Truyện Kiều thế kỷ bao nhiêu?

Kỷ lục này được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề cử thành công trong thời gian qua và được Hội đồng Liên minh Kỷ lục Thế giới xác lập vào đúng dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Du và lễ vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du diễn ra trên toàn thế giới.

Hội đồng Liên minh Kỷ lục Thế giới đánh giá: ​Truyện Kiều của Nguyễn Du (17651-1820) gồm 3.254 câu thơ lục bát là một kiệt tác văn học. Tác phẩm này đã chinh phục các thế hệ công chúng trong hơn 200 năm qua.

“Truyện Kiều” cũng đã được chuyển ngữ sang hơn 20 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp… với trên 35 bản dịch.

Có thể thấy, "Truyện Kiều" của Việt Nam đã vượt ra ngoài biên giới đến với độc giả nhiều nước trên thế giới. Với “Truyện Kiều”, Đại thi hào Nguyễn Du đã được vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới.

Các kỷ lục về "Truyện Kiều" được thể hiện một cách đa dạng qua các hình thức sách báo, dịch thuật, điêu khắc, tranh lụa, hợp xướng, thư pháp, sân khấu… Tất cả đã góp phần tôn vinh những nét văn hóa mà “Truyện Kiều” mang lại cho đời sống văn hóa, tinh thần của người dân tại Việt Nam.

Với những giá trị đó, Hội đồng Liên minh Kỷ lục Thế giới đã chính thức xác lập kỷ lục thế giới cho "Truyện Kiều" là “Tác phẩm văn học tạo nên nhiều kỷ lục quốc gia nhất” và chúc mừng Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cùng Ban quản lý Di tích Nguyễn Du-Hà Tĩnh đã chính thức sở hữu kỷ lục thế giới do Liên minh Kỷ lục Thế giới cấp.

Dự kiến, kỷ lục thế giới này sẽ được Liên minh Kỷ lục Thế giới trao trong Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ 31 (tháng 3/2016) tại Việt Nam./.

(Baonghean) - Truyện Kiều đối với Nguyễn Du là tác phẩm của cả một đời người, cũng là sự hoài thai từ nhiều vùng đất (phường Bích Câu (Thăng Long), Hoa Thiều (Đông Ngàn), Hải An (Quỳnh Côi) và Tiên Điền (Nghi Xuân)… rồi được tu chỉnh qua nhiều bước, ở nhiều nơi theo hành trình sống của người viết ra nó. Nhưng nơi chính để tác giả làm công việc ấy là ở bên bờ sông Lam dưới chân núi Hồng Lĩnh, thời gian chậm nhất là vào khoảng từ 1796 đến 1802, tức khi Tố Như ở độ tuổi từ ba mươi đến ba mươi sáu, ba mươi bảy.

Sau này, Trần Trọng Kim viết trong sách Việt Nam sử lược rằng: “Năm Tân Mùi (1811), ngài (vua Gia Long) sai quan tìm những sách dã sử nói chuyện nhà Lê và nhà Nguyễn Tây Sơn để sửa lại quốc sử… có những truyện như “Hoa Tiên” của ông Nguyễn Huy Tự, “Truyện Thúy Kiều” của Nguyễn Du cũng phát hiện ra thời bấy giờ”. Như vậy, “Truyện Thúy Kiều” được phát hiện ra vào năm 1811, tức thuộc loại sách “dã sử nói chuyện nhà Lê và nhà Nguyễn Tây Sơn” - tức đã được viết ra trước khi vua Gia Long lên ngôi.

