Trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm như thế nào

Chào bác sĩ! Con em sắp bước sang tháng thứ 9. Bé bắt đầu ăn dặm từ khi được 6 tháng tuổi. Em cho con ăn theo phương pháp truyền thống. Trộm vía! Cháu hợp tác tốt. Xin hỏi bác sĩ, ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cần lưu ý những gì? Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cần lưu ý bổ sung thêm những thực phẩm như thế nào? Cảm ơn bác sĩ! (Phương Hạnh – Hà Nội)
Trả lời:
Chào chị Phương Hạnh! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị. Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Câu hỏi về ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm như thế nào
Trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm như thế nào

Khi 9 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé tự bốc các loại thức ăn mềm cắt nhỏ cũng như để học cách tự uống sữa với bình.

Khi được 9 tháng tuổi là trẻ bắt đầu bước sang một giai đoạn phát triển mới. Lúc này, cơ thể của trẻ cần nhiều năng lượng hơn để phát triển. Mẹ nên ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi để cho bé phát triển cứng cáp phục vụ cho việc ngồi, bò, đứng và tập đi của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản cho trẻ.

Ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi

Dù bé ăn dặm theo phương pháp nào, giai đoạn này các mẹ phải bổ sung cháo dinh dưỡng, súp, các loại hải sản vào thực đơn cho con và các mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn thô hơn.
Mẹ cần cho bé ăn đủ ba bữa chính (bột hoặc cháo nấu nhuyễn) và bổ sung thêm khoảng 700 – 900 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Thời gian này, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé tự bốc các loại thức ăn mềm cắt nhỏ cũng như để học cách tự uống sữa với bình.
Bé từ 9 tháng tuổi trở lên có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau, nhưng mẹ nên cắt nhỏ để bé dễ nhai hơn.Mẹ hãy đểbé tự cầm/ xúc ăn. Cha mẹ chỉ nên hỗ trợ khi cần thiết.
Một điều các mẹ không bao giờ được phép quên đó là không được ép con ăn vì việc nấu nướng là của mẹ, còn ăn bao nhiêu là quyền của con.
Mẹ nên bổ sung thêm tôm, cua, cá, các loại hải sản vào thực đơn ăn uống của bé. Trứng gà, tim gà, gan gà, tim lợn, thịt bò, phô mai… nên cho bé ăn thường xuyên. Các loại rau, củ, quả, rau có màu xanh đậm cũng rất tốt cho bé giai đoạn này.

Trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm như thế nào

Thức ăn hàng ngày cho bé từ 9 tháng cần đảm bảo đầy đủ vitamin, chất đạm, chất béo và chất xơ.

Bữa ăn cụ thể của bé 9 tháng tuổi như sau:

  • Ăn 3 bữa ăn chính: Cháo, bột hoặc cơm nhão với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, tổng tăng dần từ khoảng 60-90g gạo tẻ trắng, 60-90g thịt (tôm, cá… ), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…
  • Ăn 3 bữa phụ: Trái cây, chế phẩm từ sữa như yaourt, phomai, bánh quy…
  • Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức: Khoảng 500 – 600 ml/ngày

Thức ăn hàng ngày cho bé cần đảm bảo đầy đủ vitamin, chất đạm, chất béo và chất xơ. Ngoài ra mẹ nên thay đổi cách chế biến và thực đơn cho bé để kích thích sự ngon miệng. Tránh nấu một nồi cháo rồi cho con ăn cả ngày, vừa mất chất dinh dưỡng vừa khiến bé chán ăn. Tránh không cho bé ăn vặt trước mỗi bữa ăn chính sẽ làm bé ngang bụng, mất cảm giác ngon miệng, chán ăn.
Những việc không nên làm:

  • Cho bé ăn thức ăn thừa của bữa trước.
  • Đun nấu quá lâu rau củ quả(vì sẽ hủy hết vitamin).
  • Khi chế biến thức ăn với khối lượng lớn, đừng để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh (vì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi). Đặt thức ăn nóng vào đĩa lạnh, đậy lại và cho vào tủ lạnh.
  • Dùng nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ).
  • Dùng nhiều muối.
  • Dùng nhiều đường (ngọt, dễ hư răng)

Chế độ ăn uống của bé ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời vô cùng quan trọng. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như phù hợp với độ tuổi và tình trạng phát triển của bé là vô cùng quan trọng. Bố mẹ chính là người bạn sẽ đồng hành với bé trong quá trình bổ sung dinh dưỡng.

Ở mỗi độ tuổi, thực đơn của bé sẽ thay đổi khác nhau nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để bé lớn khôn. Dưới đây, nhà mình đã đưa ra chế độ cho ăn bé 9 tháng tuổi giúp mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của bé nha.

