Trạng ngữ chỉ phương diễn là gì

Trạng ngữ là gì? Thuật ngữ “trạng ngữ” đã trở nên rất quen thuộc và là một trong những khái niệm mà bất cứ ai trong chúng ta cũng được làm quen từ cấp tiểu học. Tuy nhiên, khái niệm “trạng ngữ là gì” đôi khi vẫn bị nhầm lẫn và khiến nhiều người tranh cãi. Chính vì vậy, để tìm hiểu cụ thể và chính xác, hãy theo dõi bài viết dưới dây của DINHNGHIA.COM.VN nhé.

Khái niệm trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là gì? Thuật ngữ trạng ngữ từ lâu đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta ngay từ thời tiểu học. Tuy hiên khái niệm trạng ngữ là gì đôi khi lại gây không ít tranh luận.

Nhìn chung, ta có thể hiểu trạng ngữ là gì như sau: Trạng ngữ là thành phần nằm trong câu. Nó có nhiệm vụ xác định thời gian, nguyên nhân, nơi chốn, mục đích… của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu.

Trạng ngữ là thành phần nằm trong câu

Nhiệm vụ của trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi như:

  • Khi nào?
  • Ở đâu?
  • Vì sao?
  • Để làm gì?

Để hiểu rõ hơn trạng ngữ là gì, chúng ta hãy cùng phân tích qua ví dụ bên dưới:

Ví dụ: Trên cây, những chú chim đang hót líu lo.

Trong câu, trạng ngữ là “trên cây” có tác dụng chỉ nơi chốn. Trạng ngữ này trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”.

Trạng ngữ sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi Khi nào

Có những loại trạng ngữ nào?

Tùy vào nhiệm vụ trong câu mà trạng ngữ được chia thành nhiều loại khác nhau. Các loại trạng ngữ bao gồm:

  • Trạng ngữ chỉ thời gian
  • Trạng ngữ chỉ nơi chốn
  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
  • Trạng ngữ chỉ mục đích
  • Trạng ngữ chỉ phương tiện

Ở phần các loại trạng ngữ là gì này, hãy cùng tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của trạng ngữ thông qua các ví dụ bên dưới.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Trạng ngữ chỉ nơi chốn là một trong các loại thường được sử dụng nhất của trạng ngữ. Nó là thành phần phụ trong câu có tác dụng chỉ rõ địa điểm, nơi chốn xảy ra sự việc, hành động đang xảy ra trong câu.

Trạng ngữ nơi chốn có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “ở đâu?”.

Ví dụ về trạng ngữ nơi chốn: Trong bếp, mẹ đang nấu ăn.

Trong ví dụ trên, trạng ngữ là gì? Trạng ngữ nơi chốn là “trong bếp”. Nó có tác dụng trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” và cụ thể là chỉ vị trí mẹ đang nấu ăn.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Trạng ngữ chỉ thời gian

Trạng ngữ chỉ thời gian xuất hiện trong câu với vai trò là thành phần phụ. Nó có tác dụng chỉ về thời gian của sự việc , hành động đang diễn ra trong câu.

Trạng ngữ chỉ thời gian có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi về thời gian, giờ giấc như: Bao giờ? Mấy giờ? Khi nào?…

Ví dụ: Tối qua, Lan học bài chăm chỉ.

Trong ví dụ trên, trạng ngữ là gì? Trạng ngữ chỉ thời gian là “Tối qua”. Nó giúp người đọc trả lời cho câu hỏi “Lúc nào?” hay cụ thể là Lan học bài chăm chỉ vào lúc nào?

Trạng ngữ chỉ thời gian

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Tương tự như các loại khác, trạng ngữ chỉ nguyên nhân được sử dụng như thành phần phụ của câu. Thông thường, trạng ngữ loại này có độ dài hơn so với các loại khác do tính chất giải thích, nêu ra lý do tại sao sự việc trong câu lại diễn ra như vậy.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Tại sao? Vì sao? Do đâu?

Để hiểu rõ hơn về loại trạng ngữ này, hãy cùng xem qua ví dụ: Vì tắc đường, tôi đi làm muộn.

Trong ví dụ trên, trạng ngữ là gì? Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là “Vì trời rét”. Nó có tác dụng trả lời cho câu hỏi “Vì sao” hay cụ thể là giải thích lý do tại sao tôi đi làm muộn.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Trạng ngữ chỉ mục đích

Đây là loại trạng ngữ ngược với trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Nó đảm nhận vai trò của thành phần phụ trong câu hoàn chỉnh, chỉ mục đích của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu.

Trạng ngữ chỉ mục đích có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Để làm gì? Vì cái gì? Mục tiêu là gì?…

Ví dụ: Để được mẹ khen, Nam cố gắng học hành chăm chỉ.

Trong ví dụ trên, đâu là trạng ngữ? Trạng ngữ chỉ mục đích là “Để được mẹ khen”. Nó có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “Để làm gì? hay cụ thể hơn lại vì mục đích gì mà Nam học hành chăm chỉ.

Trạng ngữ chỉ mục đích

Trạng ngữ chỉ phương tiện

Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ nằm trong câu. Nó được sử dụng với mục đích làm rõ các phương tiện, cách thức di chuyển của sự việc, hành động, con người… được nhắc đến trong câu.

