Có nên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà

Cách sử dụng máy đo đường huyết khá đơn giản, bạn cũng có thể sử dụng chúng ngay tại nhà. Hãy tham khảo bài viết này để biết thứ tự các bước thực hiện và một số lưu ý để có được kết quả chính xác nhất.

Có nên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà
Máy đo đường huyết là thiết bị có thể được sử dụng hiệu quả tại nhà mà không cần giám sát của bác sĩ.
  • Bước 1: Vệ sinh tay thật sạch, đặc biệt là vùng lấy mẫu máu.
  • Bước 2: Lấy ra một đầu kim trong hộp đựng (đóng chặt nắp hộp ngay sau đó), gắn vào bút bắn kim và chọn mức độ bắn bằng cách xoay tròn đầu bút.
  • Bước 3: Lấy một que thử đường huyết trong hộp đựng(đóng chặt nắp hộp ngay sau đó), gắn vào khe cắm của máy theo chiều mũi tên. Một số dòng máy đo đường huyết sẽ cần cài đặt mã code, một số thiết bị sẽ không cần nhập. Quan trọng nhất bạn cần so sánh mã code trong máy phải trùng khớp với mã code ghi trên hộp que thử.
  • Bước 4: Vuốt nhẹ ngón tay theo chiều từ trong hướng ra đầu ngón tay để dồn máy. Sau đó lấy bút bắn kim vào cạnh đầu ngón tay - vị trí mao mạch toàn phần (một số dòng máy có thể lấy tại tĩnh mạch). Trong trường hợp máu chảy ra quá ít, bạn nên điều chỉnh lại độ sâu của bút vào bắn lại bằng đầu kim mới.
  • Bước 5: Đặt que thử đường huyết vuông góc và chạm nhẹ vào mẫu máu cho đến khi máy có thông báo đã lấy đủ lượng mẫu thử cần dùng.
  • Bước 6: Sau khoảng 5 - 10 giây máy sẽ trả kết quả hiển thị trên màn hình. Lúc này bạn có thể đánh dấu kết quả đo trước hoăc sau khi ăn để dễ dàng theo dõi hơn.
  • Bước 7: Vất bỏ kim lấy máu và que thử đường huyết vào thùng rác, vệ sinh lại đầu ngón tay lấy máu.
Có nên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà
Tư thế đặt que thử chạm vào mẫu máu đúng cách.
>>> Xem thêm: TOP 10 Máy Đo Đường Huyết Nào Tốt – Giá Rẻ Nhất Hiện Nay
Cách sử dụng máy đo đường huyết sẽ được mô tả chi tiết trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm. Trước khi dùng, bạn nên đọc thật kỹ các thông tin để hiểu hết tính năng và cách thức hoạt động của máy. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng và lưu ý dành riêng cho người bệnh: Thử đường huyết tại nhà sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc kiểm soát đường huyết. Từ đó sẽ điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống để lượng đường huyết luôn trong mức cho phép. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, hãy tham khảo những lưu ý sau đây để đảm bảo có được kết quả đo chuẩn xác nhất.
  • Que thử cần được gắn vào máy trước rồi mới tiến hành chấm máu, không nên tháo rời que thử ra khỏi máy hoặc nhỏ máu lên que thử.
  • Nếu là máy mới mua bạn cần điều chỉnh lại ngày giờ và kiểm tra chắc chắn máy đang hoạt động bình thường. Nếu bạn đến mua hàng trực tiếp thì bước này bạn có thể nhờ người bán hàng điều chỉnh luôn cho cũng được.
  • Trong trường hợp máy đo đường huyết báo lỗi E1 bạn cần để chúng cách xa các nguồn nhiễm điện từ và khởi động lại. Ngoài ra nếu máy đo đường huyết bị lỗi khác bạn có thể liên hệ cho người bán hàng để được hướng dẫn cụ thể hơn.
  • Khi tiến hành đo đường huyết, nên lựa chọn những nơi có môi trường sạch sẽ, thoáng đãng, tránh đặt gần các thiết bị nhiễm từ.
  • Que thử đường huyết và kim lấy máu sau khi lấy ra khỏi hộp cần được sử dụng ngay không quá 3 - 5 phút (tùy loại sản phẩm).
  • Khi đã sử dụng hết que thử và kim lấy máu, bạn nên mua lại sản phẩm chính hãng.
  • Không tiến hành lấy mẫu thử ở những vị trí có cảm giác đau nhức hoặc đang có vết thương.
  • Bảo quản máy đo đường huyết, bút bắn kim, kim lấy máu và que thử đường huyết ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Có nên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà
Sử dụng bút bắn kim để lấy máu ở đầu ngón tay.
>>> Xem thêm: 4 Điều gì làm ảnh hưởng đến độ chính xác của máy đo đường huyết
  • Đối với người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn dòng máy đo đường huyết có thể lấy mẫu máo mao mạch, tĩnh mạch để đa dạng điểm lấy mẫu thử.
  • Nếu bạn mua máy đo tiểu đường cho người cao tuổi sử dụng, nên lựa chọn máy đo đường huyết mã hóa tự động để việc thao tác sử dụng trở nên đơn giản hơn.
  • Riêng người bệnh, nên tiến hành đo đường huyết theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Các dòng máy đo đường huyết thế hệ mới thường có bộ nhớ từ 250 - 1.000 kết quả đo. Ngoài ra một số máy cao cấp còn có cổng USB hoặc bluetooth để sao chép kết quả sang. Đôi với những ai cần theo dõi kết quả đo đường huyết lâu dài thì đây chính là tính năng cần thiết.
  • Ngoài việc đo đường huyết tại nhà, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ và không nên quá chủ quan do kết quả đo đường huyết.
  • Người bệnh nên lưu (ghi chép) lại kết quả đo cẩn thận để có cơ sở theo dõi, so sánh và đánh giá tiến trình điều trị bệnh tiểu đường.
>>> Xem thêm: TOP 10 Máy Đo Đường Huyết Của Đức Giá Rẻ - Bán Chạy Nhất Hiện Nay
Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết chỉ số đường huyết của người bình thường sẽ nằm trong mức sau:
Trước bữa ăn 4.4 - 7.2 mmol/L (Khoảng 80-130 mg/ dL)
1 - 2h sau khi bắt đầu ăn Dưới 10 mmol/ L ( hoặc dưới 180mg/ dL)
Trước bữa ăn ≤ 5.3 mmol/L trước bữa sáng (hoặc ≤ 95mg/dL)
1 - 2h sau khi bắt đầu ăn 1 giờ sau khi bắt đầu ăn: ≤7.8 mmol/L( hoặc ≤ 140mg/dL)
2 giờ sau khi bắt đầu ăn: ≤6.7 mmol/L (hoặc ≤ 120mg/dL)

