Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không vì sao

Sở hữu chung là một hình thức sở hữu được quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Vậy sở hữu chung là gì? Sở hữu chung có những đặc điểm gì?

Sở hữu chung là gì?

Quyền sở hữu là quyền chi phối tài sản của một chủ thể nhất định. Quyền của chủ sở hữu đối với tài sản gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật. Trong thực tế có những trường hợp một tài sản nhưng lại thuộc quyền sở hữu của hai hay nhiều người, nói cách khác đó là trường hợp hai hay nhiều người có chung một tài sản. Pháp luật dân sự gọi đó là sở hữu chung. Điều 207 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Như vậy: Khi hai hoặc nhiều người cùng có chung một tài sản, thì những người đó được gọi là đồng sở hữu. Các công dân với nhau, các hợp tác xã với nhau, hoặc công dân với hợp tác xã… đều có thể trở thành đồng chủ sở hữu đối với tài sản chung. Các đồng chủ sở hữu trong sở hữu chung có quyền chung nhau cùng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung.

Xem thêm: Quyền sử dụng tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật

Đặc điểm của sở hữu chung

Về khách thể

Khách thể của sở hữu chung là thống nhất, đó là một tài sản hoặc một tập hợp tài sản. Tài sản này nếu đem chia tách vẻ mặt vật lý, tức là chia ra các phần khác nhau… thì sẽ không còn giá trị sử dụng như ban đầu; các chủ sở hữu sẽ không khai thác được công dụng vốn có của nó.

Ví dụ: Một xe ô tô thuộc sở hữu chung của các đồng chủ sở hữu. Nếu đem chia tách ra thành các phần nhỏ thì trở thành phụ tùng mà không còn công dụng để chở hàng hoá hoặc chuyên chở hành khách.

Ngoài ra, trong thực tế còn có trường hợp do tập quán hoặc do kết cấu xây dựng, tính chất, công dụng mà khách thể chỉ có thể là tài sản chung. Điều này còn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận hoặc thối quen của tập quán.

Về chủ thể

Mỗi đồng chủ sở hữu chung khi thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung sẽ liên quan đến quyền lợi của tất cả các đồng chủ sở hữu khác. Tuy nhiên, mỗi một đồng chủ sở hữu trong sở hữu chung có vị trí độc lập và tham gia quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là một chủ sở hữu độc lập.

Xem them: Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự là ai?

Việc thực hiện các quyền năng đối với tài sản chung của các đồng chủ sở hữu 

Việc thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung của các đồng chủ sở hữu cũng có những đặc điểm riêng. Tuy rằng, địa vị của mỗi một đồng chủ sở hữu có tính chất độc lập nhưng các quyền năng của mỗi một chủ sở hữu lại thống nhất đối với toàn bộ khối tài sản chung mà không phải chỉ riêng với phần giá trị tài sản mà họ có.

Nếu quyền năng của mỗi một đồng chủ sở hữu mà tách ra theo phạm vi phần giá trị tài sản mà họ có, thì các đồng chủ sở hữu không thể sử dụng được tài sản và do vậy sở hữu chung ấy sẽ không có ý nghĩa. Từ đặc điểm này nên việc sử dụng, định đoạt tài sản phải được các đồng chủ sở hữu thoả thuận dựa trên tính chất, cổng dụng của tài sản và dựa vào hoàn cảnh cụ thể của các đồng chủ sở hữu chung.

Đối với việc sử dụng tài sản (Điều 217 BLDS)

Các đồng chủ sở hữu có thể thoả thuận và lựa chọn một trong những hình thức: Cùng sử dụng để khai thác công dụng của tài sản; thay phiên nhau sử dụng (nếu tài sản chung không thể phân chia thành nhiều phần để sử dụng. Ví dụ trâu, bò mua chung để khai thác sức kéo thường được thay phiên nhau sử dụng theo thoả thuận); hoặc nếu tài sản gồm nhiều vật khác nhau, các chủ sở hữu có thể thay phiên nhau sử dụng từng vật, tức là mỗi người sử dụng một phần tài sản mà vẫn bảo đảm được nhu cầu sử dụng.

Trường hợp các chủ sở hữu mua chung tài sản dể cho thuê, thì căn cứ vào phần quyền tài sản của mỗi chủ sở hữu để xác định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người.