Thông thường, trạng ngữ chỉ phương tiện thường đi kèm từ “bằng “ hoặc “với”. Nó có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Với cái gì? Bằng cái gì?

Ví dụ cụ thể: Bằng giọng nói ấm áp, mẹ luôn vỗ về, an ủi tôi.

Trong ví dụ trên, trạng ngữ có ý nghĩa gì? Trạng ngữ chỉ phương tiện là “Bằng giọng nói ấm áp”. Nó trả lời cho câu hỏi “bằng cái gì” hay chi tiết hơn là mẹ vỗ về, an ủi tôi bằng cái gì?

Trạng ngữ chỉ phương tiện

Khái niệm về trạng ngữ cũng như các loại trạng ngữ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gây không ít nhầm lẫn và tranh cãi. Hi vọng thông qua bài viết của DINHNGHIA.COM.VN, bạn đã có một cái nhìn tổng quan và chi tiết về kiến thức quan trọng trạng ngữ là gì.

Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với. Dưới đây là những hướng dẫn Đặt câu có trạng ngữ chỉ phương tiện, mời các em cùng Top lời giải tìm hiểu nhé!

1. Trạng ngữ là gì?

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu ở trong câu.

- Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?.

Ví dụ: Ở dưới sân trường, dưới tán cây phượng, mấy bạn học sinh nữ đang chơi nhảy dây.

Trong đó: Ở dưới sân trường là trạng ngữ 1

dưới tán cây phượng là trạng ngữ 2

- Tác dụng của việc thêm trạng ngữ:

+ Trạng ngữ xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc được nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu văn đầy đủ, chi tiết và chính xác.

+ Các trạng ngữ còn có tác dụng liên kết các câu văn, các đoạn văn, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc và hay hơn.

+ Trong văn nghị luận: Trạng ngữ giúp sắp xếp các luận cứ, luận điểm theo trình tự không gian, thời gian hoặc quan hệ nguyên nhân – kết quả. Giúp cho câu văn, đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau hơn.

+ Thêm trạng ngữ cũng là một trong những cách mở rộng câu, giúp nội dung câu phong phú, đầy đủ và chính xác hơn.

>>> Xem thêm: Nêu đặc điểm của trạng ngữ

2. Có mấy loại trạng ngữ

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?

+ Ví dụ: Trong bếp, mẹ tôi đang nấu cơm

- Trạng ngữ chỉ thời gian: Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …

+ Ví dụ: Sáng nay, chúng em đi đá banh

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?, Nhờ đâu ?, Tại sao ?

+ Ví dụ: Vì rét, những cây bàng rụng hết lá.

- Trạng ngữ chỉ mục đích: Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ? …

+ Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.

- Trạng ngữ chỉ phương tiện: Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với. Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?

Ví dụ: Bằng một giọng chân tình, thầy giáo khuyên chúng em cố gắng học.

>>> Xem thêm: Viết đoạn văn có sử dụng trạng ngữ

3. Đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ

Vì trong tiếng Việt có rất nhiều thành phần phụ, nên các em cần hiểu rõ vị trí, dấu hiệu nhận biết và số lượng trạng ngữ trong câu.

* Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu:

- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu đều được. Thường thì trạng ngữ chỉ thời gian, mục đích đứng ở đầu và cuối câu. Trạng ngữ chỉ địa điểm đứng ở bất kỳ vị trí nào trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường đứng ở đầu câu.

+ Ví dụ 1 :Mùa xuânngười cầm súng – lộc giắt đầy trên lưng.

+ Ví dụ 2:Aothu lạnh lẽo nước trong veo.

* Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ trong câu: Dấu hiệu đơn giản nhất để nhận biết trạng ngữ trong câu là thành phần này thường ngăn cách với cách thành phần chính ( chủ ngữ, vị ngữ) bằngdấu phẩy.

- Ví dụ: Ngày mai, tôi đi học.

* Số lượng trạng ngữ trong câu: Trong một câu đơn, câu ghép thì số lượng trạng ngữ không giới hạn, có thể có một hay nhiều trạng ngữ.

- Ví dụ: Ngay từsáng sớm, cụ Chánh đã có điểm tâm độ vài chục điếu ởnhà Lý trưởng, cho nên cụ rất tỉnh táo. Nghiêm nghị, cụ lên giọng kẻ cả ( Trích tác phẩm Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

* Những lưu ý khi sử dụng trạng ngữ:

- Khi thay đổi vị trí trạng ngữ trong câu thì nội dung của câu không thay đổi.

- Cách thêm trạng ngữ cho câu phụ thuộc vào nội dung của câu văn, đúng với mục đích của người nói, người viết và tạo liên kết với các câu văn đoạn văn khác.

- Nên phân tích và tránh nhầm lẫn giữa thành phần trạng ngữ vớithành phần biệt lậptrong câu.

----------------------------

Như vậy Top lời giải đã trình bày xong những kiến thức về Trạng ngữ và Đặt câu có trạng ngữ chỉ phương tiện. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn đạt kết quả cao. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Video liên quan

Chủ đề