Trà tam rượu tứ nghĩa là gì

Đối với những người có đam mê sưu tầm đồ gốm sứ xưa, việc có được bộ chén uống trà xưa với 4 chiếc cùng một dĩa dầm còn lành lặn là một niềm vui không nhỏ. Nhưng thực tế, rất hiếm có những bộ trà cụ quý hiếm có niên đại từ xa xưa mà trọn vẹn như vậy, thậm chí có người chỉ sở hữu 1, 2 chén mà không có dĩa cũng thấy tự hào, giữ gìn kỹ như báu vật, chỉ khi có bạn đồng điệu đến nhà chơi mới đem ra cùng nhau thưởng ngoạn. Bên cạnh đó, cũng có những người khá khó tính, tuy đã làm chủ 3 chiếc chén quy nhưng vẫn cảm thấy thiếu sót, bất an, phải nhất nhất tìm cho bằng được chiếc chén thứ tư, cho đến khi dành nhiều thời gian và công sức mà vẫn chưa tìm được thì lại đành tự an ủi mình: “Thôi kệ. Trà tam tửu tứ mà!”

Show

“Trà tam tửu tứ” là 4 chữ được giới sưu tầm đồ sứ xưa nhắc tới rất nhiều, để bào chữa cho bộ chén trà bị khuyết một chiếc. Đi tìm căn nguyên cho “cái sự” trà tam tửu tứ, thật khó ai có thể phủ nhận lối giải thích: “Uống trà không nên quá 3 người, mới thưởng thức hết cái thú vị của nó. Còn uống rượu phải từ 4 người trở lên mới vui, mới náo nhiệt”.

Thử gõ cụm từ “trà tam tửu tứ” bằng tiếng Hoa trên Google hay các trang mạng tiếng Hoa hầu như đều không có kết quả cụ thể. Chỉ thấy một đoạn ngắn có câu “trà tam, tửu tứ, thích đà nhị” được những người làm hướng dẫn viên du lịch ở thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) giải thích với khách là “uống trà nên 3 người, uống rượu 4 người, đi du lịch 2 người thì cuộc vui mới hoàn hảo”. Dẫn giải như thế để thấy rằng, bốn chữ “trà tam tửu tứ” không phải có xuất xứ từ Trung Hoa như nhiều người vẫn nghĩ, càng không phải thành ngữ điển tích gì liên quan đến gốm sứ, mà bốn chữ “trà tam tửu tứ” là của các cụ nhà nho người Việt, và nó có liên quan một chút với “trà dư tửu hậu”, tức là những câu chuyện “nghe qua rồi bỏ”.

Câu “trà tam tửu tứ” cũng có thể hiểu đại loại như “tụm năm tụm ba”, vì với người Việt cũng như người Hoa, thường con số 3 và số 4 khi ghép đứng gần nhau đều không được trọng thị. Ví dụ như khi nói “ba điều bốn chuyện” có nghĩa toàn chuyện đâu đâu… Tương tự như vậy, tiếng Quảng Đông có một câu tạm dịch là “nói ba nói bốn”, nghĩa là nói giỡn chơi, nói đùa.

Vì những lẽ đó, các lò gốm sứ ở Cảnh Đức trấn chắc hẳn rằng không có tiêu chuẩn sản xuất bộ đồ trà nào chỉ có 3 chén, vì có một điều nên biết là người Trung Hoa vốn kỵ số lẻ, không đủ đôi đủ cặp. Bên cạnh đó, theo những sách về đồ sứ cổ Trung Hoa thì cũng chỉ thấy có những bộ đồ trà có 4 chén, 8 chén, 12 chén hoặc nhiều hơn, nhưng đều là số chẵn.

Trà tam rượu tứ nghĩa là gì

Bộ chén uống trà gồm 12 chiếc, tương ứng với 12 tháng, là sản phẩm cung đình đời Khang Hy

Hy vọng với vài thông tin trên đây, bạn đã có thể hiểu được ý nghĩa đằng sau của câu “trà tam tửu tứ” mà mọi người thường hay nói.

Trà tam rượu tứ nghĩa là gì

Xây dựng website

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân, website đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc tạo dựng sự hiện diện và hoạt động quảng bá trên Internet. Sở hữu một tên miền gắn với thương hiệu là điều không thể thiếu trong việc xây dựng website.

Trà tam rượu tứ nghĩa là gì

Bảo vệ thương hiệu

Đăng ký tên miền sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân tránh khỏi việc tên thương hiệu của mình bị sử dụng cho mục đích khác. Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối hàng quốc tế, việc đăng ký tên miền cũng giúp loại bỏ nguy cơ tên miền bị sử dụng cho hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường.