1. Nhu cầu dinh dưỡng chế độ ăn bé 9 tháng tuổi 

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thực tế là rất lớn, trẻ càng nhỏ thì nhu cầu càng cao, vì vậy trong năm đầu tiên của cuộc đời trẻ phát triển rất nhanh. Trẻ trung bình cân nặng gấp đôi khi 6 tháng tuổi và gấp ba khi được 1 năm tuổi, sau đó tốc độ tăng chậm dần cho tới khi trưởng thành. Trong 6 tháng đầu trẻ được khuyến nghị bú sữa mẹ hoàn toàn và nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của trẻ 9 tháng tuổi như sau:

1.1. Nhu cầu Protein

Nhu cầu protein hàng ngày của trẻ vào tháng thứ 9 là khoảng 1,4g/kg vì nhu cầu phát triển của xương, cơ và các mô. Mẹ nên chú ý nên cho trẻ sử dụng protein có giá trị sinh học cao từ 70-85% như sữa, thịt trứng. Mẹ cần kết hợp vào chế độ ăn bé 9 tháng tuổi.

Trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm như thế nào
Hãy luôn có các thực phẩm cung cấp Protein trong chế độ ăn cho bé 9 tháng mẹ nhé!

1.2. Nhu cầu Lipid

Lipid có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng lượng và các acid béo cần thiết cho quá trình hấp thu các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K). Nhu cầu lipid của trẻ 9 tháng tuổi còn phụ thuộc vào lượng chất béo trung bình có trong sữa mẹ và lượng sữa trung bình đứa trẻ bú được.

1.3. Nhu cầu Glucid

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có 8% glucid trong sữa mẹ là lactose rơi vào khoảng 7g/100ml sữa mẹ. Trong chế độ ăn 37% năng lượng của trẻ do glucose. Lượng glucid trong bữa ăn của trẻ có thể thay đổi bởi các thức ăn bổ sung. Và khi nhu cầu năng lượng của trẻ thay đổi.

1.4. Nhu cầu Vitamin

Trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm như thế nào
Vitamin là dưỡng chất vô cùng cần thiết trong lịch ăn cho bé 9 tháng
  • Vitamin B1: 0,5 mg
  • Vitamin B2: 0,4 mg
  • Vitamin B3: 4,0 mg
  • Vitamin C: 30,0 mg
  • Vitamin A: trẻ mới sinh ra vitamin A được dự trữ ở gan phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của người mẹ.
  • Vitamin D: khoảng 100 IU/ngày. Nên có vào chế độ ăn bé 9 tháng tuổi

1.5. Nhu cầu khoáng chất

  • Calci: rất cần thiết cho trẻ đòi hỏi lượng calci vào khoảng 400-600 mg/ngày.
  • Sắt: khi trẻ 9 tháng tuổi là vào giai đoạn ăn bổ sung và kết hợp vào những chế độ ăn bé 9 tháng tuổi
  • Kẽm: có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và miễn dịch.

2. Giải đáp một số câu hỏi cho chế độ ăn bé 9 tháng tuổi

2.1. Chế độ ăn bé 9 tháng tuổi ăn mấy bữa cháo 1 ngày?

Thông thường ở giai đoạn 9 tháng, mỗi ngày bé cần ăn dặm 3 bữa bột hoặc cháo mịn. Trong đó, mỗi chén chứa khoảng 20g thức ăn giàu đạm (cá, thịt, trứng, cua, tôm,…), 20g rau, 10ml dầu ăn. Bên cạnh đó, bé cần bú mẹ sau bữa ăn dặm khoảng 2 giờ. Có thể bú thêm vào buổi tối. Nếu không có sữa mẹ, mỗi ngày bé nên được uống thêm 600ml sữa công thức và các chế phẩm từ sữa.

Câu hỏi mẹ luôn thắc mắc là bé 9 tháng ăn cháo hạt được chưa? Theo như nhà mình biết đối với trẻ 9 tháng tuổi. Thì bé đang còn quá non yếu để ăn cháo nguyên hạt. Bé bắt đầu bước vào 6 tháng tuổi thì mới chuyển sang chế độ ăn dặm. Khi bé 9 tháng tuổi thì mới chỉ trải qua 3 tháng thì bé không thể đã ăn được cháo nguyên hạt được.

2.2. Bé 9 tháng ăn sữa chua được không?

Trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm như thế nào
Bé 9 tháng ăn sữa chua được không?

Giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi, trẻ chỉ cần bú mẹ hoàn toàn nên con không cần ăn thêm sữa chua. Bởi đường ruột của trẻ khi đó chưa được hoàn thiện. Và khó thể tiêu hóa bất kỳ món ăn nào ngoài sữa. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ nên cho bé ăn sữa chua khi trẻ 9 tháng tuổi. Bởi vì lúc này đường ruột của con đã dần hoàn thiện.

2.3. Bé 9 tháng ăn cơm nát được chưa?

Trước tiên, mẹ cần biết khi nào cho trẻ ăn cơm là tốt nhất. Bởi việc cho trẻ ăn cơm đúng thời điểm sẽ không ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ hàm và việc tập nhai. Theo các bác sĩ, với chế độ ăn bé 9 tháng tuổi thì chưa nên ăn cơm được. Sau 19 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ tập ăn cơm vì lúc này trẻ đã mọc ít nhất 16 răng sữa. Và làm quen được với cơm nhão tán nhuyễn.