Thái Kim Đỉnh ở bài “Nguyễn Du với làng quê Tiên Điền” in trong Giai thoại và tư liệu về Nguyễn Du, Truyện Kiều (Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, 1983) viết: “Đầu năm Bính Thìn (1796) Nguyễn Du về Tiên Điền, kết thúc mùi năm gió bụi ở Thái Bình và ở lại đây cho đến năm 1802… có khả năng trong khoảng thời gian 6 năm  ngắn ngủi ở Tiên Điền, Nguyễn Du đã viết phần lớn các tác phẩm của mình. Trong đó có hai cuốn văn Nôm nổi tiếng đưa ông lên hàng thi bá: Văn chiêu hồn và Truyện Kiều”. Ở mục “Về  Truyện Kiều”, tại Điểm 3: “Một số bản Nôm nay còn được biết”,  Thái Kim Đỉnh viết: “Bản in đầu tiên do Hoa Đường Phạm Quý Thích khắc ván in ở phố Hàng Gai, Hà Nội (khoảng 1796-1825), thường gọi là bản Hoa Đường, bản phường đầu tiên”. 1796 có lẽ là quá sớm nhưng vào những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Truyện Kiều được khắc in, thì đấy là điều chắc chắn. Việc đó phù hợp với sự phát hiện của học giả Trần Trọng Kim.

Vũ Ngọc Khánh (quê ở Nghi Xuân) cũng thống nhất ý kiến với Thái Kim Đỉnh về nơi Nguyễn Du viết Truyện Kiều, tuy theo ông, khoảng thời gian của Tố Như ở lại Tiên Điền thì có khác. Ông viết trong sách Ba trăm năm lẻ: “Từ ngày Quang Trung mất (1792), Viện Sùng Chính không tuyên bố mà tự giải tán, ai về nhà nấy. Nguyễn Thiện về làng vui với ruộng vườn, sách vở, có chú Tố Như về làng, những người này mừng rỡ…”. Theo đó thì khoảng ấy, Nguyễn Du có độ mươi năm về ở làng quê, tại Nghi Xuân.

Nguyễn Tài Cẩn lâu nay vẫn cho rằng Truyện Kiều được Nguyễn Du viết ra vào cuối thế kỷ XVIII. Gần đây, trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An số 61, tháng 6/2005, ông căn cứ vào cách viết tránh kỵ húy ở các bản Kiều Nôm cổ do các nhà xuất bản: Duy Minh Thị, Liễu Văn Đường, Quan Văn Đường, Thịnh Mỹ Đường cùng hai bản Kiều gốc ở Huế của hai cụ Lâm Nọa Phu và Kiều Oánh Mậu để đi đến ý kiến: “Truyện Kiều đã được sáng tác cuối thế kỷ XVIII, trước đời Gia Long. Một số nhà nghiên cứu trước đây cũng đã đi đến giả thuyết ấy”. Báo Lao Động số 92, ra ngày 3/4/2005 cũng đã đăng một bài viết của Nguyễn Tài Cẩn và Ngô Đức Thọ có nội dung tương tự.

Nay, Nguyễn Tài Cẩn chú thích ở cuối bài in trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An rằng: “Các học giả  như Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Trương Chính cũng đã đưa ra một số cứ liệu  để chứng minh cho một luận điểm như vậy”. Và ông cũng có phỏng đoán thêm, theo sự đề xuất của Nguyễn Thạch Giang: “Phác thảo Truyện Kiều có lẽ đã được biết đến hồi  cụ (Nguyễn Du) còn ở Thái Bình nhưng chắc nó bắt đầu nổi tiếng, được sao chép nhiều là  từ sau khi cụ đã  về ở hẳn trong quê (Tiên Điền)… Còn chứng cớ cho việc cụ hoàn thành tác phẩm ở Tiên Điền là việc các bản Kiều Nôm cổ, không bản nào là không có một số vết tích tiếng Nghệ, hoặc ít, hoặc nhiều. Những vết tích đó đều phải lan ra từ những bản sao đầu tiên được phát đi từ Nghệ Tĩnh. Bài thơ của Nguyễn Hành khóc chú (1820 ) nói: “Chú đã nổi tiếng “nhất thế tài hoa” 19 năm về trước” càng khẳng định thêm điều đó”. Trong Nguyễn Du niên phổ và tác phẩm (Nxb Văn hóa - Thông tin 2001, Tr. 37), Nguyễn Thạch Giang và Trương Chính viết: “Truyện Kiều được chỉnh lý thêm trong thời gian ở quê” (trước 1802).