Có nên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà
Gắn que thử vào khe cắm, sau đó mới tiến hành lấy máu và chấm mẫu thử.
Trên đây là những hướng dẫn và lưu ý về cách sử dụng máy đo đường huyết. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này thì dù là sử dụng ở bệnh viện, tại nhà hay bất cứ đâu bạn cũng có thể thao tác đơn giản và đảm bảo được độ chính xác của kết quả. Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích, hãy chia sẻ nó đến với mọi người nhé.

Cập nhật lúc : 14:34 • 09/07/2022

Người mắc bệnh tiểu đường phải thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe nhiều lần một ngày, chính vì vậy các gia đình đều muốn mua máy đo đường huyết về để sử dụng tại nhà. Vậy sử dụng máy đo đường huyết có chính xác không? Cách thực hiện như thế nào mới đúng? Hãy tìm hiểu câu trả lời tại bài viết này bạn nhé.

Có nên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà
Máy đo đường huyết là thiết bị y tế được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Hầu hết các máy đo đường huyết tại nhà hiện nay đều không đảm bảo được khả năng chính xác đến 100%. Tuy nhiên, nếu so sánh với kết quả thử máu trong phòng thí nghiệm thì máy đo đường huyết vẫn có độ chính xác cao và chỉ xê dịch trong khoảng 3 - 5%. Máy đo đường huyết được biết đến là sản phẩm có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản; các thao tác thực hiện cũng nhanh chóng, không rườm rà nên có thể phù hợp cho mọi đối tượng. Tuy nhiên nhiều người vẫn không thể nhận được kết quả đo chính xác chỉ vì những sai lầm cơ bản sau đây: Khi máy đo đường huyết trả kết quả không tương ứng với những dấu hiệu hay triệu chứng mà bạn đang gặp phải, nhiều người khá chủ quan nên không tiến hành đo lại hoặc đến bệnh viện kiểm tra.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp người bệnh mắc phải các chứng liên quan đến máu và hồng cầu nên sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của máy đo đường huyết tại nhà. Trong bất kỳ trường hợp nào chúng ta vẫn nên duy trì khám định kỳ tại bệnh viện để kiểm soát được tình trạng sức khỏe, không nên ngộ nhận về các thông số của máy đo đường huyết.

