Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng các cạnh bên của hình chóp cụt đôi một song song

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?. Câu 40 trang 74 SGK Hình học 11 Nâng cao – Bài 5: Phép chiếu song song

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?

a. Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau có thể trùng nhau

b. Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau thì cắt nhau

c. Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau có thể song song với nhau

d. Hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau có thể cắt nhau, trùng nhau, song song với nhau

Quảng cáo

a) Sai vì nếu hình chiếu song song của hai đường thẳng mà trùng nhau thì hai đường thẳng đó cùng thuộc một mặt phẳng.

b) Sai vì hình chiếu song song của hai đường thẳng chéo nhau có thể song song với nhau.

c) Đúng.

d) Sai.

Câu 1: trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?A. Các cạnh bên của hình chóp cụt là các hình thangB. Hai đáy của hình chóp cụt là hai đa giác đồng dạngC. Các cạnh bên của hình chóp cụt đôi một song songD. Cả ba mệnh đề trên đều saiCâu 2: hàm số nào dưới đây liên tục trên R?A. y=x+sinxB. y=x-tanxC. y=1+cotxD. y=1/sinxCâu 3: tính lim 3^n-2.4^n/2^n+4^nCâu 4: tiếp tuyến với đồ thị hàm số y=x^3-x^2 tại điểm có hoành độ x0=-2 có phương trình làCâu 5: cho tứ diện ABCD. Gọi M,N là trung điểm của AB và CD. Khi đó MN=?Câu 6: cho hàm số y=ax+pi, với a là hằng số khi đó y' bằng?Câu 7: cho hình chóp tam giác S.ABC có SA=SB=SC, tam giác ABC đều. I là trung điểm của BC. chọn mệnh đề đúngA. BC vuông góc (SAB)B. BC vuông góc (SAC)C. BC vuông góc AC

D. BC vuông góc (SAI)

Trả lời

Nguyễn Loan đang đợi giúp đỡ của bạn. Viết câu trả lời

Thêm câu trả lời sẽ cộng điểm.

LIVESTREAM 2K4 ÔN THI THPT QUỐC GIA 2022

ÔN TẬP HỌC KÌ 2 ĐỀ MINH HỌA SỐ 3 - 2k5 - Livestream HÓA cô THU

Hóa học

CHỮA ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 2 - ĐỀ SỐ 4 - 2K5 Livestream LÝ THẦY TUYÊN

Vật lý

ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ SỐ 03 - 2k5 Lý thầy Sĩ

Toán

ÔN TẬP HỌC KÌ 2 ĐỀ MINH HỌA SỐ 2 - 2k5 - Livestream HÓA cô THU

Hóa học

CHỮA ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 THPT NHÂN CHÍNH HN - 2K6 TOÁN THẦY THẾ ANH

Toán

ÔN THI VÀO 10 - CHỮA ĐỀ CHỌN LỌC 01 - 2k7 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

CHỮA ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II - 2K5 - Livestream HÓA cô HUYỀN

Hóa học

Xem thêm ...

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Quảng cáo

Ví dụ 1: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. Hai mặt phẳng không cắt nhau thì song song.

B. Hai mặt phẳng cùng song song với một đường thẳng thì cắt nhau.

C. Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có duy nhất một mặt phẳng song song với mặt phẳng đó.

D. Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có vô số mặt phẳng song song với mặt phẳng đó.

Lời giải

   + Trong không gian, hai mặt phẳng có 3 vị trí tương đối: trùng nhau, cắt nhau, song song với nhau. Vì vậy; 2 mặt phẳng không cắt nhau thì có thể song song hoặc trùng nhau

⇒ A là mệnh đề sai.

   + Hai mặt phẳng cùng song song với một đường thẳng thì chúng có thể song song với nhau (hình vẽ) B là mệnh đề sai.

   + Mệnh đề C là tính chất nên C đúng.

Chọn C

Ví dụ 2: Trong các điều kiện sau, điều kiện để mp(α) // mp(β)?

