Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như thế nào

Hơn 250 đại biểu, đại diện các cơ quan, đơn vị và các tướng lĩnh, sĩ quan, nhà khoa học trong và ngoài quân đội dự hội thảo. Nhiều tham luận sâu sắc đã làm sáng tỏ thêm truyền thống đấu tranh anh dũng và những bài học kinh nghiệm của phong trào kháng Pháp nửa cuối thế kỷ 19.

Làm rõ nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta

Báo cáo đề dẫn hội thảo, lãnh đạo Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, khẳng định: Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh giữ nước, dân tộc Việt Nam phải đương đầu với thế lực ngoại xâm đến từ phương Tây, hơn hẳn về phương thức sản xuất, giữ ưu thế tuyệt đối về vũ khí và khoa học quân sự. Đội quân xâm lược mưu đồ chiếm Đà Nẵng, làm bàn đạp tiến công kinh đô Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sớm áp đặt ách đô hộ lên đất nước chúng ta, tiến hành khai thác thuộc địa phục vụ cho “chính quốc”. Tuy nhiên, phải mất gần 40 năm (1858-1896), thực dân Pháp mới cơ bản bình định, áp đặt được chế độ cai trị lên đất nước Việt Nam. Trong gần 4 thập kỷ đó, suốt từ Nam chí Bắc, từ đồng bằng đến cao nguyên, miền núi, ở đâu có dấu giày của thực dân xâm lược, ở đó có đấu tranh phản kháng. Các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ 19 đã ghi vào lịch sử dân tộc những chiến công oanh liệt, tinh thần chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do, để lại những bài học cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến Pháp xâm lược Việt Nam, Thiếu tướng, TS Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, cho rằng: Nửa cuối thế kỷ 19, các nước tư bản phương Tây bước vào giai đoạn phát triển cực thịnh, chuẩn bị bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Sự phát triển đó gắn liền với quá trình thực dân hóa các châu lục chậm phát triển. Trong lúc này, ở các nước phương Đông vẫn cơ bản là kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp; các nhà nước phong kiến đã suy yếu, trở thành bảo thủ, phản động, không có khả năng tổ chức lực lượng, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung và kỹ thuật nói riêng, đang là mục tiêu cho các cuộc xâm lược tìm kiếm, mở rộng thuộc địa. Việt Nam cũng không ngoại lệ, ngay từ giữa thế kỷ 17, bằng nhiều con đường, thực dân Pháp đã tìm cách can thiệp vào nước ta, ngày càng ráo riết và trắng trợn. Đến giữa thế kỷ 19, Pháp đã thâm nhập vào nội địa Việt Nam, đặt được cơ sở ở nhiều địa phương để chờ thời cơ hành động. Trong khi đó, do hạn chế của một vương triều quân chủ chuyên chế, bảo thủ, không thu phục được nhân dân, độc tôn Nho giáo; triều Nguyễn đã không có khả năng đưa đất nước tiến kịp sự phát triển của thế giới. Nhà Nguyễn cũng thấy được hiểm họa của ngoại xâm, nhưng không có chiến lược, sách lược phù hợp để bảo vệ đất nước. Đây là nguyên nhân chính khiến thực dân Pháp xúc tiến kế hoạch xâm lược Việt Nam.

Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như thế nào
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như thế nào
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như thế nào
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như thế nào
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như thế nào
Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo. Ảnh:ĐĂNG TIẾN.

Để làm rõ vấn đề này, các tham luận tập trung phân tích việc đẩy mạnh chinh phục thuộc địa của các nước phương Tây và mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế lỗi thời, kìm hãm sự phát triển lịch sử mà triều đình nhà Nguyễn đang cố duy trì; từ đó tìm ra những tác động đến cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do Tổ quốc của nhân dân ta trong nửa cuối thế kỷ 19. Một số tham luận còn đi sâu phân tích về công cuộc cải cách của đất nước Nhật Bản, về chính sách đối ngoại của Xiêm (Thái Lan), nhằm cung cấp cái nhìn đối sánh, góp thêm luận cứ để đánh giá toàn diện về thời đại và đất nước Việt Nam trong nửa sau thế kỷ 19.

