Trại giam chí hòa nằm ở đâu

7 tháng 7 2021

Trại giam chí hòa nằm ở đâu
Trại giam chí hòa nằm ở đâu

Nguồn hình ảnh, Google Maps

Chụp lại hình ảnh,

Vị trí trại giam Chí Hòa

Một đoạn video quay cảnh trại giam tối tăm với nhiều tiếng nổ liên hồi cũng được lan truyền trên mạng xã hội.

Vào lúc khoảng 19 giờ ngày 6/7, người dân sống xung quanh trại tạm giam Chí Hòa ở quận 10, TP HCM nghe nhiều tiếng nổ phát ra từ khuôn viên trại giam.

Ngay sau đó, nhiều ô tô lớn chở cảnh sát cơ động và các lực lượng công an đã được điều đến.

Báo VNExpress cho biết tới 19 giờ 50, ít nhất 6 loạt tiếng nổ tiếp tục vang lên. Hơn hai tiếng sau, một ô tô chở phạm nhân và sáu xe chở cảnh sát mặc đồ bảo hộ từ trong khám đi ra ngoài.

Đến 1 giờ sáng 7/7, Công an TP HCM đã công bố thông tin về vụ việc.

Theo đó, vào chiều 6/7, Công an TP HCM đã tổ chức khám sức khỏe cho bị can, phạm nhân tại trại tạm giam Chí Hòa. Trong lúc lực lượng y tế trại tạm giam khám bệnh thì "một số can phạm nhân kích động số can phạm nhân khác gây rối an ninh trật tự nơi giam giữ".

Công an TP HCM đã điều động lực lượng phối hợp với quản giáo trại tạm giam Chí Hòa để xử lý, ổn định an ninh trật tự, đưa số can phạm nhân trở lại buồng giam.

Báo Thanh Niên cho hay một số người đã được chuyển về trại giam T30 tại huyện Củ Chi ngay trong đêm để thực hiện giãn cách, phòng chống Covid-19.

Virus corona: Việt Nam có nên ‘cân nhắc việc thả tù’?

Covid-19: ‘Giấy thông hành âm tính’ làm khổ người dân

Tranh cãi quanh đoàn tình nguyện ‘chi viện cho TP HCM’

Cơ quan điều tra hiện đang làm rõ hành vi của một số người liên quan và chưa đưa ra bình luận về những tiếng nổ phát ra trong vụ gây rối.

Trong những ngày gần đây, dịch Covid-19 cũng đã lây lan vào trại tạm giam Chí Hòa. Báo VNExpress dẫn thông tin từ công an cho hay, hôm 3/7, một nam bị can 26 tuổi trong vụ án mua bán trái phép ma túy bị tạm giam đã có triệu chứng sốt và được đưa đến Bệnh viện 30/4 của Bộ Công an. Đến khuya cùng ngày, người này đã tử vong.

Cơ quan y tế sau đó xác định nguyên nhân là suy hô hấp cấp, sốc nhiễm trùng, viêm phổi và kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính Covid-19.

Hồi cuối tháng 6, ba cán bộ quản giáo trong trại giam Chí Hòa cũng được phát hiện nhiễm Covid-19.

Theo báo cáo của Sở Y tế, TP HCM đã phát hiện thêm 81 ca dương tính Covid-19 ở Trại giam Chí Hòa, gồm: 44 cán bộ, công nhân viên và 36 phạm nhân.

TP HCM cần thay đổi cách chống dịch như thế nào?

Covid-19: Dịch bùng phát, VN thực hiện cách ly tại nhà 28 ngày

Khám Chí Hòa do Nhật giúp Pháp xây dựng vào năm 1943 và hoàn tất năm 1950, có thể chứa từ 2.000 - 7.000 tù nhân, theo sách Địa chí văn hóa thành TP HCM.

Từ đó đến nay, trại giam này đã được các chính quyền khác nhau qua các thời kỳ sử dụng làm nơi giam giữ.

Theo báo cáo của Công an TP HCM, trong những năm gần đây, trại tạm giam Chí Hòa đã bị xuống cấp trầm trọng, không còn đảm bảo an toàn giam giữ phạm nhân và cũng đang quá tải.

Vì vậy, hiện Công an TP HCM đang triển khai kế hoạch di dời trại tạm giam này về trại tạm giam T30 ở huyện Củ Chi. Việc di dời dự kiến hoàn thành trong năm 2021.


 Không chỉ được các phạm nhân xem là ngôi nhà 'bất xuất"'một khi xui xẻo bị giam giữ, khám Chí Hoà (thuộc Q.10, TP. HCM) còn nổi tiếng bởi nhiều lời đồn đại ly kỳ.

Trại giam Chí Hòa, còn gọi là Khám Chí Hòa, nằm tại quận 10, TP HCM, là nhà tù được người Pháp xây dựng từ năm 1943 nhằm thay thế Khám Lớn Sài Gòn ở góc đường Lý Tự Trọng - Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Công trình được cho là do người Nhật khởi xướng sau khi đảo chính Pháp để giam tù nhân, tuy nhiên khi thi công chưa hoàn thành, họ đã rút khỏi Việt Nam. 