A. (α) // (P) và (β) // (P) trong đó (P) là mặt phẳng nào đó.

B. (α) // a và (α) // b với a; b là hai đường thẳng phân biệt thuộc (β)

C. (α) // a và (α) // b với a; b là hai đường thẳng phân biệt cùng song song với (β)

D. (α) // a và (α) // b với a; b là hai đường thẳng cắt nhau thuộc (β)

Lời giải

   + Phương án A:

Trong trường hợp: (α) // (P) và (β) // (P) (trong đó (P) là mặt phẳng nào đó) thì (α) và (β) có thể trùng nhau ⇒ Loại A

   + Phương án B:

(α) // a và (α) // b với a; b là hai đường thẳng phân biệt thuộc (β) thì (α) và (β) vẫn có thể cắt nhau (khi a // b) ⇒ Loại B

   + Phương án C:

(α) // a và (α) // b với a; b là hai đường thẳng phân biệt cùng song song với (β) thì (α) và (β) vẫn có thể cắt nhau (hình 2) ⇒ Loại C

Chọn D

Quảng cáo

Ví dụ 3: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. Nếu hai mặt phẳng (α) và (β) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong (α) đều song song với (β)

B. Nếu hai mặt phẳng (α) và (β) song song với nhau thì bất kì đường thẳng nào nằm trong (α) cũng song song với bất kì đường thẳng nào nằm trong (β)

C. Nếu hai đường thẳng phân biệt a ; b và a // b lần lượt nằm trong hai mặt phẳng (α) và (β) phân biệt thì (α) // (β)

D. Nếu đường thẳng d song song với mp(α) thì nó song song với mọi đường thẳng nằm trong mp(α)

Lời giải

   + Phương án B:

Nếu hai mặt phẳng (α) và (β) song song với nhau thì hai đường thẳng bất kì lần lượt thuộc (α) và (β) có thể chéo nhau (Hình 1) ⇒ Loại B

   + Phương án C:

Nếu hai đường thẳng phân biệt a; b và a // b lần lượt nằm trong hai mặt phẳng (α) và (β) phân biệt thì hai mặt phẳng (α) và (β) có thể cắt nhau (Hình 2) ⇒ Loại C

   + Phương án C:

Nếu đường thẳng d song song với mp(α) thì nó có thể chéo nhau với một đường thẳng nào đó nằm trong (α) (Hình 3)

Chọn A

Ví dụ 4: Cho hai mặt phẳng song song (α) và (β), đường thẳng a // mp(α). Có mấy vị trí tương đối của a và (β)

A. 1        B. 2        C. 3         D. 4

Lời giải

   + Trong không gian, giữa đường thẳng và mặt phẳng có 3 vị trí tương đối: đường thẳng cắt mặt phẳng, đường thẳng song song với mặt phẳng, đường thẳng nằm trên mặt phẳng

   + Ta có: a // mp(α) mà (α) // (β) nên a và (β) không thể cắt nhau ( vì nếu a và (β) cắt nhau thì a và (α) cũng cắt nhau- mâu thuẫn với giả thiết)

Vậy còn 2 vị trí tương đối

Chọn B

Ví dụ 5: Cho hai mặt phẳng song song (P) và (Q). Hai điểm M; N lần lượt thay đổi trên (P) và (Q). Gọi I là trung điểm của MN. Chọn khẳng định đúng.

A. Tập hợp các điểm I là đường thẳng song song và cách đều (P) và (Q)

B. Tập hợp các điểm I là mặt phẳng song song và cách đều (P) và (Q)

C. Tập hợp các điểm I là một mặt phẳng cắt (P)

D. Tập hợp các điểm I là một đường thẳng cắt (P)

Lời giải

Ta có: I là trung điểm của MN

⇒ Khoảng cách từ I đến (P) bằng khoảng cách từ I đến (Q)

⇒ Tập hợp các điểm I là mặt phẳng song song và cách đều (P) và (Q)

Chọn B

Quảng cáo

Ví dụ 6: Trong các điều kiện sau, điều kiện nào kết luận đường thẳng a song song với mặt phẳng (P)?

A. a // b và b ⊂ (P)

B. a // b và b// (P)

C. a // (Q) và (Q) // (P)

D. a ⊂ (Q) ≠ (P) và (Q) // (P)

Lời giải

   + Phương án A:

Ta có: a // b và b ⊂ (P) suy ra a // (P) hoặc a ⊂ (P)

⇒ Loại A

   + Phương án B:

a // b và b // (P) suy ra: a // (P) hoặc a ⊂ (P)

⇒ Loại B

   + Phương án C:

a // (Q) và (Q) // (P) suy ra: a // (P) hoặc a ⊂ (P)

⇒ Loại C

Chọn D

Ví dụ 7: Cho hình hộp ABCD. A1B1C1D1. Khẳng định nào dưới đây là sai?

