Trẻ 6 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày

Một ngày bé yêu ngủ bao nhiêu là đủ? Hẳn đó là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Dưới đây là bảng thống kê số giờ ngủ cần thiết theo từng tháng tuổi của trẻ, theo tài liệu của Bệnh viện Nhi Lucile Packard thuộc Đại học Stanford (Mỹ). Cha mẹ có thể căn cứ vào đây để rèn cho con nếp ngủ "chuẩn" nhất. Lưu ý rằng số giờ ngủ có thể xê dịch nhiều hơn hoặc ít hơn một chút vì cơ địa của các em bé là khác nhau nên nhu cầu sinh học cũng có thể có sự khác nhau.

Tuổi Tổng giờ ngủ Số giờ ngủ đêm Số giờ ngủ ngày/ngủtrưa
Mới sinh-2 tháng 16-18 8-9 7-9 (3-5 giấc)
2-4 tháng 14-16 9-10 4-5 (3 giấc)
4-6 tháng 14-15 10 4-5 (2-3 giấc)
6-9 tháng 14 10-11 3-4 (2 giấc)
9-12 tháng 14 10-12 2-3 (2 giấc)

Mẹo chăm sóc giấc ngủ theo từng độ tuổi của bé:

Bé mới sinh – 2 tháng tuổi

Trẻ ngủ theo quãng từ 2-4 giờ, tỉnh dậy để bú. Các bé độ tuổi này thường có xu hướng hay cọ quậy và chuyển động không ngừng khi ngủ. Trẻ chưa kiểm soát được phản xạ của chính mình nên thường co chân co tay, cười và phát ra tiếng động khi ngủ.

Vì bé không biết cách tự dỗ mình đi vào giấc ngủ, mẹ nên vỗ về bé “đi vào mộng đẹp” bằng cách dùng núm vú giả, ôm ấp, vỗ về, mát xa, hát ru cho bé hoặc cho bé bú mẹ một chút trước khi ngủ. 

Bé 2-4 tháng tuổi

Bé tuổi này đã có thể ngủ một mạch trong khoảng 6 tiếng đồng hồ một đêm và bắt đầu quen với nếp ngủ những giấc ngủ ngắn ban ngày đều đặn.

Để bé có một nếp ngủ ngoan, bố mẹ hãy chơi và hoạt động thật nhiều với bé, cho bé nhìn thấy ánh sáng thật nhiều vào ban ngày và tránh những hoạt động ầm ĩ, hạn chế ánh sáng tối đa vào ban đêm. Điều này sẽ giúp bé nhận ra sự khác biệt giữa đêm và ngày.

Nên tập cho bé những hoạt động đều đặn hàng ngày trước khi đi ngủ như tắm, bú sữa, nghe mẹ kể chuyện,... để bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ thật sâu.

Trẻ 6 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày

Để bé có một nếp ngủ ngoan, bố mẹ hãy chơi và hoạt động thật nhiều với bé, cho bé nhìn thấy ánh sáng thật nhiều vào ban ngày và tránh những hoạt động ầm ĩ, hạn chế ánh sáng tối đa vào ban đêm. (Ảnh minh họa)

Bé 4-6 tháng tuổi

Bé tuổi này bắt đầu không cần những đợt bú đêm nữa và có thể ngủ xuyên cả đêm từ 6-12 tiếng đồng hồ. Nghiên cứu cho thấy 60% các em bé có thể ngủ xuyên đêm khi đến tháng thứ 6 và ở những bé 9 tháng tuổi, tỉ lệ này là 90%. Nên nhớ rằng tất cả các em bé đều có thể bất chợt tỉnh dậy giữa đêm nhưng bé biết ngủ xuyên đêm là bé tự biết “dỗ” bản thân quay về giấc ngủ.

Bé 6-12 tháng tuổi

Một số bé ngừng ngủ xuyên đêm vì tâm lí bất an khi nhận ra không có mẹ bên cạnh. Bé nhận thức được khi nào mẹ ở bên, kể cả khi bé mơ ngủ không nhìn rõ và có thể khó chịu, quấy khóc khi tỉnh dậy mà không thấy mẹ. Vì thế, khi thấy bé có dấu hiệu cựa quậy, mẹ nên đến bên bé vỗ về và hát ru, dỗ bé quay trở lại giấc ngủ, không nên bế hẳn bé lên hay cho bé ăn đêm, bé sẽ tự động ngủ tiếp trong vòng vài phút.

Theo La La (Parents) (Khám phá)

Sau 6 tháng đầu đời, thì giấc ngủ của trẻ có nhiều thay đổi, bắt đầu kiểu hình giấc ngủ và chu kỳ giấc ngủ tiến dần lên giống với giấc ngủ của người lớn.