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu vị trí lấy máu (đầu ngón tay) từng chạm vào một loại trái cây nào trước đó sẽ đều làm ảnh hưởng đến kết quả đo đường huyết. Vì vậy, trước khi tiến hành đo đường huyết bạn cần vệ sinh tay thật sạch sẽ, lau khô bằng khăn sạch. Cho dù tay bạn của bạn đang sạch vẫn nên cẩn trọng vệ sinh lại một lần nữa để giảm thiểu sai số của kết quả.
Có nên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà
Sai lầm nhiều người mắc phải đó là dùng que thử chấm vào máu khi chưa gắn que vào máy đo.
Đồng thời, bộ sản phẩm máy đo đường huyết cũng cần được bảo quản ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ. Đặc biệt là que thử máy đo đường huyết và đầu kim lấy máu cần được bảo quản trong hộp đựng của nhà sản xuất và cất ở vị trí được khuyến cáo.
>>> Xem thêm: TOP 10 Máy Đo Đường Huyết Không Cần Lấy Máu Tốt Nhất Hiện Nay
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy đo đường huyết tại nhà như:
  • Que thử bị hỏng, hết hạn sử dụng; để ẩm mốc hoặc bỏ ra ngoài quá lâu mà chưa sử dụng.
  • Người dùng cố tình tạo áp lực lớn để ép máu từ đầu ngón tay ra que thử.
  • Lấy máu sai vị trí, thường người dùng lầm tưởng vị trí lấy mẫu máu là ở đầu ngon tay. Điều này hoàn toàn sai. vị trí lấy mẫu máu tốt nhất là cạnh đầu ngón tay.
  • Lấy không đủ máu mà thiết bị đo cần sử dụng.
  • Sử dụng cồn để vẹ sinh ngón tay, điều này sẽ làm loãng máu và khiến kết quả đo không chính xác.
Ngoài ra, nếu đang sử dụng mà máy đo đường huyết bị lỗi thì bạn hãy liên hệ với người bán hàng để được tư vấn và khắc phụ lỗi. Vẫn có một số lỗi nhỏ bạn có thể khắc phục tại nhà, nhưng nếu không thật sự chắc chắn thì bạn cũng không nên cố gắng sử dụng hoặc sửa chữa qua loa. Sau khi ăn, cơ thể cần một khoảng thời gian từ 30 phút - 1 giờ để xử lý sự thay đổi của lượng đường huyết. Để đảm bảo kết quả đo chính xác, bạn nên thử sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ. Một mẹo nhỏ, bạn có thể cài đặt báo thức (hoặc ghi chú) trên điện thoại để nhận thông báo khi đến thời gian thử tiểu đường. Bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và rất khó điều trị. Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh tại Việt Nam vẫn đang gia tăng và gây ra nhiều nguy cơ biến chứng về tim mạch như: bệnh tim mạch, đột quỵ, thần kinh, bệnh về mắt,.... Vì thế, máy đo đường huyết được ra đời và chúng đóng vai trò giúp con người dễ dàng kiểm soát tình trạng sức khỏe, hỗ trợ điều trị và phòng tránh các bệnh lquan đến đường huyết. Khi sử dụng máy đo đường huyết tại nhà bạn sẽ dễ dàng theo dõi sức khỏe, tiết kiệm chi phí và thời gian hơn so với việc đến bệnh viện kiểm tra.
Có nên sử dụng máy đo đường huyết tại nhà
Cách lấy máu tại nhà bằng bút bắn kim chuyên dụng.
>>> Xem thêm: TOP 10 Máy Đo Đường Huyết Nào Tốt – Giá Rẻ Nhất Hiện Nay
Máy đo đường huyết là thiết bị y tế cần thiết cho mọi đối tượng. Không chỉ người bệnh mà bất kỳ ai cũng nên theo dõi để điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh bệnh tiểu đường. Chính vì thế, mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn một máy đo tiểu đường để sử dụng bất kỳ khi nào. Các trường hợp mắc bệnh nên đo đường huyết tại nhà theo tần suất như sau:
  • Bệnh tiểu đường loại 1: Đo từ 4 - 8 lần mỗi ngày vào các thời điểm trước - sau khi ăn, vận động thể chất, đi ngủ hoặc một vài lần vào buổi tối.
  • Bệnh tiểu đường loại 2: Thực hiện đo từ 2 - 3 lần mỗi ngày.
Để đảm bảo được tình trạng sức khỏe, bên cạnh việc đo đường huyết tại nhà mỗi ngày bạn còn cần khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện. Máy đo đường huyết chỉ là thiết bị y tế hỗ trợ điều trị, người bệnh không được tự ý đưa ra biện pháp y tế nào dựa trên kết quả đo mà không có chỉ định từ bác sĩ.
>>> Xem thêm: Máy Đo Đường Huyết Gluneo Lite Chính Hãng - Giá Tốt Nhất

Trên đây là các thông tin liên quan để giải đáp thắc mắc, máy đo đường huyết có chính xác không? Nếu bạn có các câu hỏi khác cần được giải đáp có thể để lại bình luận phía dưới để chuyên trang tiếp tục trả lời cho bạn nhé! Đừng quên chia sẻ bài viết này đến với mọi người để chúng ta cùng có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Cập nhật lúc : 14:34 • 09/07/2022