A. ABCD là hình bình hành

B. Các đường thẳng A1C; AC1; DB1; D1B đồng quy

C. (ADD1A1) // ( BCC1B1)

D. AD1CB là hình bình hành

Lời giải

Dựa vào hình vẽ và tính chất của hình hộp chữ nhật, ta thấy rằng:

- Hình hộp có đáy ABCD là hình bình hành.

- Các đường thẳng A1C; AC1; DB1; D1B cắt nhau tại tâm của AA1C1C; BDD1B1.

- Hai mặt bên (ADD1A1) và (BCC1B1) đối diện và song song với nhau.

- AD1 và CB là hai đường thẳng chéo nhau suy ra. AD1CB không phải là hình bình hành.

Chọn D

Ví dụ 8: Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’ có các cạnh bên AA’ ; BB’; CC’; DD’. Khẳng định nào dưới đây sai?

A. (AA’B’B) // (DD’C’C)

B. (BA’D’) // (ADC’)

C. A’B’CD là hình bình hành

D. BB’D’D là một tứ giác

Lời giải

Dựa vào hình vẽ dưới và tính chất của hình hộp, ta thấy rằng:

Hai mặt bên (AA’B’B) và (DD’C’C) đối diện, song song với nhau.

Hình hộp có hai đáy ABCD; A’B’C’D’ là hình bình hành

⇒ A’B’ = CD và A’B’ // CD suy ra A’B’CD là hình hình hành.

BD // B’D’ suy ra 4 điểm B; D; B’; D’ đồng phẳng nên BB’D’D là tứ giác.

Mặt phẳng (BA’D’) chứa đường thẳng CD’ mà CD’ cắt C’D suy ra (BA’D’) không song song với mặt phẳng (ADC’)

Chọn B

Ví dụ 9: Nếu thiết diện của một lăng trụ tam giác và một mặt phẳng là một đa giác thì đa giác đó có nhiều nhất mấy cạnh?

A. 3 cạnh          B. 4 cạnh           C. 5 cạnh          D. 6 cạnh

Lời giải

Chọn C

Đa giác thiết diện của một lăng trụ tam giác và một mặt phẳng có nhiều nhất 5 cạnh với các cạnh thuộc các mặt của hình lăng trụ tam giác.

Câu 1: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. Nếu (P) // (Q) và a ⊂ (P) ; b ⊂ (Q) thì a // b

B. Nếu (P) // (Q) và a ⊂ (P) ; b ⊂ (Q) thì a và b chéo nhau

C. Nếu a // b và a ⊂ (P) ; b ⊂ (Q) thì (P) // (Q)

D. Nếu (R) ∩ (P) = a; (R) ∩ (Q) = b và (P) // (Q) thì a // b

Hiển thị lời giải

   + Nếu (P) // (Q) và a ⊂ (P) ; b ⊂ (Q) thì a và b có thể song song hoặc chéo nhau

⇒ A, B sai

   + Nếu a // b và a ⊂ (P); b ⊂ (Q) khi đó; 2 mp(P) và (Q) có thể trùng nhau; song song hoặc cắt nhau (cắt nhau thì giao tuyến sẽ song song với a và b)

Chọn D

Câu 2: Cho đường thẳng a ⊂ mp (P) và đường thẳng b ⊂ mp(Q). Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. (P) // (Q) thì a // b

B. a // b thì (P) // (Q)

C. (P) // (Q) thì a // (Q) và b // (P)

D. a và b chéo nhau

Hiển thị lời giải

Với đường thẳng a ⊂ (P) và đường thẳng b ⊂ (Q):

   + Nếu (P) // (Q) thì a // b hoặc a; b chéo nhau ⇒ A sai

   + Nếu a // b thì (P) // (Q) hoặc (P); (Q) cắt nhau theo giao tuyến song song với a và b

⇒ B sai.

   + Phương án D: khi đó a và b có thể chéo nhau, song song hoặc cắt nhau

⇒ D sai

Chọn C

Câu 3: Hai đường thẳng a và b nằm trong mp(α). Hai đường thẳng a’ và b’ nằm trong mp(β). Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Nếu a // a’ và b // b’ thì (α) // (β)

B. Nếu (α) // (β) thì a// a’ và b // b’

C. Nếu a// b và a’// b’ thì (α) // (β)

D. Nếu a cắt b và a // a’; b // b’ thì (α) // (β)

Hiển thị lời giải

   + Nếu a// a’ và b// b’ thì (α) // (β) hoặc (α) cắt (β) (Hình 1) ⇒ A sai

   + Nếu (α) // (β) thì a// a’ hoặc a; a’ chéo nhau (Hình 2) ⇒ B sai

   + Nếu a // b và a’ // b’ thì (α) // (β) hoặc (α) cắt (β) (Hình 1) ⇒ C sai

Chọn D

Câu 4: Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) cắt nhau theo giao tuyến Δ. Hai đường thẳng p và q lần lượt nằm trong (P) và (Q). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. p và q cắt nhau

