Tổng hợp sơ đồ tư duy sinh học 11

Hệ thống lý thuyết Sinh 11 qua Sơ đồ tư duy bài 1 Sinh học lớp 11 chi tiết, đầy đủ nhất. Tổng hợp loạt bài hướng dẫn lập Sơ đồ tư duy Sinh 11 hay, ngắn gọn

SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

Sơ đồ tư duy sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Nước là dung môi hòa tan nhiều muối khoáng. Trong môi trường nước, muối khoáng phân li thành các ion. Sự hấp thụ các ion khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước.

I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng

1. Hình thái của hệ rễ:

– Tuỳ từng loại môi trường, rễ cây có những hình thái khác nhau để thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng

2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:

– Rễ cây phát triển đâm sâu, lan toả hướng đến nguồn nước trong đất.

– Rễ sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút, làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất giúp rễ cây hấp thụ ion khoáng và nước đạt hiệu quả cao nhất.

Ví dụ, cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km và tổng diện tích bề mặt xấp xỉ 285m2 , chủ yếu do tăng số lượng lông hút.

– Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.

– Lông hút rất dễ gãy và tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.

II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút:

a. Hấp thụ nước

– Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước)

– Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:

+ Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút

+ Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất

b. Hấp thụ ion khoáng

– Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp)

+ Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

Xem thêm:  Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì ? | Myphamthucuc.vn

2. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ:

– Theo 2 con đường:gian bào và tế bào chất.

+ Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tề bào. Con đường này đi đến nội bì đai Caspari (đai này điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ)

+ Con đường tế bào chất: đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào

III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

– Các yếu tố ngoại cảnh như: áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ pH, độ thoáng của đất …ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ.

– Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi nhiệt độ giảm thì sự hút nước của rễ giảm. Về mùa lạnh, khi nhiệt độ thấp, cây bị héo vì rễ không hút được nước

– Ảnh hưởng của ôxi: Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì sự hút nước giảm.

– Ảnh hưởng của độ pH của dung dịch đất. Độ pH ảnh hưởng đến nồng độ của các chất trong dung dịch đất và khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch tế bào thấp thì sự hút nước sẽ yếu.

IV. Sơ đồ tư duy Sinh 11 bài 1

Xem tại: https://toploigiai.vn/tom-tat-ly-thuyet-sinh-hoc-11-bai-1-bang-so-do-tu-duy

Nhận xét của bạn sẽ góp phân giúp chương trình trở nên hoàn hiện hơn, giúp cộng đồng cho thể tiếp xúc được với những bài giảng chất lượng hơn. Hãy cùng nhau chia sẽ để mọi người cùng biết đến những bài giảng tuyệt vời này!!

Bài giảng có thể xem được trên các thiết bị di động như điện thoại SmartPhone, Máy tính bảng... giúp bạn học tập mọi lúc mọi nơi không cần phải cầm sách vở hay máy tính nữa.​

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Zalo/ SĐT: 090 2828 540 (Trung)​

Tổng hợp sơ đồ tư duy sinh học 11

More Articles By Huỳnh Trung BK

Tóm tắt chương 1:Chuyển hóa vật chất và năng lượng

I. MỐI QUAN HỆ DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

Quá trình sống của thực vật bao gồm rất nhiều quá trình sống : quá trình lấy vật chất và năng lượng từ môi trường ngoài vào cơ thể thực vật ; quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng lấy được thành vật chất của chúng…

a. CO₂ khuếch tán qua khí khổng vào lá

b. Quang hợp trong lục lạp của lá

c. Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống rễ

d. Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá

e. Thoát hơi nước qua khí khổng và cutin trên lớp biểu bì lá

- Dòng vận chuyển nước, muối khoáng và chất hữu cơ sẽ cung cấp nguyên liệu cho quang hợp và hô hấp ở thực vật. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, giúp CO₂ khuếch tán vào lá và O₂ khuếch tán ra môi trường ngoài.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

Quang hợp và hô hấp ở thực vật có mối quan hệ gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.

III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Bảng: Các quá trình tiêu hóa ở động vật

Quá trình tiêu hóa

Tiêu hóa ở động vật đơn bào

Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa

Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa

Tiêu hóa cơ học

x

Tiêu hóa hóa học

x

x

x

- Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào là tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào)

- Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào) và tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa)

- Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hóa và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa.

IV. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

- Cơ quan hô hấp

+ Cơ quan trao đổi khí ở thực vật là khí khổng

+ Cơ quan trao đổi khí ở động vật là : Bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi.

Bảng: So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và động vật

Trao đổi khí ở thực vật

Trao đổi khí ở động vật

Giống nhau

Hấp thụ O₂ và giải phóng CO₂

Khác nhauThực vật trao đổi khí qua quá trình quang hợp và hô hấpĐộngvật trao đổi khí qua quá trình quang hợp và hô hấp: bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi

V. HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

- Ở thực vật

+ Hệ thống vận chuyển : Dòng mạch gỗ (quản bào và mạch gỗ), dòng mạch rây (ống rây, tế bào kèm)

+ Động lực của dòng mạch gỗ là lực đẩy của rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

+ Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa có áp suất thẩm thấu thấp.

- Ở động vật

+ Hệ tuần hoàn động vật gồm có tim và hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch)

+ Động lực của sự vận chuyển máu là nhờ sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.

- Cơ thể sống trao đổi chất với môi trường sống bằng cách: Lấy O₂ , nước và chất dinh dưỡng từ môi trường vào cơ thểđể duy trì sự sống và thải ra môi trường CO₂ , nước tiểu, mồ hôi và nhiệt.

- Mối quan hệ về chức năng của các hệ cơ quan

+ Hệ tiêu hóa tiếp nhận chất dinh dưỡng và đưa vào hệ tuần hoàn

+ Hệ hô hấp tiếp nhận O₂ / CO₂ vàđưa vào hệ tuần hoàn.

+ Hệ tuần hoàn vận chuyển O₂ / CO₂ và chất dinh dưỡngđi cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. O₂ và chất dinh dưỡng tham gia vào chuyển hóa nội bào tạo ra CO₂ và chất bài tiết. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiếtđến thận và vận chuyển CO₂đến phổiđể thải ra ngoài.

VI. CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI

Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.

- Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.

- Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

- Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn (hoặc tín hiệu thần kinh và hoocmôn) để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.

SƠ ĐỒ TƯ DUY CHƯƠNG I : SỰ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

MẪU SỐ 1

MẪU SỐ 2

MẪU SỐ 3