều lệ để thưởng phạt chế định khi có việc cần dùng tới, nổi tiếng như “cạo đầu bôi vôi”,”bỏ rọ heo thả trôi sông”,”phạt vạ”… tính quan liêu, quan quyền phát sinh một phần từ đó khi ai cũng muốn làm quan để oai, đi có kiệu đứng có lọng, để được quyền thưởng phạt, họ hàng vinh hiển và đặc biệt là không “đói”.

+ LÀNG NAM BỘ:

Gần như tương phản với Bắc Bộ, Nam bộ là vùng đất mới được dung dưỡng bởi phù sa sông nước, đồi núi rất hiếm, cây ăn trái, lúa nước và sản phẩm tự nhiên dồi dào nên trong lịch sử, Nam Bộ chưa từng bị nạn đói nào. Làng Nam Bộ hình thành dàn trải, không tập trung, mỗi gia đình một cánh đồng mênh mông, đi lại chủ yếu bằng đường thủy nên khó khăn trong việc tụ họp, chỉ có dịp chợ hay đám mới gặp nhau trọn vẹn, ngày thường ít khi nghe tiếng hàng xóm nên khao khát gặp gỡ, bởi thế mà chuyện trộm vặt ít khi xảy ra, thay vào đó là họ hay biếu quà nhà và hễ có người đến chơi thì thường “đãi sạch ruột”.

Nam Bộ là nơi hòa hợp của nhiều tộc dân, Chăm, Khome, Hoa… nên tính cách rộng rãi, đồng cảm với dân tứ xứ bởi bản thân họ cũng là di dân, tị nạn…

Chế lệ trong làng Nam Bộ không có gì nặng nề, tự làm tự ăn, Chúng ta hay xem phim Nam Bộ thấy cảnh ông bà Hội Đồng xưa gian ác, thực sự rất hiếm những người như vậy trong thực tế, do thời thế và nhu cầu chính trị nên những người thân Pháp bị tuyên truyền là chống dân… bởi Hội Đồng cũng từ những người nông dân quanh năm tay lấm, qua tích lũy mà nên, rồi họ cho mướn đất mướn ruộng lấy chút thóc làm lãi. Cũng bởi lẽ luật lệ họ không hà khắc nên mới ít nội loạn, đói khát, tính quan quyền thấp…

+ Tính tích lũy và bạo lực:

Do thường xuyên phải đối mặt với ngoại xâm và thiên tai nên sự rủi ro bất ngờ là điều ăn sâu vào tiềm thức người Bắc bộ, họ sợ ngoại bang, luôn tiết kiệm và chịu khó. Từ khi chúa Nguyễn mở về phía Nam, hình thành nên sự phân tranh Trịnh-Nguyễn, thuế má dân Bắc bộ tương đối nặng nề vì đóng cho triều đình, đến thời Tây Sơn nổi dậy thì càng nặng hơn, nhất là việc đi lính, khiến cho lực lượng lao động chính thiếu hụt…

Sau khi Nguyễn Ánh thống nhất và trở lại Kinh đô Phú Xuân tái thiết đât nước, nguồn cung ứng đều lấy chủ yếu từ Vùng Miền Trung bởi vì lúc bấy giờ giao thông chưa mạnh, chủ yếu đi đường biển nhưng tàu thuyền thời Nguyễn để vận chuyện từ Nam bộ đến kinh thành mất hàng tháng trời, không đáp ứng kịp thời nhu cầu,hơn nữa quãng đường xa thường đối mặt với cướp biển và thủy lưu, gió, sóng… Mật độ quan lại tập trung miền trung và bắc cao.

=> Bài viết này là tư duy lại tính cách từ nguồn gốc văn hóa và biến cố lịch sử dựa trên nhiều nguồn tư liệu nên không có số liệu tỉ mỉ, chỉ để tham khảo, mong các bạn hiểu tại sao có sự khác nhau trong tính cách của người dân các vùng miền, hy vọng các bạn hiểu được do đâu người Trung – Bắc bộ lại có tính cách như vậy, để có cái nhìn hàn lâm hơn trong cư xử, và những bạn người Trung – Bắc bộ (bao gồm tôi), cần hiểu rằng, chúng ta không thay đổi được nơi mình sinh ra nhưng có thể thay đổi tư duy của mình và tính cách của mình bằng học thức và con đường, như 500 năm trước, Nguyễn Hoàng đã chọn Nam Tiến là con đường dung thân, tránh sự tranh giành nội bộ và tồn tại được 9 đời chúa, 13 đời vua.

“Cam đất Việt ngọt nhưng đưa qua Ngô trồng thì chua, ấy là do thổ nhưỡng chứ đâu do giống”.