Những cuộc đấu tranh bi tráng và bài học toàn dân đánh giặc

Ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, được sự ủng hộ của nhân dân, quan quân triều đình đã dũng cảm chống lại đội quân xâm lược, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển hướng, tiến công vào Gia Định, đánh chiếm Nam Kỳ. Trước sự phản kháng quyết liệt và tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam khiến kẻ xâm lược không đạt được kế hoạch đề ra; chúng luôn phải đối mặt với “những trung tâm kháng chiến ở khắp mọi nơi”. Bằng hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu, với mọi vũ khí có trong tay, nhân dân ta đã đoàn kết, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, sáng tạo trong chiến đấu,quyết tử vì nền độc lập của dân tộc.

PGS, TS Vũ Quang Hiển, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Với việc ký kết Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) đánh dấu sự đầu hàng toàn bộ của triều đình nhà Nguyễn; đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam trước sự tiến công của thực dân Pháp. Tuy vậy, bất chấp sức mạnh của kẻ thù và sự đàn áp của triều đình Huế, phong trào kháng Pháp của nhân dân ta lại bùng lên mạnh mẽ. Dưới ngọn cờ Cần Vương, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa điển hình như: Hương Khê(1885-1896), Ba Đình (1886-1887), Bãi Sậy (1885-1889) và cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884-1913) đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia, trên quy mô rộng lớn, lập nhiều chiến công, gây cho đội quân xâm lược và tay sai những thiệt hại nặng nề, ghi dấu vào lịch sử dân tộc bản hùng ca về chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng tất cả đều không đi đến thành công, bị thực dân dìm trong “biển máu”. Đây là thời kỳ bi tráng, đầy đau thương, là giai đoạn đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Đại tá Lê Thanh Bài, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Pháp, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho rằng: Trên nhiều góc độ, cácđại biểu về dự hội thảođã khắc họa từng cuộc khởi nghĩa, từng giai đoạn đấu tranh của dân tộc ta trong nửa cuối thế kỷ 19; qua đó khẳng định các cuộc đấu tranh đều có chung cội nguồn của tinh thần yêu nước, ý chí giữ gìn độc lập tự do; có quy mô rộng lớn với lực lượng tham gia đông đảo, biết dựa vào làng xã để gây dựng và phát triển phong trào; biết lợi dụng điều kiện địa lý hiểm yếu và dùng chiến thuật du kích để đối phó với thực dân Pháp và tay sai; cho dù thực dân Pháp có đàn áp dã man, nhưng không bao giờ tắt hẳn. Thực tế đó khẳng định truyền thống yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm là sợi dây cốt lõi, là yếu tố căn bản, nếu biết phát huy sẽ nâng sức mạnh của toàn dân tộc lên gấp bội, là cội nguồn thắng lợi trong mọi công cuộc chống ngoại xâm.

Các tham luận cũng làm rõ những hạn chế và cũng là nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp nửa cuối thế kỷ 19, đó là: Thiếu sự tổ chức và lãnh đạo, chỉ huy thống nhất; hậu cần thiếu thốn, trang bị vũ khí thô sơ nên chưa thể mở những trận đánh lớn để tiêu diệt quân địch và đặc biệt là chưa thúc đẩy, động viên khai thác triệt để sự ủng hộ của nhân dân nên chưa thể mở rộng phong trào trên quy mô cả nước để giành thắng lợi. Bao trùm lên tất cả các nguyên nhân trên là do thiếu một tổ chức, một đường lối lãnh đạo đáp ứng yêu cầu lịch sử.

Những hạn chế về thời đại, về vai trò lãnh đạo là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta nửa sau thế kỷ 19 thất bại, thể hiện rõ sự lỗi thời, bất lực của ý thức hệ phong kiến và bộc lộ rõ rệt tình trạng khủng hoảng lãnh đạo trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ 19. Từ thực tiễn lịch sử, các tham luận đã rút ra những bài học về vai trò lãnh đạo; về phát huy lòng yêu nước, ý chí giữ vững độc lập, tự do, về tinh thần đoàn kết, kiên cường, bền bỉ; bài học về chiến lược và sách lược xây dựng, củng cố nền quốc phòng… Những bài học đó vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

