Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Các biện pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Hợp đồng thi công xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, giữa nhà thầu và đơn vị thi công khi vi phạm các điều khoản của hợp đồng làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi công, kéo theo làm là uy tín của chủ đầu tư với với khách hàng làm giản lợi nhuận đầu tư. Khi dơi vào trong các tình huống này, các bên nên làm gì để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như giúp cho vấn đề tranh chấp nhanh quyết được giải quyết?

I. Tư vấn tranh chấp hợp đồng xây dựng

  • Theo quy định của pháp luật tại Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Bên giao thầu có thể là một trong các chủ thể sau: chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư, tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
  • Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính.

Tranh chấp hợp đồng xây dựng có thể phát sinh từ những nguyên nhân sau:

  • Tranh chấp do vi phạm tiến độ thanh toán theo đúng hợp đồng: chủ đầu tư không tiến hành thanh toán đầy đủ khối lượng hoặc tìm cách gây khó khăn, chậm trễ thanh toán gây ra các thiệt hại kinh tế cho nhà thầu.
  • Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình: Do tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau như thời tiết, điều kiện về vốn, nhân lực dẫn đến nhà thầu đã thi công công trình không đảm bảo về mặt thời gian hoặc chất lượng công trình và dẫn tới phát sinh tranh chấp.
  • Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn: xảy ra thiệt hai cho bên còn lại và tranh chấp xảy ra giữa các bên về yêu cầu bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng.

1.3. Biện pháp giải quyết tranh chấp

Khi các bên muốn tự giải quyết tranh chấp với nhau, các bên phải tuân thủ nguyên tắc được quy định tại khoản 8 Điều 146 Luật xây dựng 2014:

  • Các bên tranh chấp phải tôn trọng thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác; các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp.
  • Trường hợp các bên không thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng xây dựng, các bên có thể giải quyết theo các cách thức sau:

1.3.1. Giải quyết thông qua Ban xử lý tranh chấp

Trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải thực hiện bởi ban xử lý tranh chấp:

  • Thành lập Ban xử lý tranh chấp: Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc được thiết lập khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng thành viên do các bên tự thỏa thuận.
  • Thủ tục giải quyết: Trong thời hạn 28 ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý kết luận hòa giải thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
  • Chi phí: được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

1.3.2. Giải quyết bằng con đường Trọng tài thương mại

Nếu các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng thủ tụng trọng tài thì tranh chấp đó sẽ được giải quyết theo thủ tụng quy định trong Luật trọng tài thương mại 2010 và quy trình, thủ tục của các trung tâm trọng tài thương mại.

1.3.3. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Nếu các bên không thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp hoặc các bên không đồng ý với kết luận hòa giải của Ban xử lý tranh chấp thì có quyền khiếu kiện để xử lý tranh chấp đó tại Tòa án. Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự:

  • Tòa án có thẩm quyền: tùy theo từng vụ án tranh chấp cụ thể, thẩm quyền xét xử sơ thẩm thẩm có thể thuộc Tòa án cấp Huyện hoặc cấp Tỉnh. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm thuộc về Tòa án cấp trên trực tiếp của Toàn án đã xét xử sơ thẩm.
  • Thời hạn giải quyết vụ án: tuân thủ thời hạn được quy định trong bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  • Hồ sơ khởi kiện: gồm có đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo, bao gồm: hợp đồng xây dựng, các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng; quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện/không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên; tài liệu chứng minh sự vi phạm hợp đồng và những thiệt hại (nếu có).
  • Hậu quả pháp lý: bên thua kiện phải tuân theo bản án có hiệu lực của tòa án và bồi thường thiệt hại, thực hiện những hậu quả pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

II. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng khi nhà thầu vi phạm

Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

2.1. Các biện pháp pháp lý đơn phương của chủ đầu tư

Khi nhà thầu vi phạm hợp đồng thi công, chủ đầu tư có thể áp dụng một số biện pháp pháp lí đơn phương nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

  • Chấm dứt hợp đồng khi bên nhà thầu năm mươi sáu (56) ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng theo Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP
  • Thông báo lấy lại mặt bằng để giao cho nhà thầu khác

