Trắc nghiệm một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 2.Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân

1. Sự ra đời của Công an nhân dân phản ánh nội dung gì?

a. Là một đòi hỏi tất yếu khách quan của lịch sử

b. Thể hiện yêu cầu của nhân dân

c. Là yêu cầu của Công an nhân dân

d. Là một yêu cầu của đất nước nhằm chống kẻ thù xâm lược

2. Một trong những lí do cho sự ra đời của Công an nhân dân là?

a. Các lực lượng phản động ngoài nước có ý đồ xâm lược nước ta

b. Các lực lượng phản động trong, ngoài nước cấu kết chống phá ta quyết liệt

c. Các lực lượng phản động trong nước có ý đồ tiến công xâm lược

d. Là chuẩn bị cho đất nước chống kẻ thù xâm lược

3. Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân là:

a. Ngày 19/12/1946

b. Ngày 02/9/1945

c. Ngày 19/8/1945

d. Ngày 22/12/1944

4. Năm 1945, ở Bắc Bộ lực lượng Công an nhân dân đã thành lập cơ quan, tổ chức nào?

a. Sở Liêm phóng và Sở Công an

b. Sở An ninh và Sở Cảnh sát

c. Sở Công an và Sở Cảnh sát

d. Sở Liêm phóng và Sở Cảnh sát

5. Các tổ chức tiền thân của lực lượng Công an nhân dân đã tham gia nhiệm vụ gì?

a. Tham gia tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8/1945

b. Tham gia đánh giặc ngày 19/12/1946

c. Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

d. Tham gia giải phóng Thủ Đô Hà Nội năm 1954

6. Ngày 15/01/1950 Hội nghị Công an toàn quốc xác định Công an nhân dân Việt Nam có tính chất gì?

a. Quyết chiến, quyết thắng, biết thắng

b. Dân tộc, dân chủ, khoa học

c. Toàn dân, toàn diện, hiện đại

d. Đoàn kết, kỷ cương, nghiêm minh

7. Bộ phận Tình báo quân đội được sáp nhập vào Nha Công an khi nào?

a. Ngày 19/8/1945

b. Ngày 22/12/1945

c. Ngày 28/02/1950

d. Ngày 07/5/1954

8. Anh hùng lực lượng vũ trang nào sau đây thuộc Công an nhân dân?

a. Võ Thị Sáu

b. Nguyễn Viết Xuân

c. Anh hùng Lê Mã Lương

d. Phạm Tuân

9. Nội dung nào sau đây không đúng với nhiệm vụ, thành tích của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1961 đến 1965?

a. Tăng cường xây dựng lực lượng

b. Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc

c. Đẩy mạnh đấu tranh chống lực lượng phản cách mạng và tội phạm khác

d. Đánh thắng ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ

10. Nội dung nào sau đây không đúng với nhiệm vụ, thành tích của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1951 đến 1968?

a. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

b. Đánh thắng ‘‘Chiến tranh đặc biệt”của đế quốc Mĩ

c. Góp phần làm thất bại ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ

d. Góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ

11. Nội dung nào sau đây là thành tích của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1969 đến 1973?

a. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ

b. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh đặc biệt”của đế quốc Mĩ

c. Góp phần làm phá sản chiến lược ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ

d. Đánh thắng ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ

12. Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân từ năm 1973 đến 1975?

a. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ

b. Góp phần đánh thắng ‘‘Chiến tranh đặc biệt”của đế quốc Mĩ

c. Đánh thăng ‘‘Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ

d. Cùng cả nước dốc sức giải phóng miến Nam, thống nhất đất nước

13. Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì?

a. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng.

b. Trung thành vô hạn với nông dân lao động.

c. Trung thành vô hạn với nhà nước và toàn dân.

d. Trung thành vô hạn với nhà nước.

14. Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì?

a. Đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

b. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu.

c. Chiến đấu kiên quyết với bọn phản động.

d. Quyết chiến, quyết thắng, đánh thắng.

15. Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì?

a. Chiến đấu quyết liệt với kẻ thù

b. Độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, những thành tựu khoa học công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu

c. Thực hiện toàn quân với dân một ý chí chiến đấu.

d. Hết lòng giúp đỡ nhau lúc ra trận.

16. Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam?

a. Cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu

b. Tận tụy trong công việc

c. Cơ động nhanh, chiến đấu rất giỏi, linh hoạt.

d. Dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu

17. Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là gì?

a. Quan hệ quốc tế trong sáng, thủy chung, nghĩa tình

b. Chiến đấu sát cánh bên nhau với lực lượng công an quốc tế.

c. Chiến đấu kiên quyết với kẻ thù xâm lược từ bên ngoài.

d. Luôn lắng nghe và quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân.

18. Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo Công an nhân dân Việt Nam theo nguyên tắc nào?

a. Tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện.

b. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt

c. Toàn diện, trực tiếp về mọi mặt.

d. Tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt

19. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng Công an nhân dân có nội dung nào sau đây?

a. Vì nước quên thân, vì dân phục vụ

b. Kẻ thù nào cũng đánh thắng

c. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành

d. Khó khăn nào cũng vượt qua

20. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng Công an nhân dân có nội dung nào sau đây?

a. Phải trung thành với nhiệm vụ chiến đấu được giao

b. Với địch phải kiên quyết, khôn khéo

c. Với địch phải chiến đấu một cách kiên quyết

d. Với công việc phải hoàn thành thật tốt

21. Thể hiện tập trung nhất về sự hợp tác quốc tế của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là:

a. Sự phối hợp một cách tuyệt đối trong công tác của công an Việt Nam với công an Lào anh em

b. Sự chi viện tuyệt đối trong công tác của công an Việt Nam với công an Lào, Campuchia anh em

c. Sự phối hợp công tác của công an Việt Nam, Lào và Campuchia trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

d. Sự phối hợp công tác của công an Việt Nam với công an các nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 2.Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân

1.Văn kiện nào của Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập đến việc “Tổ chức ra quân đội công nông”?

a. Chính cương sách lược văn tắt tháng 2 năm 1930.

b. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930.

c. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 (1951)

d. Nghị quyết Hội nghị quân sự Bắc Kì tháng 4 năm 1945

2. Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày

a. 22 -12-1945

b. 22 - 5 -1946

c. 22-12-1944

d. 22-5-1945.

3. Ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có bao nhiêu chiến sĩ?

a. 32 chiến sĩ

b. 34 chiến sĩ

c. 23 chiến sĩ

d. 43 chiến sĩ

4. Tháng 4 năm 1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành:

a. Vệ quốc đoàn.

b. Quân đội quốc gia Việt Nam.

c. Việt Nam giải phóng quân.

d. Quân đội nhân dân Việt Nam

5. Tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam có từ khi nào?

a. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945

b. Ngày 22-5-1946, ngày Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL

c. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951)

d. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954)

6. Quân đội nhân dân Việt Nam có những chức năng gì?

a. Chiến đấu, công tác, tuyên truyền vận động nhân dân

b. Chiến đấu, học tập, công tác, làm kinh tế

c. Chiến đấu, công tác, lao động sản xuất

d. Chiến đấu, tuyên truyền và vận động nhân dân

7. Câu nói “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” là của ai?

a. Liệt sĩ Phan Đình Giót

b. Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân

c. Anh hùng Lê Mã Lương

d. Anh hùng Phạm Tuân

8. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Trung thành vô hạn với nhà nước.

b. Trung thành vô hạn với nhân dân lao động.

c. Trung thành vô hạn với nhà nước và toàn dân.

d. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

9. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

b. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng.

c. Quyết chiến với mọi kẻ thù xâm lược.

d. Quyết chiến, quyết thắng, đánh chắc, tiến chắc.

10. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt.

b. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh.

c. Thực hiện toàn quân một ý chí chiến đấu.

d. Hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận.

11. Phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là gì?

a. Cách mạng, thiện chiến, tinh nhuệ, hiện đại.

b. Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

c. Gọn, nhẹ, cơ động nhanh, chiến đấu giỏi.

d. Chính quy, hiện đại, tinh nhuệ, phản ứng nhanh.

12. Chiến thắng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là trận Phay Khắt, Nà Ngần, hai địa danh đó thuộc tỉnh nào hiện nay?

a. Tỉnh Bắc Cạn.

b. Tỉnh Cao Bằng.

c. Tỉnh Lạng Sơn.

d. Tỉnh Lào Cai

13. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam vào thời gian nào?

a. 22-5-1946

b. 22-5-1945

c. 25-2-1946

d. 25-2-1945

14. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập bộ đội địa phương vào thời gian nào?

a. 04/07/1949

b. 07/04/1949

c. 04/07/1948

d. 07/04/1948

15. Quân đội nhân dân Việt Nam không có chức năng nào sau đây?

a. Đội quân chiến đấu.

b. Đội quân lao động sản xuất

c. Đội quân công tác

d. Đội quân làm kinh tế

16. Chiến sỹ La Văn Cầu đã nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu ở chiến dịch nào?

a. Chiến dịch Việt bắc

b. Chiến dịch Hòa Bình

c. Chiến dịch Điện Biên Phủ

d. Chiến dịch Biên giới

17. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Quan hệ của quân với dân như cá với nước

b. Luôn công tác cùng nhân dân

c. Gắn bó máu thịt với nhân dân

d. Hòa nhã với dân, kiên quyết với địch

18. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Cần kiệm, độc lập, tự chủ, tự cường trong xây dựng quân đội.

b. Cần kiệm, độc lập, tự lực, tự cường trong xây dựng quốc phòng của đất nước.

c. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước.

d. Độc lập, tự chủ trong chiến đấu, lao động sản xuất xây dựng quân đội, xây dựng đất nước.

19. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Có tinh thần quốc tế vô sản, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ quốc tế.

b. Có tinh thần giúp đỡ quân đội và nhân dân các nước, thủy chung với bạn bè

c. Có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thủy chung với bạn bè quốc tế.

d. Đoàn kết, thủy chung với quân đội các nước láng giềng.

20. Một trong những nguyên tắc xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

a. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

b. Phải có kỷ luật sắt, nghiêm minh, đáp ứng tốt yêu cầu chiến đấu.

c. Phải có khả năng cơ động nhanh, chiến đấu giỏi.

d. Xây dựng quân đội nhiều về số lượng, đáp ứng tốt yêu cầu chiến đấu.

1. Công an nhân dân Việt Nam là gì ?

– Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là lực lượng cảnh sát (công an) của Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

– Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lí về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

– Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch Nước, sự thống nhất quản lí của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lí trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an. Khẩu hiệu của lực lượng từ những ngày đầu thành lập là “Bảo vệ An ninh Tổ quốc”.

I. Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam

1. Thời kì hình thành

– Nguồn gốc của lực lượngCông an nhân dân Việt Namđược xem là bắt đầu từ các độiTự vệ Đỏtrong phong tràoXô viết Nghệ Tĩnh(1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian, Hộ lương diệt ác… doĐảng Cộng sản Đông Dươngthành lập với mục đích bảo vệ tổ chức. Những năm 1930 – 45, để chống các hoạt động phá hoại và do thám của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, bảo vệ cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập các đội: Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh. Đó là những tổ chức tiền thân của Công an nhân dân và quân đội nhân dân sau này.

– Sau cuộcCách mạng tháng Tám(nổ ra ngày19 tháng 8năm1945), chính quyền lâm thời củaViệt Minhđã có chỉ thị thành lập mộtlực lượng vũ trangcó nhiệm vụ bảo vệan ninhtrật tự. Tuy nhiên, lực lượng này chưa có tên gọi chung mà mang nhiều tên gọi khác nhau, nhưSở Liêm phóng(ởBắc Bộ),Sở trinh sát(ởTrung Bộ),Quốc gia Tự vệ Cuộc(ởNam Bộ). Đến ngày21 tháng 2năm1946, Chủ tịch Chính phủViệt Nam Dân chủ Cộng hòaHồ Chí Minhđã ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng Công an nhân dân ở cả ba miền được thống nhất một tên gọi thống nhất làCông ancó nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; và thành lậpViệt Nam Công an Vụđể quản lý lực lượng Công an nhân dân do mộtGiám đốcđứng đầu, mà người đầu tiên làLê Giản. Bộ phận Tình báo quân đội được sáp nhập vào Nha Công an ngày 28/02/1950.

– Trong thời kỳ đầu, cơ quan quản lý ngành Công an là Nha Công an vụ, trực thuộcBộ Nội vụ. Đến ngày16 tháng 2năm1953, thành lập thành Thứ bộ Công an, trực thuộc Bộ Nội vụ, đứng đầu là một Thứ trưởng. Đến năm1955, thì tách hẳn thànhBộ Công an. Năm1959, sáp nhập các lực lượng biên phòng thành lực lượng Công an vũ trang (nay là lực lượngBiên phòng) trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công an (về sau lại chuyển về trực thuộcBộ Quốc phòng). Cũng từ năm này, lực lượng Công an được tổ chức vũ trang và bán vũ trang theo biên chế, có phù hiệu và cấp hàm tương tự như quân đội.

2. Thời kì xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (2945 – 1975)

a. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

– Ngày 15 tháng 1 năm 1950, Hội nghị Công an toàn quốc xác định Công an nhân dân Việt Nam có 3 tính chất: “dân tộc, dân chủ, khoa học”.

– Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban Công an tiền phương nằm trong Hội đồng cung cấp mặt trận, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ,

b. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ( 1954 – 1975)

Thời kì này, Công an góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường xây dựng lực lượng, cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

c. Thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ 1975 đến nay

Công an đổi mới tổ chức và hoạt động, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nêu truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam

Trang trước Trang sau

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 10 hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh làm bài tập môn GDQP 10 một cách dễ dàng.

Câu 4 trang 24 Giáo dục quốc phòng lớp 10: Nêu truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam.

Trả lời:

1. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng

2. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu

3. Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu

4. Tận tuỵ trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu

5. Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thuỷ chung, nghĩa tình

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 hay, ngắn nhất khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ đề