Miền Bắc:Trai miền bắc nói chung là lịch thiệp. Có lẽ cái truyền thống văn hiến ngàn năm đã tạo cho người miền bắc nói chung và trai miền bắc nói riêng tài ăn nói, tài che dấu những suy nghĩ thực. Cũng như tài sử dụng thơ phú trong các cuộc nói chuyện. Thêm vào đó sự lịch thiệp đã tạo ra cái gọi là khách sáo, lễ nghĩa.Mặt khác có lẽ do sinh trưởng ở trung tâm chính trị của đất nước nên trai Bắc luôn mang trong mình lòng tự hào (là người miền bắc?!). Điều này nhiều lúc nảy sinh ra tính tự ái rất cao. Và họ cũng dễ nổi khùng khi bị ai đụng chạm vào lòng tự ái.

Tính cách con người miền Trung
Tính cách con trai 3 miền Bắc – Trung – Nam bạn thích con trai miền nào

Đang xem: Tính cách đàn ông miền trung

Về quan hệ yêu đương gia đình thì dường như trai bắc vẫn còn giữ lại cách suy nghĩ gia trưởng như là môn đăng hộ đối, các quan niệm về công, dung, ngôn, hạnh v.v…. phải chăng đây là biểu hiện của sự ảng hưởng từ văn hóa phương bắc(trung quốc?). Do đó ai có ý định làm dâu bắc thì có lẽ nên cân nhắc kỹ.

Xem thêm: #5 Lệnh Tính Diện Tích Trong Cad (Nhanh, Chính Xác), Tính Diện Tích Trong Autocad (Nhanh, Chính Xác)

Và nên chú ý là nhiều lúc chàng trai miền bắc lịch thiệp sẽ nghe lời mẹ hơn là nghe lời vợ!Do có tính tự ái, hào hoa, nho nhã mà nhiều lúc có nhiều chàng trai bắc nói nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu.-Miền Trung:Miền trung là một vùng đất thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống khó khăn. Con người ở đây luôn phải bươn chải để lo đảm bảo cuộc sống tối thiểu của mình. Chính hoàn cảnh này đã tạo nên tính cách riêng của người con trai miền trung: tằn tiện, chịu khó và chất phácVà do hòan cảnh khó khăn nên con người miền trung có tính đòan kết rất cao. Do đó mà vẫn thường có các hội của người miền trung.Ngoài ra, cũng chính cuộc sống khó khăn đã tạo cho người con trai miền trung 1 ý chí tìm mọi cách đi ra ngòai để học hỏi. Những người đi ra ngòai thường kết hợp khá tốt tính cách “nông dân” của họ với những cái mới ở bên ngòai tạo nên một sức mạnh mới của trai miền trung.Về vấn đề yêu đương thì có lẽ trai miền trung một mặt vị tha nhưng mặt khác lại có chút ích kỷ và khó lòng chịu được những sai lầm của người yêu (hay vợ) gây ra. Và trai miền trung có lẽ ít nhiều cũng sẽ nghe lời mẹ (ưu tiên cho mẹ và gia đình) hơn là vợ!Còn phải nhắc đến một chút xíu nữa là có lẽ trai miền trung cũng rất chịu khó trong việc chiều chuộng và giúp đỡ chia sẻ mọi thứ cùng vợ.Thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo ra cho trai miền trung 1 chút lãnh mạn riêng, cộc cằn, lỳ lợm riêng!-Miền Nam:Miền nam xin cho hiểu chung cả miền tây nữa. Nhắc đến miền nam thì thường nghĩ ngay đến công tử bạc liêu……Người miền nam có tính cởi mở.Con trai miền nam cũng thế. Nếu như con trai miền bắc và miền trung luôn canh cánh lo cho tương lai hơn là lo cho ngày hôm nay thì ngược lại trai miền nam lại chú trọng đến việc vui cho ngày hôm nay và chuyện ngày mai để ngày mai tính.

Trước khi nói về tính cách người miền Trung, tôi xin mạn phép nói qua một chút về việc làm thiện nguyện, mà mình cũng tham gia với tư cách một “nhịp cầu nhỏ” trong hơn 10 năm qua. Như tôi có lần nói, làm thiện nguyện, rốt lại là ở tấm lòng, người cho đi không phải là người giàu tiền bạc, mà giàu tấm lòng.

Ý nghĩa tốt đẹp nhất của thiện nguyện chính là ĐÁP ĐỀN TIẾP NỐI (Pay it forward), ức người cho không mưu cầu nhận lại, người được giúp không cần tìm người cho để trả ơn, mà hãy giúp tiếp người khác.