2.2. Bồi thường thiệt hại khi nhà thầu vi phạm hợp đồng

Theo khoản 4 Điều 146 Luật xây dựng 2014, khi nhà thầu vi phạm hợp đồng do lỗi của nhà thầu  thì nhà thầu phải bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng:

  • Thiệt hại về vật chất: là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
  • Thiệt hại về tinh thần: là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

2.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp khi nhà thầu vi phạm hợp đồng

Đơn vị tư vấn giám sát là đơn vị do chủ đầu tư tự mình lập ra giám sát công trình hoặc kí kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình với một nhà thầu khác.

Đơn vị tư vấn giám sát phải đảm bảo các điều kiện yêu cầu theo Điều 120 Luật xây dựng 2014 và có vai trò:

  • Quản lý – Kiểm tra – Giám sát toàn bộ quy trình công tác thi công từng hạng mục trên công trình, đảm bảo đơn vị thi công xây dựng thực hiện đúng theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.
  • Quản lý và giám sát chặt chẽ chất lượng thi công từng kết cấu hạng mục trên công trình, nắm bắt chính xác và kịp thời những công việc đang diễn ra trên công trường.
  • Theo dõi và giám sát tiến độ xây dựng của đơn vị thi công, kiểm tra toàn bộ phương pháp thi công, trang thiết bị kỹ thuật, tay nghề nhân công.
  • Đảm bảo nhà thầu tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

» Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về hợp đồng xây dựng giữa nhà thầu với nhà thầu phụ, chủ đầu tư với nhà thầu… thì việc tìm kiếm một công ty luật chuyên nghiệp để tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng, giải quyết công việc một cách hiệu quả.

Điện thoại tư vấn tranh chấp xây dựng: 0768.236.248 – Chat Zalo

I. Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

1. Giải quyết các loại tranh chấp hợp đồng xây dựng gồm:

  • Tranh chấp về đối tượng xây dựng:
    • Tranh chấp dự án xây dựng
    • Tranh chấp hợp đồng xây dựng nhà ở
    • Tranh chấp hợp đồng xây dựng văn phòng
  • Tranh chấp theo nội dung công việc:
    Tranh chấp hợp đồng tư vấn xây dựng, thi công xây dựng, cung cấp, thiết bị:
    • Vi phạm tiến độ thanh toán và chi phí theo hợp đồng;
    • Điều chỉnh phạm vi công việc;
    • Vi phạm tiến độ thi công;
    • Vi phạm chất lượng công trình;
    • Đơn phương chấm dứt hợp đồng.

2. Dịch vụ luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng:

– Trao đổi, thống nhất với Khách hàng về ý kiến pháp lý của vụ việc một cách khách quan trên cơ sở các quy định pháp luật liên quan và hợp đồng xây dựng đã ký kết.

– Tư vấn, dự thảo văn bản trả lời Thông báo thụ lý vụ án của Tòa án cho Khách hàng.

– Dự thảo, trao đổi và thống nhất với Khách hàng về nội dung Bản tự khai trong quá trình làm tự khai nộp cho Tòa án.

– Cử nhân sự có mặt cùng Khách hàng tại Tòa án khi Tòa án lấy lời khai ở giai đoạn Đương sự tự khai.

– Cử nhân sự có mặt cùng Khách hàng tại các buổi làm việc tại Tòa án, gồm: Buổi làm việc để Tòa án công khai chứng cứ; Buổi làm việc để lấy lời khai (Dự kiến từ 01 đến 03 buổi); và các buổi làm việc khác theo triệu tập của Tòa án.

– Cử Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng có mặt cùng khách hàng tại các phiên hòa giải (Dự kiến từ 1 phiên đến 3 phiên) tại Tòa án.

– Cử Luật sư có mặt tại phiên xét xử sơ thẩm (Dự kiến từ 01 đến 02 buổi).

– Tham gia cùng Khách hàng trong buổi hòa giải với Nguyên đơn ngoài các buổi hòa giải tại Tòa án.