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Lúc này chu kỳ giấc ngủ của trẻ dài ra, khoảng 60-90 phút/chu kỳ ngủ và thời gian “ngủ động” cũng giảm nhiều, chỉ còn ¼ chu kỳ, thay vào đó thời gian ngủ sâu sẽ nhiều hơn (khoảng ¾ chu kỳ giấc ngủ).

Thời gian ngủ ban ngày của trẻ tỷ lệ nghịch với số tháng tuổi tăng tiến của trẻ. Số lần ngủ ngày của bé cũng giảm, chỉ khoảng 2 lần ngủ ban ngày, giấc ngắn hay dài phụ thuộc vào từng bé.

Nếu như 6 tháng đầu, trẻ ngủ khoảng 16-18 tiếng/ngày, thì giai đoạn 6-12 tháng tuổi, trẻ chỉ cần ngủ trung bình khoảng 14 tiếng/ngày.

Trẻ 6 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Buổi tối trẻ sẽ có xu hướng ngủ qua đêm hơn và ngủ sâu nhiều hơn, trẻ cũng không còn thức dậy đòi ăn nhiều như trước vì lúc này cơ thể trẻ đã có thể duy trì nhu cầu dinh dưỡng tự thân suốt đêm 7-8 giờ, hoặc hơn.

Tuy nhiên, vì trong giai đoạn này, trẻ phát triển thêm nhiều kỹ năng mới, làm cho trẻ dễ thức về đêm thường xuyên hơn, đồng thời cũng khó đi vào giấc ngủ hơn khi đã thức dậy, bởi có thể kiểm soát hoạt động của cơ thể tốt hơn, cũng như dễ dàng di chuyển cơ thể hơn.

Trong giai đoạn, trẻ đã nhận thức được những vật thể xung quanh mình, đồng thời đã biết đến cảm giác lo lắng khi bị cách xa với những người thân thiết, chăm sóc trẻ, nhất là mẹ. Vì vậy khi giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn về đêm, trẻ liền loay hoay tìm kiếm cho ra mẹ và ba, nếu không thấy sẽ la khóc để đòi bằng được ba mẹ phải xuất hiện bên trẻ. Khi thấy ba mẹ xuất hiện bên mình, vì sợ ba mẹ lại biến mất nên trẻ nhất định không chịu ngủ nữa. Đó cũng chính là trường hợp của những bé trước đó ngủ ngoan mà đến khoảng 8 tháng lại “trở chứng”.

Ba mẹ cần làm gì để bé 6-12 tháng tuổi có giấc ngủ ngon?

Khi bị rơi vào hoàn cảnh bé thức đêm không chịu ngủ khi tỉnh dậy thì thay vì việc cuống lên, thay nhau bế hãm trẻ thì ba mẹ ông bà cần cứ giả vờ tiếp tục ngủ, mặc kệ cho trẻ thức chơi để xác định cho trẻ biết đây là khoảng thời gian để ngủ, chứ không phải để dậy chơi. Trong trường hợp trẻ khóc la đòi, thì cứ bình tĩnh chờ một lúc trước khi nhẹ nhàng vỗ về trẻ để cho trẻ ngủ tiếp. Ba mẹ cứ yên tâm, vì theo thống kê thì đến 2/3 số trẻ thức giấc đêm có thể tự ngủ lại.

Để tránh rơi vào trường hợp phải “cú đêm” theo trẻ, thì ba mẹ cần phải tạo thói quen tốt cho trẻ, ba mẹ nên thiết lập và duy trì “lịch trình ngủ”, càng nhất quán càng tốt khi trẻ được 6 tháng tuổi.

Chẳng hạn như ba mẹ nên cho trẻ đoán nhận được dấu hiệu đặc trưng khi đến giờ đi ngủ như là trước khi đi ngủ là ba mẹ có thể cho bé đi tắm, rồi đọc sách truyện cho bé nghe, hay mở một bản nhạc quen thuộc, hay vặn nhỏ đèn và hát ru trẻ… Ba mẹ hãy duy trì, thực hiện những hoạt động này mỗi ngày và đúng chuẩn quy trình để hình thành thói quen cho bé, để rồi sau khi đã tạo lập được thói quen này là chỉ cần kích hoạt quy trình là trẻ nhận biết được đã đến giờ đi ngủ và tự chuẩn bị cho mình tâm lý ngủ ngon. Lưu ý, ba mẹ tránh đặt dấu hiệu bằng những hoạt động có tính kích thích cao như cho bé nghe nhạc dance, cho bé xem TV, ipad, nghịch điện thoại, hay chọc cười bé… vì những hành động này chỉ làm trẻ thêm tỉnh ngủ.

Với những trẻ bị gián đoạn giấc ngủ do quen ti mẹ, bú bình, hay ngâm ti giả… thì ba mẹ cần chủ động giúp trẻ cai các liên kết giấc ngủ này để trẻ có thể dần tự ngủ, ngủ ngon và không bị phụ thuộc nữa.

