Trăng màu đỏ là hiện tượng gì

Nguyệt thực toàn phần là sự phát sáng rực lửa ấn tượng nhất trong ba loại nguyệt thực (hai loại còn lại được gọi là nguyệt thực một phần và nguyệt thực). Ngoài ra, mguyệt thực toàn phần chỉ xảy ra khi mặt trời, Trái đất và mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng một cách hoàn toàn.

Khi mặt trăng đi vào phần bên trong vùng tối của Trái đất, trở nên hoàn toàn chìm trong phần tối nhất của bóng đó, mặt trăng lại chìm trong ánh sáng màu cam nhạt đến đỏ như máu.

Theo lý giải của các nhà khoa học, hãy tưởng tượng bạn đang đứng trên mặt trăng (với rất nhiều bụi và miệng núi lửa dưới chân bạn) và nhìn xuống Trái đất vào buổi đêm. Khi Trái đất ở ngay phía trước mặt trời, ngăn ánh mặt trời chiếu sáng mặt trăng, bạn sẽ thấy một vành lửa bao quanh hành tinh.

Theo NASA, phần tối trên mặt đất sẽ sáng lên vào lúc bình minh và hoàng hôn. Mặc dù hành tinh của chúng ta lớn hơn rất nhiều so với mặt trời, nhưng ánh sáng của ngôi sao vẫn uốn cong quanh các rìa của Trái đất. Ánh sáng này được phản chiếu lên mặt trăng.

Trăng màu đỏ là hiện tượng gì

Nguyệt thực siêu trăng máu được nhìn thấy ở London và vùng núi Acacus trong sa mạc Libya. (Ảnh: Getty

Tuy nhiên, việc này diễn ra không phải trước khi nó đi qua bầu khí quyển của Trái đất, nơi lọc ra ánh sáng xanh có bước sóng ngắn hơn, để lại các màu đỏ và cam không bị ảnh hưởng khi chiếu trên bề mặt mặt trăng, tạo ra mặt trăng đỏ.

Mặt trăng sẽ thay đổi các màu sắc, sắc thái khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyệt thực toàn phần, theo đó chuyển từ màu xám ban đầu sang màu cam và màu hổ phách. Điều kiện khí quyển cũng có thể ảnh hưởng đến độ sáng của màu sắc mặt trăng. Ví dụ, các hạt trôi nổi trong khí quyển (như tro bụi từ một trận cháy rừng lớn hoặc một vụ phun trào núi lửa) có thể khiến mặt trăng có màu đỏ sẫm hơn, theo NASA.

Không phải lúc nào mặt trăng cũng ẩn mình hoàn toàn sau vùng tối của Trái đất. Trong thời gian nguyệt thực một phần, mặt trời, Trái đất và mặt trăng hơi lệch khỏi đường thẳng hàng của chúng, và do đó, bóng của Trái đất chỉ che khuất một phần của mặt trăng.

Một người mới làm quen với việc quan sát bầu trời thậm chí có thể không nhận thấy loại nguyệt thực thứ ba, trong đó mặt trăng nằm trong vùng lõm của Trái đất, hoặc bóng mờ bên ngoài của nó.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Hiện tượng thiên văn kỳ thú

Dưới đây là lịch trình chi tiết của hiện tượng nguyệt thực toàn phần tính theo giờ Việt Nam ngày 8/11/2022:

Nguyệt thực nửa tối bắt đầu lúc 15h02. Nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 16h09. Nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 17h26. Nguyệt thực cực đại lúc 17h59. Nguyệt thực toàn phần kết thúc lúc 18h41. Nguyệt thực một phần kết thúc lúc 19h49. Nguyệt thực nửa tối kết thúc lúc 20h56.

Tại Hà Nội, mặt trăng mọc lúc 17h22  hôm nay, còn ở TP. HCM là 17h22 (các tỉnh thành phố khác có dao động một vài phút).

Trăng màu đỏ là hiện tượng gì

Nguyệt thực toàn phần khiến mặt trăng có màu đỏ như máu.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam cho biết, về lý thuyết, người ở Hà Nội có thể theo dõi toàn bộ pha toàn phần của nguyệt thực. Tuy nhiên, khi đó nó mới bắt đầu xuất hiện ở chân trời nên về cơ bản là gần như không thể quan sát được.

Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng này đối với hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam là sau 17h40, khi Mặt Trăng đã không còn quá thấp. Như vậy, bạn có thể theo dõi được thời điểm nguyệt thực cực đại cũng như toàn bộ nửa sau của nó. Riêng đối với những người quan sát sống ở khu vực ven bờ biển phía Đông, mặt trăng mọc sớm hơn một chút và việc quan sát tới chân trời dễ dàng hơn nên có thể theo dõi nguyệt thực ngay từ thời điểm mặt trăng bắt đầu mọc.

Đây là hiện tượng xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng nằm thẳng hàng (hoặc gần như thẳng hàng) với trái đất nằm giữa. Vào thời điểm này, mặt trăng đi vào vùng bóng tối phía sau trái đất và chỉ nhận được một phần ánh sáng từ mặt trời so với khi nó không đi vào khu vực này. Vì lý do này, một phần hoặc toàn bộ mặt trăng sẽ tối hơn bình thường và có màu đỏ thẫm.

Nguyệt thực là một hiện tượng không quá hiếm (gần như năm nào cũng có ít nhật một lần có nguyệt thực một phần, toàn phần hoặc nửa tối) và rất dễ quan sát ngay cả khi không có dụng cụ nào hỗ trợ. Mặc dù vậy, nó vẫn luôn là một hiện tượng quang học thú vị và thu hút được sự chú ý của nhiều người.

Riêng với lần nguyệt thực này, nhiều nơi ở Việt Nam sẽ theo dõi được một phần pha toàn phần của nguyệt thực. Do vậy, đây thực sự là hiện tượng đáng chú ý, vì mặc dụ nguyệt thực không hiếm, nhưng việc quan sát được pha toàn phần vẫn là một điều khá đặc biệt đối với người yêu thích thiên văn. Lần tiếp theo chúng ta có thể quan sát nguyệt thực toàn phần từ Việt Nam sẽ là tháng 9/2025.

Độ che phủ và khả năng quan sát

Nguyệt thực hôm nay có tổng thời lượng từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc pha một phần kéo dài tới 3 giờ 40 phút, nếu tính cả pha nửa tối thì tổng thời lượng của hiện tượng lên tới gần 6 giờ. Trong đó, giai đoạn đáng chú ý nhất của hiện tượng là pha toàn phần kéo dài xấp xỉ 1 giờ 25 phút.

Với người quan sát tại Việt Nam, hiện tượng này diễn ra khá sớm. Nó bắt đầu khi Mặt Trăng còn chưa mọc nên chúng ta sẽ bỏ lỡ giai đoạn đầu tiên của nguyệt thực lần này. Mặc dù vậy, nếu có điều kiện quan sát đủ thuận lợi, người yêu thích thiên văn vẫn có thể theo dõi được nửa sau của pha toàn phần cũng như toàn bộ pha một phần và nửa tối sau đó.

Nguyệt thực hoàn toàn vô hại đối với mắt của bạn, do đó bạn có thể nhìn trực tiếp vào nó. Bạn cũng không cần phải có những dụng cụ chuyên dụng như kính thiên văn hay ống nhòm để quan sát hiện tượng này - mặc dù nếu có thì bạn sẽ có một cái nhìn thú vị hơn khá nhiều. Về cơ bản, có hai điều cần lưu ý với việc quan sát như sau?

Thời tiết luôn quan trọng. Nếu trời có mưa, giông hoặc mây mù thì bạn không thể quan sát hiện tượng. Do đó, bạn cần một bầu trời ít mây. Nói chung, chỉ cần bạn nhìn thấy mặt trăng và nó tiếp tục không lặn vào sau một đám mây nào đó thì tức là bạn quan sát được nguyệt thực.

Hãy chọn nơi quan sát sao cho bạn có thể nhìn thấy bầu trời phía Đông với góc nhìn càng rộng càng tốt, tránh việc bị ánh sáng nhân tạo (đèn đường, đèn của các tòa nhà) chiếu thẳng vào mắt từ phía trên.

Một lưu ý về thuật ngữ, nguyệt thực không phải là "trăng máu" như một cách gọi thiếu chính xác nhưng lại rất phổ biến gần đây. Đây cũng là một hiện tượng quang học hết sức bình thường, không liên quan tới bất cứ yếu tố tâm linh hoặc tôn giáo nào.

Sáng 8/11: Người Tình “Cầm Giúp” Ông Trùm Buôn Lậu Xăng Dầu 2 Tỷ Mỗi Tháng Luôn Miệng Kêu Oan | SKĐS