Cứ như thế chúng ta tạo nên những vòng tròn nhân ái tiếp nối. Thiện nguyện cũng không phải là việc đơn giản. Ngoài có tiền, có tấm lòng, còn phải có thời gian, có kiến thức, biết lên kế hoạch, sắp xếp mọi thứ; có quan hệ để kết nối, có đủ tỉnh táo để nhìn thấy kết quả…

Chứ nó không đơn giản là mang tiền quà đến cho rồi về. Làm thiện nguyện, cũng không chỉ có những cảm xúc ấm áp, ngọt ngào; mà có khi mang về những bực giận, thậm chí là phẫn nộ.

Chúng tôi đi khám bệnh phát thuốc phát quà miễn phí cho bà con nghèo. Nhưng có người không chịu được cảnh xếp hàng chờ lâu đã nổi điên chửi bới xông lên đòi đánh chúng tôi.

Chúng tôi đi phát gạo từ thiện cho bà con trong mùa dịch Covid. Nhiều người nhận rồi vòng trở lại nhận tới lần thứ 3.

Chúng tôi biết, nhắc nhẹ thì bị chửi. Chúng tôi đi phát quà, tiền cho các cụ già neo đơn ở Viện dưỡng lão, có cụ nhận tiền rồi giấu dưới chiếu đòi nhận nữa. Chúng tôi thấy chỉ cười, vì nghĩ các cụ lẫn. Không giận mà thương.

Còn nhiều ví dụ nữa.

Ở đâu cũng có người này người nọ, người tốt người xấu, người hiền lành người láu cá… Miền nào thì cũng vậy. Đừng gán ghép những tính xấu cho một vùng miền nào.

Nếu nhìn nhận thì hãy tự trào Người Việt xấu xí để tự cảnh tỉnh, chỉnh sửa mình. Còn người miền Trung thì sao? Không phải tôi là người miền Trung mà nói tốt hết cho người quê mình. Nhưng tôi nghĩ người miền Trung có những đức tính tốt nhiều hơn là tính xấu.

Người miền Trung cần cù, chịu khó. Đó là điều không ai có thể phản bác. Người miền Trung thật thà, ngay thẳng. Đó cũng là tính cách vượt trội.

Tính cách con người miền Trung
Ảnh: teamBTB

Nếu bạn cần một người trung thực, bạn nên chọn một người miền Trung. Người Trung dù khéo léo ngọt ngào tới mấy cũng không bằng người Bắc, người Nam. Người Bắc chưa thấy mặt đã nghe tiếng. Người Trung có khi thấy mặt cả đời mà tiếng như cứ lặn tận đâu.

Cho nên không lạ khi người miền Trung tài năng nhiều, nhưng danh tiếng lại ít. Người miền Nam hào phóng, đơn giản quá nhiều khi thành dễ dãi, vô tâm.

Người miền Trung sâu sắc, kỹ lưỡng quá nhiều khi thành ích kỷ, khắc nghiệt. Nói về tính chắt bóp tằn tiện thì người Trung chắc là số 1. Tôi thì không thích tính này. Tính sĩ diện của người miền Trung cũng rất cao. Họ rất dễ tự ái. Ví dụ họ sẵn sàng đi bán vé số, bán ve chai, nhưng không làm nghề giúp việc.

Người miền Trung rất giỏi chịu đựng nhưng cũng dễ nổi nóng, phản kháng mãnh liệt. Người Trung có máu tham không? Tôi nghĩ con người ở đâu cũng có lòng tham cả.

Nhưng trong thiên tai hoạn nạn, có người nhặt được trong đống đồ từ thiện 10 triệu cũng mang trả lại. Có người lượm được 2 chỉ vàng cũng mang trả lại. Họ chính là người miền Trung, là những người nghèo khổ, trong tay chưa bao giờ cầm số tiền lớn như vậy.

Người miền Trung vào Sài Gòn bán cháo lòng, bán hủ tiếu, làm nghề ve chai… để nuôi con học đại học, là chuyện bình thường, phổ biến. Rồi, những người mà bạn kêu là người miền Nam từ thiện miền Trung, thực ra chính là người gốc miền Trung cả đó.

Tôi không muốn đưa ra con số, nhưng chắc khoảng 70%. Còn dễ nhất bạn cứ quan sát quanh mình, những NGƯỜI MIỀN NAM TỐT BỤNG ấy thực sự có phải là người GỐC MIỀN TRUNG không? Những đại gia nổi tiếng nhất của Sài Gòn này thì gốc miền nào? Hãy tìm hiểu đi rồi nói.

Cuối cùng, trả lời cho câu hỏi “Người miền Trung ăn ở sao mà cứ bị như vậy”, tôi xin không trả lời, mà hỏi lại bạn rằng: “Vậy chứ bạn ăn ở sao mà thành cái thứ như vậy?”

Nguồn Facebook Trần Nhã Thụy

Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!