Nguyễn Khắc Bảo, trong bài viết Liệu có phải Truyện Kiều được sáng tác vào thời vua Lê chúa Trịnh in trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An số 62, tháng 7/2005, sau khi đưa ra nhiều cứ liệu đã đi đến kết luận: “Thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều phải là trước đời Gia Long nhưng không thể  thuộc đời vua Lê - chúa Trịnh...Thời điểm đó chính là khoảng từ sau khi Nguyễn Du bị quân Tây Sơn bắt rồi thả về an trí tại quê cha…”. Trên Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh số 172, tháng 11/2012, bài Vài ý kiến về việc phục hồi nguyên tác Truyện Kiều, Nguyễn Khắc Bảo viết tiếp: “Cần nắm vững vốn từ cổ thời Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều (từ 1796 - 1801…) mới chọn, phiên được từ Quốc ngữ đúng”.

Vương Trọng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội (2005) ở bài Góp thêm về thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều viết rằng: “Tôi xin trích câu đúc kết câu Nguyễn Hoàng Sơn trong cuốn Văn đàn, thời sự và bình luận để tóm tắt:… Từ năm 1943 đến nay, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn và Trương Chính đã gặp gỡ nhau trong việc cho rằng, Truyện Kiều được sáng tác trước khi Nguyễn Du đi sứ, thậm chí, trước khi ra làm quan dưới thời Gia Long”. Sau đó, Vương Trọng viết tiếp: “Nguyễn Hoàng Sơn cũng đồng tình với Nguyễn Tài Cẩn, Đào Thái Tôn… cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều trước thời Gia Long, cụ thể là vào những năm 1776 - 1802”.

Những sự đoán định đó phần nào phù hợp với nhiều ý của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán khi phàn nàn về cảnh mười năm nhà Lê mất nghiệp đế cũng như mười năm bị bệnh sống dưới chân núi Hồng.

Như vậy, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau cần được tiếp tục trao đổi nhưng đông đảo các nhà nghiên cứu trong giới Kiều học Việt Nam thống nhất là Nguyễn Du viết tiếp và hoàn tất Truyện Kiều trong khoảng thời gian từ 1792 đến 1801 tại Tiên Điền, một điểm sáng và cũng là giàu trầm tích về văn hóa của xứ Nghệ.

CHU TRỌNG HUYẾN (Tp. Vinh)

Truyện Kiều của Nguyễn Du được sáng tác bằng thể thơ gì?

Giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát, gồm 3254 câu.

Truyện Kiều có bao nhiêu kỷ lục?

Truyện Kiều: 5 kỷ lục thế giới và 7 kỷ lục Việt Nam - Kỳ cuối: Những kỷ lục khó vượt qua. Hơn 200 năm trước, khi cụ Tố Như hoàn thành Truyện Kiều với 3.254 câu thơ chắc chắn cụ đã rất tâm đắc với tác phẩm này.

Truyện Kiều có bao nhiêu chương?

Nội dung tác phẩm dài thể chia thành 13 đoạn chính gồm: Giới thiệu chị em Thúy Kiều, Kiều thăm mộ Đạm Tiên, Kiều gặp Kim Trọng, Kiều bán mình chuộc cha, Kiều rơi vào tay Mã giám sinh và Tú bà, Kiều mắc lừa Sở Khanh, Kiều gặp Thúc sinh, Kiều và Hoạn thư, Kiều gặp Từ Hải, Kiều báo ân trả oán, Kiều tự vẫn, Kim Trọng đi ...

Đầm tiên trong Truyện Kiều là ai?

Giống như trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, Đạm Tiên trên phim cũng một kỹ nữ sống trước thời đại của Thúy Kiều cả trăm năm. Vào tiết thanh minh, Thúy Kiều đi tảo mộ, động lòng trắc ẩn khi thấy nấm mồ Đạm Tiên cô quạnh, bèn thắp nhang viếng nàng.