TRỊNH DŨNG

(HNM) - Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” vào ngày 19-12-1946, thể hiện ý chí quyết tâm và hiệu triệu sức mạnh toàn dân giữ gìn nền độc lập dân tộc; là bước tiếp nối truyền thống quật cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đó không chỉ là văn kiện có giá trị nhất thời, mà luôn là lời hịch non sông cổ vũ toàn dân ra sức “kháng chiến, kiến quốc” trong hai cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lại hòa bình, độc lập, thống nhất Tổ quốc. Truyền thống quật cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta được hình thành và phát triển ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nước. Qua hàng trăm cuộc khởi nghĩa và hàng chục cuộc kháng chiến lớn nhỏ, lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đã để lại một di sản quý báu, đó là truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất, bảo vệ độc lập dân tộc. Truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn của mọi người dân, là nguồn động viên tinh thần lớn lao, có tác dụng duy trì tinh thần chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của nhân dân ta. Cũng chính lịch sử đấu tranh giữ nước đã tạo ra và hun đúc ý thức tự cường dân tộc của người Việt Nam. Nhân dân ta nhận thức sâu sắc rằng: Nước mất thì nhà tan, do đó muốn mưu cầu tự do, ấm no, hạnh phúc, trước hết phải đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” - khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến đã thể hiện ý chí, tinh thần chống xâm lăng của toàn dân tộc Việt Nam. Dù tương quan so sánh nghiêng hẳn về phía Pháp, nhưng với niềm tin mãnh liệt vào nhân dân, vào sức mạnh quật cường của dân tộc, thay mặt cho quốc dân, đồng bào, Người kêu gọi các giới đồng bào cả nước bằng vũ khí và mọi loại dụng cụ có thể dùng làm vũ khí, nhất tề đứng lên đánh giặc: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”. Mục đích cuộc kháng chiến là “Việt Nam độc lập và thống nhất…”. Kết thúc Lời kêu gọi, Người truyền niềm tin thắng lợi cho toàn dân, toàn quân ta: “Thắng lợi nhất định về dân tộc ta”, “Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”. Với tinh thần quật khởi, quân dân Thủ đô mở đầu Toàn quốc kháng chiến bằng những thắng lợi quan trọng, giam chân quân địch hai tháng, để cả nước thêm điều kiện chuyển vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Việc nổ súng phát động Toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946 giữa Thủ đô là một trường hợp hiếm thấy trong lịch sử, thể hiện nghệ thuật quân sự khởi đầu cuộc chiến tranh cách mạng độc đáo, quả cảm và sáng tạo. Cùng với Hà Nội, quân dân cả nước vùng lên chiến đấu, các mặt trận Nam Định, Huế, Đà Nẵng… giành được nhiều chiến công, đẩy quân địch lâm vào thế lúng túng, bị động. Tinh thần quật cường của dân tộc được khơi dậy, cả nước tiến công, toàn dân là chiến sĩ đã tạo nên thế trận rộng khắp. Đó chính là sức mạnh bảo đảm để dân quân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp như khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”. Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 đã chứng tỏ sức mạnh phi thường của lòng yêu nước của quân và dân ta, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Cả dân tộc gian khổ chiến đấu và hy sinh giành lại một nửa Việt Nam hòa bình làm tiền đề cho một Việt Nam độc lập và thống nhất. Tiếp đến 21 năm sau trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, năm 1975 đội quân bách chiến, bách thắng của Bác Hồ đã cắm lá cờ Tổ quốc lên nóc dinh Độc Lập, kết thúc cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, đem lại hòa bình - độc lập - tự do cho dân tộc, thống nhất đất nước, Bắc - Nam sum họp một nhà. Ngày nay, những thành tựu, kinh nghiệm 30 năm đổi mới đã tạo ra thế và lực mới, sức mạnh tổng hợp của đất nước lớn hơn nhiều so với trước, đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, nước ta vẫn là nước đang phát triển; khoảng cách tụt hậu về kinh tế, khoa học và công nghệ vẫn còn cách xa nhiều nước trong khu vực và trên thế giới… Cuộc chiến chống nghèo nàn lạc hậu, xây dựng đất nước vừa anh hùng vừa giàu mạnh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn là nhiệm vụ hết sức nặng nề, thách thức hết sức to lớn, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải nỗ lực vượt bậc với tinh thần quật khởi mới. Tinh thần yêu nước, đấu tranh quật cường chống ngoại xâm của dân tộc, trước đây “không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, ngày nay cần được toàn quân, toàn dân hun đúc, phát huy trong công cuộc chống nghèo nàn lạc hậu; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Đó phải là những hành động cụ thể thể hiện trong lao động hằng ngày, thể hiện ở nghị lực vượt mọi khó khăn, ở quyết tâm thực hiện và làm tròn chức trách, nghĩa vụ của các tầng lớp cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, tinh thần hăng say suy nghĩ kiến tạo và cống hiến của mọi người dân Việt Nam.

(Còn nữa)