Trà tam rượu tứ nghĩa là gì

Gắn vào tài khoản mạng xã hội/gian hàng trực tuyến

Khi chưa có website, tên miền có thể được sử dụng để chuyển hướng tới các trang mạng xã hội hay gian hàng trực tuyến trên các nền tảng bán hàng có sẵn.

Chào mọi người, Tết lại đến rồi. Tết là dịp mọi người cùng nhau tổng kết năm cũ và hân hoan bàn luận về những kế hoạch, dự định cho năm mới. Trong giây phút sum vầy này, không thể thiếu chén trà, ly rượu.

Trà, rượu từ lâu là sản vật trong văn hóa của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Và câu nói “Trà tam rượu tứ” trở thành câu cửa miệng của người thưởng trà, nhâm rượu. Câu nói ấy có nghĩa là gì?

Nhân dịp lễ Tết, tôi mạn phép góp đóng cùng bà con luận giải “hạn kiến” của mình về câu nói trên. Nếu sự luận giải của tôi không đúng với suy nghĩ của mọi người, thì cũng mong cùng mở lòng và đừng ném đá nhé.

Trước hết, tôi tóm lược những giải luận mà tôi đọc được ở một số trang web. Trà tam được một số “Trà nhân” luận rằng: Trà phải qua ba lượt nước: nhất, nhị và tam thì mới cảm được sự tinh tế của trà. Luận theo hướng này gồm có hai luồng kiến giải. Hoặc là trà phải trải qua ba lượt nước. Hoặc lấy ba lượt nước của trà hòa vào nhau để uống. Từ thực tế uống trà, có thể thấy sự vô lý khi cho rằng phải hòa lẫn ba lượt nước trà vào nhau. Bởi như thế trà sẽ nguội và có vẻ bẩn, không đúng với cái khí khái, thanh đạm và tinh túy khi thưởng từng ngụm trà, để nghe hương trà, vị trà trong cái thứ nước nóng đang tỏa khói. Còn trà phải uống tới lượt nước thứ ba mới cảm nhận được trà, thì tôi cho rằng không hợp lẽ lắm. Tôi vẫn còn nhớ, mỗi lần có khách tới, để thể hiện lòng hiếu khách, nhà tôi và nhiều gia đình khác đều có thói quen thay trà cũ bằng trà mới, bất kể đang dùng ở nước thứ mấy. Hơn nữa, nếu đợi đến ba tuần trà (có nghĩa là ba lần nước) mới thấm được vị trà thì hóa ra, nghệ thuật pha trà từ khâu nấu nước, kĩ thuật hãm trà trở thành vô nghĩa hay sao? Cũng là số 3 nhưng có luận giải là 3 người. Uống trà phải có 3 người mới ra không khí uống trà. Tuy nhiên, trà hoàn toàn có thể uống một mình (độc ẩm) khi nghiền ngẫm nhân sinh, nhân thế.

Nhẹ nâng một chén trà Thiền.

Bình tâm nhìn khói ưu phiền thoảng bay.

Cuộc đời một giấc mộng say.

Trăm năm nhìn lại… Mới hay… Vô thường!

(Thiện Hùng).

Hoặc là hai người (đối ẩm) để luận đàm nhân thế, nhân sinh.

“Huơng trà chưa cạn chén hàn ôn.

Thuyền đã buông theo tiếng sóng dồn.

Ngắm vợi mây thu ùn mặt biển.

Gác chuông thành cổ đọng hoàng hôn.

(Quách Tấn).

Rượu tứ thường được luận là phải uống đến chén thứ tư mới ngấm được rượu, say được men, mới nặng tình bằng hữu. Nhưng nếu rượu uống đến chén thứ tư mới thấm thì e rằng những con sâu rượu sẽ bĩu môi vì với họ bốn chén bỏ bèn vào đâu. Ngay cả một nữ phận như thi sĩ Hồ Xuân Hương mà phải uống cho say mới được huống hô là nam nhân chi chí.

“ Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn”

(Canh Khuya- Hồ Xuân Hương)

Những bậc võ tướng, anh hùng hảo hán, hay thi sĩ đều xem rượu là một thứ sảng khí của kẻ làm người. Hứng chí cũng rượu, thất chí cũng rượu, kết giao cũng rượu và chia ly cũng bằng rượu. Vậy con số bốn chén kia có đủ để thỏa chí tang bồng trong gầm trời đất đầy bất định này không? Hơn nữa nói đến uống rượu thì phải say quên cả đường về mới chí tình, đạt nghĩa, trọn yêu thương. Với khách thơ không biết bao nhiêu thơ mới đủ. Thì với khách rượu, không biết bao nhiêu rượu mới đầy. Nên rượu không thể đo bằng ly, chén hay chum, vại, mà bằng độ say của khách tửu, cũng giống như độ say của kẻ si tình vậy.