Giấc ngủ của bé là niềm băn khoăn của rất nhiều mẹ, bởi giấc ngủ ảnh hưởng không chỉ đến thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của bé. Vậy cho bé ngủ thế nào là chuẩn, là đủ và tạo cho bé giấc ngủ ngon như thế nào, các mẹ cùng tham khảo để áp dụng cho bé có giấc ngủ ngon.

1.       Thời gian ngủ cho từng độ tuổi

– Đối với bé mới sinh: thường thì bé sẽ ngủ từ 10,5 -18 tiếng mỗi ngày. Thời điểm này bé còn chưa thích nghi tốt với môi trường xung quanh nên giấc ngủ của bé sẽ không theo quy luật nào cả, giờ giấc ngủ khá lộn xộn. Bé có thể chợp mắt vài phút hoặc ngủ hàng tiếng, và bé thường xuyên tỉnh dậy để bú mẹ hoặc uống sữa. Vì vậy nếu thấy bé ngủ nhiều khi mới sinh mẹ không cần lo lắng về giấc ngủ của bé.

Trẻ 6 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày

Bé mới sinh sẽ ngủ 10,5- 18 tiếng/ ngày

– Đối với bé 1 -2 tháng tuổi: Bé cũng sẽ ngủ từ 10.5 – 18 tiếng/ ngày. Nhưng quy luật ngủ của bé có sự thay đổi.  Bé bắt đầu phân biệt được ngày và đêm. Ban đêm bé sẽ ngủ được nhiều tiếng liền, nhưng ngoài ra bé sẽ vẫn có những giấc ngủ ngày. Ban đêm bé có thể sẽ dần bỏ một cữ ăn để ngủ sâu giấc hơn.

– Bé từ 3 – 6 tháng: Bé sẽ ngủ từ 1,5 -16,5 tiếng. Vào độ tuổi này bé sẽ ngủ vào ban đêm nhiều hơn, dao động trong 6-8 tiếng hoặc 9-11 tiếng. Thời gian này bé sẽ vẫn duy trì những giấc ngủ ngày kéo dài từ 3-4 tiếng hoặc 6-8 tiếng

– Bé từ 6 – 9 tháng tuổi: Thời gian ngủ của bé sẽ kéo dài từ 13 – 14 tiếng/ ngày. ¾ số bé có thể ngủ xuyên đêm tới 5 giờ sáng. Có những bé ngủ liền một giấc đêm dài từ 10 đến 11 tiếng. Trong tháng tuổi này, giấc ngủ của bé gần như đã đi vào quy củ, ban ngày bé chỉ ngủ 2 giấc cơ bản vào buổi sáng và buổi chiều. Tuy nhiên giờ bé có thể khó ngủ, đó là vì bé đã quen hơi mẹ, và bám mẹ, nếu không có mẹ bên cạnh có thể bé sẽ trằn trọc khó ngủ.

– Bé 12 –18 tháng: Bé sẽ ngủ từ 13 – 14 tiếng/ ngày/. Giấc ngủ ngày của bé kéo dài 3 tiếng, còn giấc ngủ ban đêm sẽ kéo dài 11 tiếng.

– Bé 2 – 3 tuổi: Thời gian ngủ của bé sẽ kéo dài từ 12 -13 tiếng. Phần lớn trẻ ở độ tuổi này vẫn duy trì giấc ngủ buổi chiều và ngủ từ 10 -11 tiếng vào ban đêm. Ở độ tuổi này, mẹ nên chuyển cho bé từ nằm cũi sang nằm giường riêng sẽ tốt hơn cho giấc ngủ của bé.

2.       Điều kiện cho bé có giấc ngủ ngon

Trẻ 6 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày

Một bài hát mẹ ru sẽ giúp bé có giấc ngủ êm đềm

Bên cạnh việc cho bé ngủ đúng số giờ dựa theo số tháng tuổi, mẹ nên tạo cho bé điều kiện để bé có giấc ngủ chất lượng (ngủ ngon và ngủ sâu). Để làm được điều đó mẹ nên:

– Tạo môi trường êm đềm xung quanh trẻ: mẹ hãy tắt các thiết bị phát thanh và phát sáng nơi bé ngủ, bảo đảm nhiệt độ không quá nóng hoặc không quá lạnh. Mẹ cũng nên lưu ý không để các tinh dầu thơm trong phòng của trẻ dưới 6 tháng tuổi.

– Không nên cho bé ăn no quá (sẽ khiến bé đầy bụng, khó ngủ)

– Mặc cho bé quần áo khô thoáng, thấm mồ hôi để tránh tình trạng bé bị mồ hôi trộm, gây khó chịu và cảm lạnh cho bé.

– Một bài hát mẹ ru cũng giúp bé đi vào giấc ngủ ngọt ngào.