2.4. Chế độ ăn bé 9 tháng tuổi ăn được thịt gì?

Trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm như thế nào
Chế độ ăn bé 9 tháng tuổi ăn được thịt gì?

Trẻ ăn được các loại thịt gia cầm và gia súc như thịt gà, thịt bò, thịt lợn… Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ chỉ cần hầm xương lấy nước cho bé ăn là đã cung cấp đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm, nước hầm xương không thể bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho chế độ ăn bé 9 tháng tuổi

2.5. Chế độ ăn bé 9 tháng tuổi ăn được rau gì?

Trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm như thế nào
Chế độ ăn bé 9 tháng tuổi ăn được rau gì?

Ở độ tuổi này, bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có nhiều loại rau khác nhau để mẹ lựa chọn như rau cải, rau dền, rau ngót, cải bó xôi, súp lơ xanh… Những loại rau này rất phù hợp với chế độ ăn bé 9 tháng tuổi.

2.6. Bé 9 tháng ăn được trái cây gì?

Trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm như thế nào
Bé 9 tháng ăn được trái cây gì trong chế độ ăn cho bé 9 tháng?

Táo là lựa chọn đầu tiên cho thắc mắc bé 9 tháng tuổi ăn được trái cây gì. Loại quả này rất tốt cho sức khỏe của bé vì chúng có hàm lượng chất xơ lớn. Trong táo có hai loại chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Bơ không chỉ là loại quả giàu dinh dưỡng tốt cho dạ dày của bé. Mà còn là nguồn cung cấp các chất béo lành mạnh để giúp bé thông minh hơn. Bơ cũng có khả năng giúp chống lại nguy cơ mắc bệnh tim.

Lê cũng là một loại quả giàu chất chống oxy hóa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Giúp chữa lành vết thương nhanh và có khả năng kháng khuẩn.

Chuối là loại hoa quả thường được giới thiệu đầu tiên khi bé bắt đầu ăn dặm. Điều này không có gì ngạc nhiên khi chuối đặc biệt thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.

Cherry tươi có vị thơm, ngọt dịu, nhiều nước, không giống như Cherry được làm mứt. Cherry rất giàu kali, phốt pho, canxi, vitamin A, vitamin C. Ngoài ra, trong Cherry còn chứa một lượng nhỏ folate – dẫn chất quan trọng trong phát triển bộ não của bé.

Đu đủ cũng là loại trái cây hàng đầu cho các mẹ lựa chọn làm món thơm ngon hấp dẫn cho bé 9 tháng tuổi. Đu đủ giàu beta-carotene và nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B1, B2, các acid amin. Các khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt và kẽm.

Xem thêm: Bé 9 tháng tuổi-Bước phát triển quan trọng của cuộc đời 

2.7. Bé 9 tháng ăn phô mai bò cười được không?

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, mẹ có thể cho trẻ sử dụng phô mai khi con bắt đầu bước vào chế độ ăn bé 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn từng chút một. Đồng thời theo dõi các phản ứng của trẻ để xem liệu con có biểu hiện lạ sau khi ăn hay không. Nếu trẻ có xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì bất thường. Mẹ cần tạm ngưng cho con ăn phô mai ngay và đưa trẻ tới khám bác sĩ để được thăm khám. Ngoài ra, đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên lựa chọn loại phô mai dành riêng cho trẻ ở lứa tuổi này. Vì có hàm lượng chất béo vừa phải so với nhu cầu dinh dưỡng của con.

3. Lịch ăn cho bé 9 tháng tuổi

Trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm như thế nào
Lịch ăn cho bé 9 tháng
  • 07 giờ: Thức dậy và cho bú (sữa mẹ/sữa bột)
  • 9 giờ: Ăn sáng (ăn dặm)
  • 10 giờ: Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
  • 11 giờ: Cho bé bú 1/2 lượng sữa mẹ/sữa bột và sau đó cho bé ăn trưa (ăn dặm) đến khi bé no
  • 13 giờ: Ăn trưa (ăn dặm)
  • 14 giờ: Ngủ trưa (ít nhất là 1 giờ)
  • 15 giờ: Cho bú (sữa mẹ/sữa bột) và có thể cho bé ăn thức ăn vặt
  • 17 giờ: Ăn tối (ăn dặm)
  • 18 giờ: Những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
  • 19 giờ: Cho bé bú (sữa mẹ/sữa bột) và ngủ

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi mẹ nên bỏ túi

Trên đây là tất cả những điều mẹ cần biết về chế độ ăn cho bé 9 tháng. Mẹ hãy đọc thật kĩ để nắm rõ những điều cần thiết cho chế độ ăn cho bé 9 tháng mẹ nhé! Hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để có thêm thông tin bổ ích cho bé nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.nhs.uk/start4life/weaning/what-to-feed-your-baby/7-9-months/