Đối với việc định đoạt tài sản ( Điều 218 BLDS)

Về nguyên tắc mỗi đồng chủ sở hữu chung là một chủ thể độc lập nên có những quyền nhất định. Chủ sở hữu chung theo phần cố quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Đối với bất động sản và động sản, pháp luật quy định sau một thời hạn 3 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán phần quyền sở hữu chung của mình cho người khác( khoản 3 Điều 218 BLDS).

Nếu một chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc chủ sở hữu chết mà không có người thừa kế thì phần quyền tài sản đó sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Trường hợp này không áp dụng Điều 228 BLDS-Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu. Trường hợp trên, vật đang có chủ sở hữu nhưng chủ sở hữu không muốn sở hữu nữa vì vậy sẽ có nhiều chủ thể muốn được sở hữu, cho nên sẽ xảy ra tranh chấp giữa người biết được chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu và những người đồng sở hữu.

Theo Điều 228 thì người phát hiện sản đó không ai chiếm giữ, do vậy nếu vật là động sản thuộc quyền sở hữu của người phát hiện được, nếu là bật động sản thuộc quyền sở hữu nhà nước.

Trên đây là nội dung Sở hữu chung là gì? theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Sở hữu toàn dân là gì? theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Chủ thể của sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật dân sự

Đăng ký quyền sở hữu là một trong những cách thức bảo vệ tài sản cho mỗi cá nhân, đặc biệt là những tài sản có giá trị. Tuy nhiên, không phải tài sản nào cũng thuộc diện đăng ký theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Trong đó, Điều 106 nêu rõ:

- Đối với tài sản là bất động sản: Phải đăng ký.

- Đối với tài sản là động sản: Không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

Như vậy, với quy định này có thể thấy, không riêng bất động sản, một số loại động sản khác cũng phải đăng ký quyền sở hữu.

Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không vì sao

Cụ thể các loại tài sản phải đăng ký bao gồm:

Tài sản là bất động sản

- Đất đai

- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai

- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng

- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Tài sản là động sản

- Tàu biển (theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP)

- Phương tiện nội thủy địa (theo Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi, bổ sung năm 2014)

- Tàu cá (theo Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT)

- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (theo Thông tư 15/2014/TT-BCA)

- Tàu bay (theo Nghị định 68/2015/NĐ-CP)

- Phương tiện giao thông đường sắt (theo Thông tư 21/2018/TT-BGTVT)

- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (theo Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009)

- Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017­­).

Lưu ý: Việc đăng ký tài sản phải được thực hiện công khai.

hieuluat.vn

Skip to content

Chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau, có phải bất cứ tài sản nào cũng phải đăng ký quyền sở hữu không? Mong luật sư giải đáp thắc mặc. Xin cám ơn

Người gửi: Nam Phong ( Hưng Yên)

Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không vì sao

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

Ngoài ra, Điều 167 Bộ luật dân sự năm 2005 về Đăng ký quyền sở hữu tài sản

 “Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Đăng ký quyền sở hữu tài sản là việc chính thức ghi vào văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin cần thiết liên quan đến tài sản đề làm cơ sở phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp lý của chủ sở hữu tài sản đối với một tài sản nhất định

Tài sản bao gồm động sản và bất động sản . Theo quy định trên, nếu tài sản là bất động sản thì buộc phải đăng ký quyền sở hữu để bảo đảm quyền lợi cho chủ sở hữu. Còn quyền sở hữu đối với động sản thì không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo đó, cho dù không phải tất cả động sản phải đăng ký quyền sở hữu, một số động sản bắt buộc phải đăng ký như :

– Đăng ký phương tiện thủy nội địa

– Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

– Đăng ký xe, máy chuyên dùng thi công đường bộ

– Đăng ký quyền sở hữu tàu bay

-Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

-Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

-Đăng ký tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Đăng ký bất động sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Dân sự năm 2005, bất động sản là các tài sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai, các tài sản khác do pháp luật quy định.

Ngoài ra, còn phải đăng ký các quyền tài sản khác như  Đăng ký quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích tuân theo các quy định, Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng tuân theo quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004…

Hay đăng ký tài sản thuộc sở hữu nhà nước mà Nhà nước giao cho các cơ quan hành chính sự nghiệp.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong  về Có phải mọi tài sản đều phải đăng ký quyền sở hữu không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Có phải mọi tài sản đều phải đăng ký quyền sở hữu không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không vì sao

hoặc Bạn có thể lick vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

  • Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không vì sao

    • 1900 6589
    • Đặt câu hỏi
    • Tìm kiếm