Sau đó, người Pháp tiếp tục công việc bỏ dở. Hầu như toàn bộ vật liệu như xi măng, sắt, thép đều chở từ Pháp sang. Ngày 8/3/1953, khi Khám Chí Hòa xây dựng hoàn chỉnh, Khám Lớn Sài Gòn bị phá bỏ. Ngoài một số tù nhân được phóng thích, còn lại khoảng 1.600 người cùng chiếc máy chém chuyển về Khám Chí Hòa.

Với diện tích 7 hecta, Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, 238 phòng. Trong đó có hai dãy nhà dành cho phạm nhân nữ. Nơi đây từng giam tù chính trị chống lại thực dân Pháp, chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày nay, nơi này được Công an TP HCM dành cho các bị can trong các vụ án trên địa bàn.

Trại giam chí hòa nằm ở đâu

 Khám Chí Hòa

Sở dĩ người ta cho rằng khám Chí Hòa là một biểu tượng phong thủy dùng để trấn yểm Sài Gòn là bởi kiến trúc của nó khá đặc biệt. Trại giam này được một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo thuyết ngũ hành, bát quái. Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, có hình bát giác với 8 cạnh đều nhau, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ: càn, khôn, chấn, tốn, cẩn, khảm, đoài, ly. Đây là công trình được đánh giá khá cao, bởi nó hòa hợp được những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp, vừa mang nét huyền bím âm dương ngũ hành của phương Đông.

Một vài tài liệu nghiên cứu cho rằng, khám Chí Hòa được xây dựng dựa trân bát quái trận đồ của Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín phía ngoài, còn phía trong toàn song sắt. Toàn khu trại giam chỉ có một cửa vào, người ta gọi đó là cửa Tử. Qua cửa này là hệ thống đường hầm. Điều đặc biệt nhất của khám Chí Hòa là tất cả các lối di chuyển bên trong đều được thiết kế theo cung vị. Chính vì thế, người bình thường khi bước qua cửa Tử sẽ mất hết phương hướng, như lạc vào một mê cung trận đồ, không thể tìm thấy lối ra.

Chính giữa hình bát giác là một sân rộng cũng được thiết kế theo hình bát quái đồ, với 8 khu hình tam giác chụm vào nhau. Ngay tâm của bát quái trận đồ cũng có một đài phu nước như cột cao của hồ Con Rùa đã nói ở phần trên. Nhìn từ trên cao, đài phun nước này có hình dáng như một thanh gươm đâm thẳng xuống đất. Những giai thoại về khám Chí Hòa đều ghi lại vai trò mấu chốt của thanh gươm này và gọi tên nó là “tru tiên kiếm”. Tru tiên kiếm trấn yểm khám Chí Hòa, khiến những tên tội phạm dù có xảo quyệt, tinh ranh đến đâu cũng không thể trốn được. Nếu tru tiên kiếm bị nhổ lên thì toàn bộ bát quái trận đồ được thiết kế công phu sẽ tự vỡ. Chính lối kiến trúc áp dụng bát quái trận đồ nhuốm màu sắc huyền linh này mà người ta gọi lối vào duy nhất của khám Chí Hòa là cửa Tử.

Nghĩa là đã vào rồi thì không có cách nào để nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh dịch vốn là môn khoa học không phải bất kỳ ai cũng nghiên cứu và tiếp nhận được. Người ta xem khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ giữa lòng Sài Gòn, bởi lịch sử khám Chí Hòa chỉ có 2 trường hợp vượt ngục thành công. Một là của người tù cộng sản vào năm 1945, và hai là của tên giang hồ khét tiếng Phước “tám ngón” sau đó 50 năm. Hiện tại, bát quái trận đồ đã bị san bằng một nóc nhà cũng bởi tính quá hoàn hảo của nó. Trước kia, các nhà nghiên cứu kinh dịch, lý số khi nhìn vào khám Chí Hòa đều lắc đầu bởi âm binh, chướng khí tại nơi này quá nặng.

Trại giam chí hòa nằm ở đâu

 Tháp nước chính giữa trận đồ bát quái giống như thanh kiếm cắm xuống. Ảnh: CAND

Vì những tù nhân chẳng may qua đời ở đây thì linh hồn bị bát quái trận đồ giam giữ, không tài nào thoát ra được. Không biết thật giả ra sao, nhưng chính tổng thống Ngô Đình Diệm cũng tin vào điều này. Ông Diệm đã cho mời một thầy địa lý cao tay nhằm hóa giải một phần trận đồ. Và sau đó, nóc nhà khu GF của bát quái trận đồ vô cùng hoàn hảo đã bị san bằng.

Thuận theo ý trời, lòng người, ngoài cửa Tử, cửa Sanh đã được mở để cho các linh hồn được bay đi và sớm siêu thoát. Có thể những truyền thuyết, giai thoại nhuốm màu huyền linh, kỳ bí nhưng xét về khía cạnh khoa học ngày nay thì không có thật. Nhưng cũng phải thừa nhận, khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ hoàn hảo, ở đó giống như một mê cung đồ khiến ta mất hết mọi khái niệm về phương hướng lẫn không gian và thời gian

Ngày nay khoa học đã rất phát triển nhưng tự nhiên, vũ trụ vẫn còn đầy rẫy những bí ẩn mà chúng ta chưa thể lý giải đang chờ chúng ta khám phá. Bài viết này chỉ là nhát cắt phản ánh sự bí ẩn của kiến trúc cổ, với mong muốn đưa đến cho độc giả một vài giả thuyết mới.

                                                                                                     Theo  Diệp Thảo (t/h)/Khoevadep