– Dự thảo báo cáo về tiến trình vụ án bằng tiếng Anh để Khách hàng báo cáo cho Khách hàng mẹ tại nước ngoài.

3. Thời hạn thực hiện để giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Theo quy định tố tụng tại Tòa án, trọng tài và ngoài tố tụng. Phạm vi dịch vụ của chúng tôi có thể chấm dứt tại một trong các thời điểm sau đây mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên:+ Tòa án ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.+ Hòa giải thành tại Tòa án (Có Biên bản hòa giải thành do Tòa án lập).

+ Kết thúc phiên xét xử sơ thẩm và Tòa tuyên bản án sơ thẩm.

4. Chi phí luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Phí dịch vụ cho phạm vi dịch vụ nêu trên được thông báo sau khi có thông tin về vụ việc. Chi phí dịch vụ không bao gồm:+ Tất cả các chi phí phát sinh (nếu có), bao gồm nhưng không giới hạn ở:  án phí, lệ phí tòa án, các khoản tiền phải thanh toán nhân danh Quý Khách hàng, các khoản chi phí khác cho bất kỳ bên thứ ba nào.

+ Phí dịch vụ cho các công việc phát sinh ngoài Phạm vi dịch vụ đã nêu cụ thể ở trên.

» Tư vấn soạn thảo hợp đồng xây dựng

» Luật sư đại theo diện ủy quyền

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựngQuý vị có tranh chấp về hợp đồng xây dựng hãy liên hệ luật sư để tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng giải quyết công việc sao cho hiệu quả:

– Điện thoại: 0768236248 (số mạng viettel) – Chat Zalo

II. Tư vấn các tranh chấp hợp đồng xây dựng

Các tranh chấp hợp đồng xây dựng thường phát sinh do nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu xuất phát từ các vi phạm của chủ đầu tư hoặc của nhà thầu:

2.1. Các vi phạm xuất phát từ phía chủ đầu tư:

– Sai phạm do khảo sát, thiết kế không cẩn thận;

– Chủ đầu tư đề xuất các yêu cầu vượt quá phạm vi hợp đồng; tự ý thay đổi thiết kế và quy phạm kỹ thuật; kéo dài thời gian giao tài liệu bản vẽ; kéo dài thời gian bàn giao mặt bằng;

– Chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát ra lệnh tăng/giảm khối lượng công trình hoặc yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình mà không có sự thống nhất của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

–  Chủ đầu tư không thanh toán đúng tiến độ khối lượng công việc.

2.2. Các vi phạm xuất phát từ phía nhà thầu:

– Thi công không đúng thiết kế, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng công trình;

– Kéo dài tiến độ thi công công trình, không chấp hành lệnh thay đổi của chủ đầu tư dẫn đến tổn thất kinh tế hoặc kéo dài ngày công;

– Tạm ngừng hoặc dừng công trình không có lý do hợp pháp;

Từ các vi phạm trên, các bên thường vướng vào một số loại tranh chấp phổ biến như:

+ Tranh chấp liên quan đến thiết kế;

+ Các yêu cầu bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng bị chậm trễ, không bảo đảm chất lượng;

+ Bồi thường trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng;

+ Yêu cầu liên quan đến bảo hiểm công trình, yêu cầu liên quan đến bảo hành công trình, chậm trễ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng…

2.3. Tranh chấp do vi phạm tiến độ thanh toán theo đúng hợp đồng xây dựng

Khi các nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ thi công theo hợp đồng nhưng chủ đầu tư lại không tiến hành thanh toán đầy đủ khối lượng mà nhà thầu đã thi công hoặc có thể tìm cách gây khó khăn, chậm trễ thanh toán làm thiệt hại kinh tế cho nhà thầu.

Trước khi phát sinh tranh chấp này, nhà thầu cần lưu ý. Khi ký kết hợp đồng phải quy định điều khoản phạt do chậm thanh toán trong hợp đồng và điều khoản bồi thường lãi do chậm thanh toán theo hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình.