B. p và q chéo nhau

C. p và q song song

D. Cả ba mệnh đề trên đều sai

Hiển thị lời giải

Ta có p và q có thể cắt nhau, song song, chéo nhau (hình vẽ)

Chọn D

Câu 5: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. Hình lăng trụ có các cạnh bên song song và bằng nhau

B. Hai mặt đáy của hình lăng trụ nằm trên hai mặt phẳng song song

C. Hai đáy của lăng trụ là hai đa giác đều

D. Các mặt bên của lăng trụ là các hình bình hành

Hiển thị lời giải

Chọn C

Xét hình lăng trụ có đáy là một đa giác (tam giác, tứ giác,… ), ta thấy rằng:

   + Hình lăng trụ luôn có các cạnh bên song song và bằng nhau.

   + Hai mặt đáy của hình lăng trụ nằm trên hai mặt phẳng song song.

   + Hai đáy của lăng trụ là hai đa giác bằng nhau (tam giác, tứ giác,… )

   + Các mặt bên của lăng trụ là các hình bình hành vì có hai cạnh là hai cạnh bên của hình lăng trụ, hai cạnh còn lại thuộc hai đáy song song.

Câu 6: Trong các mệnh đều sau, mệnh đề nào sai?

A. Các cạnh bên của hình lăng trụ bằng nhau và song song với nhau

B. Các mặt bên của hình lăng trụ là các hình bình hành

C. Các mặt bên của hình lăng trụ là các hình bình hành bằng nhau

D. Hai đáy của hình lăng trụ là hai đa giác bằng nhau

Hiển thị lời giải

Chọn C

Các mặt bên của hình lăng trụ là các hình hình hành, chúng chỉ bằng nhau khi hình lăng trụ có đáy là tam giác đều

Câu 7: Trong các mệnh đều sau, mệnh đề nào đúng?

A. Các cạnh bên của hình chóp cụt đôi một song song

B. Các cạnh bên của hình chóp cụt là các hình thang

C. Hai đáy của hình chóp cụt là hai đa giác đồng dạng

D. Cả 3 mệnh đề trên đều sai

Hiển thị lời giải

Chọn C

Xét hình chóp cụt có đáy là đa giác (tam giác, tứ giác,… ) ta thấy rằng:

   + Các cạnh bên của hình chóp cụt đôi một cắt nhau.

   + Các mặt bên của hình chóp cụt là các hình thang.

   + Hai đáy của hình chóp cụt là hai đa giác đồng dạng.

Câu 8: Trong các mệnh đều sau, mệnh đề nào sai?

A. Trong hình chóp cụt thì hai đáy là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và tỉ số các cặp cạnh tương ứng bằng nhau.

B. Các mặt bên của hình chóp cụt là các hình thang.

C. Các mặt bên của hình chóp cụt là các hình thang cân.

D. Các đường thẳng chứa các cạnh bên của hình chóp cụt đồng quy tại một điểm.

Hiển thị lời giải

Chọn C

Với hình chóp cụt, các mặt bên của hình chóp cụt là các hình thang.

Câu 9: Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’. Gọi M; N lần lượt là trung điểm của BB’ và CC’. Gọi Δ là giao tuyến của hai mặt phẳng (AMN) và (A’B’C’). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Δ // AB       B. Δ // AC       C. Δ // BC         D. Δ // AA’.

Hiển thị lời giải

   + Xét hình bình hành BCB’C’có M; N lần lượt là trung điểm của BB’ và CC’ nên: MN // BC // B’C'

Từ (1) và ( 2) suy ra: Δ // BC

Chọn C

Câu 10: Cho hình lăng trụ ABC.A1B1C1. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. (ABC) // (A1B1C1)

B. AA1 // (BCC1)

C. AB // (A1B1C1)

D. AA1BB1 là hình chữ nhật

Hiển thị lời giải

Chọn D

Vì mặt bên ABA1B1 là hình bình hành, còn nó là hình chữ nhật nếu hình lăng trụ đã cho là hình lăng trụ đứng

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

duong-thang-va-mat-phang-trong-khong-gian-quan-he-song-song.jsp

Video liên quan

Chủ đề