Vậy thì trà tam rượu tứ là gì?

Trong một lần cao hứng đàm luận cùng cao nhân, tôi may mắn được nghe kiến giải. Nghe xong tôi cảm thấy thật là hả lòng hả dạ và sướng cái lỗ tai.

Ở ý Trà tam. Trà hàm ý chữ tĩnh và hòa. Uống trà quý ở cái tĩnh tại. Người uống trà phải khoan thai, điềm tĩnh nhâm, nhi từng ngụm trà. Uống trà chỉ dùng tách (nhỏ), không dùng ly (to) bao giờ. Uống trà lòng phải an, phải tĩnh, phải sáng để thấu thiên, cảm địa và hiểu nhân sinh. Thiên, nhân, địa hợp nhất trong ly trà, trong cách uống trà. Nói cách khác, uống trà phải làm sao đạt được sự tĩnh tại và hòa hợp giữa con người (nhân), không gian (địa) và thời gian (thiên). Trà không cần ồn ào. Mà nếu theo kiến giải “ba người” thì có vẻ khá là nhộn nhịp, không phải không khí trà. Chính vì sự thâm sâu, tinh túy và đầy triết lí như vậy nên việc uống trà trở thành một nghệ thuật trong những nghê thuật mà không phải ai cũng có thể đạt được: “Trà đạo”. Hiểu như vậy mới thẩu cảm được cái thú tao nhã trà thuật của người “thưởng trà, ngắm hoa”. Kiến giải như vậy mới xứng đáng với đẳng cấp của “Trà đạo” . Uống trà đâu chỉ là uống; mà là trải lòng với dư vị của đất trời. Thế cho nên, trà nhân mới cực khổ và kì công ướp trà để trà thấm đẫm cái thanh tao, tinh túy của trời đất. Trà ướp hoa sen đãi bạn tâm giao chẳng hạn.

Rượu tứ thì sao. Trà tĩnh và hòa thì rượu lại động và bất trung dung. Không ai uống rượu để tĩnh tâm cả. Nếu có, chắc là người ngoài hành tinh. Bảo thân rượu là chất kích thích, tạo nguy cơ xung đột. Cho nên chuốc rượu cho say nhiều khi là chuẩn bị cho một hành vi không mấy tốt đẹp. Rượu giao hữu, giao lưu nhưng cũng là “ giao…ly ” luôn.

Như vậy bản chất của rượu là sa đà, tung hứng. Nên rượu được dùng trong lúc hân hoan, chúc tụng chiến thắng. Rượu để chia tay, để giải sầu. Trà là một cõi đạo của tiên hũu thì rượu là lạc thú của phàm nhân. Trà là suy, nghiệm và thấu, còn rượu là để bóc lòng, bóc dạ, để nói toạc móng heo.

Mỗi một câu nói ngắn gọn được truyền, lưu trong nhân gian đều chứa sự tinh tế. Việc luận giải, vì vậy, không thể dễ dãi và khinh suất được. Là tinh túy nên chắc chắn con số 4 trong tích cú này không thể được đưa vào một cách ngẫu nhiên. Tứ là bốn mùa, là bốn phương. Rượu là chất dẫn cho anh em tứ phương giao hữu, kết tình, uống máu ăn thề. Rượu là chất xúc tác để cởi lòng, dẹp bỏ khuất tất khó nói. Rượu biến người lạ thành người quen; là biểu tượng của sự hoạt náo, thịnh vượng, kết nối nghĩa tình giữa những con người không quen biết. “Rượu tứ” phải chăng hàm ý sâu sắc như vậy.

Trà, rượu xuất hiện rất sớm trong văn hóa Á Đông, trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong tất cả các lĩnh vực, nhất là hội họa và thi ca. Thế cho nên câu nói “Trà tam, rượu tứ” phải hàm chứa tầng, lớp ý nghĩa sâu sắc và thâm thúy của tầng lớp nho sĩ . Đây là hai sản phẩm không chỉ của đời sống xã hội mà còn là của nghệ thuật và cả triết học. Nên số 3 hay số 4 không thể bị tầm thường hóa trong cách lí giải, đặc biệt là hình tượng trà và rượu.

Các bạn nghĩ như thế nào? Nếu thích sự kiến giải này, hãy ủng hộ bằng cách đăng kí, like và comment nhé. Tuần sau mình lại tiếp tục số thứ 2 của “ Góc Văn hóa”. Trong số 2 tới, mình sẽ cùng tìm hiểu câu tục ngữ “Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” có nghĩa như thế nào nhé! Nó có giống với những gì chúng ta từng hiểu về nó không. Giờ thì chúng ta phải dừng thôi. Hẹn gặp lại các bạn ở số thứ 2 vào tuần sau.