Sau khi phát sinh tranh chấp này, để đảm bảo chứng minh hồ sơ của mình đủ điều kiện thanh toán, nhà thầu cần hoàn thiện đầy đủ các chứng từ như:

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng;

+ Biên bản nghiệm thu thanh toán (quyết toán);

+ Xuất đầy đủ hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT);

+ Gửi công văn đề nghị thanh toán đến chủ đầu tư;

+ Gửi đủ các chứng chỉ bảo hành, chứng chỉ nguồn gốc nguyên vật liệu.

Đây là các bước tiền đề tạo vị thế có lợi về cơ sở pháp lý trước khi đưa tranh chấp ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định pháp luật.

3. Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình xây dựng

Trong lĩnh vực thi công xây dựng, vấn đề tiến độ và chất lượng công trình là các yếu tố quan trọng thường được quy định chặt chẽ tại các hợp đồng thi công xây dựng giữa nhà thầu và chủ đầu tư.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công do tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau như thời tiết, điều kiện về vốn, nhân lực dẫn đến nhà thầu đã thi công công trình không đảm bảo về mặt thời gian hoặc chất lượng công trình.

Điều này dẫn tới phát sinh tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công về việc phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường vi phạm hợp đồng.

Khi xảy ra tranh chấp này các bên cần lưu ý:

–  Chỉ được chấm dứt hợp đồng nếu như hợp đồng có quy định việc chậm tiến độ thi công hoặc không đảm bảo chất lượng công trình là điều kiện để một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng;

–  Chỉ được yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có quy định điều khoản phạt vi phạm;

–  Thiệt hại được yêu cầu bồi thường phải là thiệt hại thực tế phát sinh trực tiếp do lỗi của một bên. Thiệt hại này bao gồm: giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm;

– Về phía chủ đầu tư: chủ đầu tư có quyền yêu cầu nhà thầu phải giao Chứng thư bảo lãnh nếu theo hợp đồng có quy định việc nhà thầu mở bảo lãnh. Đồng thời chủ đầu tư có quyền yêu cầu Ngân hàng bảo lãnh thực hiện thanh toán bảo lãnh đối với thiệt hại xảy ra do chất lượng công trình của nhà thầu thực hiện;

– Khi xảy ra tranh chấp nêu trên để hạn chế rủi ro, chứng minh được lỗi không thuộc về mình, các bên cần lưu ý hoàn thiện các chứng từ để chứng minh đơn vị mình đã hoàn thiện các nội dung công việc theo hợp đồng như:

+ Đối với chủ đầu tư: cần có văn bản về việc yêu cầu nhà thầu thi công hoàn thành tiến độ; biên bản làm việc giữa các bên thể hiện nội dung nhà thầu thi công đã không hoàn thành tiến độ; chứng từ chứng minh về việc đã chuyển tiền tạm ứng theo hợp đồng;…

+ Đối với nhà thầu thi công: để hạn chế vấn đề bồi thường thiệt hại cần chứng minh lỗi tiến độ là do lỗi khách quan hoặc do lỗi của chủ đầu tư,…

4. Tranh chấp hợp đồng xây dựng do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu không thể tránh khỏi việc mâu thuẫn không thể thống nhất. Hoặc vì các lý do riêng mà một trong hai bên đã tiến hành chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng sẽ xảy ra thiệt hai cho bên còn lại. Hệ quả tất yếu đó là tranh chấp sẽ xảy ra giữa các bên về yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng.

Đối với tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, khi giải quyết tranh chấp, các bên cần chú ý:

–  Bên nào đơn phương chấm dứt hợp đồng không có lý do chính đáng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng (nếu trong hợp đồng có quy định điều khoản phạt vi phạm hợp đồng).

–  Trường hợp nếu bên bị vi phạm là chủ đầu tư thì chủ đầu tư cũng có quyền yêu cầu Ngân hàng phát hành bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Hơn nữa thực tế, hầu hết bên nhà thầu thường là bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Vì vậy, chủ đầu tư và nhà thầu cần lưu ý cân nhắc tất cả các khoản bồi thường, phạt vi phạm phát sinh và nên thương lượng với đối tác trước khi đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng. Tránh trường hợp sẽ bị đối tác kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng.