Truyền nước khi bị sốt giá bao nhiêu?

Virus gây bệnh cúm hiện nay rất đa dạng về chủng và về loại. Chúng ta có thể bắt gặp cúm ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và bất cứ ở thời điểm nào. Rất nhiều người khi bị sốt virus thường chọn cách truyền nước để chữa trị nhanh. Vậy việc truyền nước đối với người bị sốt virus có nên hay không? Đừng vội bỏ qua nội dung bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu để hiểu rõ hơn nhé.

Sốt virus ở người lớn và những điều bạn cần biết

Truyền nước khi bị sốt giá bao nhiêu?

Sốt virus là một loại bệnh cấp tính được gây ra bởi virus cúm Influenza Virus, thuộc nhóm Orthomyxoviridae.

Với người lớn, thông thường sốt virus sẽ diễn biến tương đối nhẹ và tự khỏi sau 2-7 ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp người lớn bị cúm, sốt cao trên 39 độ, diễn biến nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng như viêm ti, viêm phổi, viêm phế quản. Đó là trường hợp sức đề kháng của bạn quá yếu do các bệnh mãn tính gây ra.

Sốt virus ở người lớn thường gây ra những dấu hiệu gì?

Truyền nước khi bị sốt giá bao nhiêu?

Sốt virus ở người lớn thường có biểu hiện sau:

+ Mệt mỏi: Khi bị bệnh, virus sẽ làm cân bằng sinh học trong cơ thể của người bệnh bị rối loạn, gây ra mệt mỏi.

+ Đau nhức người: Khi mệt mỏi, thân nhiệt tăng cao, cơ thể xuất hiện đau nhức, nhất là đau các cơ.

+ Sốt: Khi sức đề kháng kém hoặc mật độ tấn công từ virus quá mạnh mẽ, cơ thể bị nhiễm trùng nặng, bạn sẽ sốt rất cao. Nếu không xử trí kịp thời, có thể dẫn đến co giật, thậm chí bạn sẽ tử vong.

+ Ngạt mũi / chảy nước mũi: Khi nhiễm trùng, virus sẽ gây cảm giác lạnh từ bên trong, dẫn đến việc chảy nước mũi và ho rất nhiều.

+ Nhức đầu: Sốt và đau nhức cơ thể sẽ dẫn đến nhức đầu.

+ Mắt thấy khó chịu: Người bị sốt virus sẽ có cảm giác nóng, rát, đau nhức nhãn cầu khiến bệnh nhân khó chịu. Mắt sẽ có màu đỏ và rát.

+ Phát ban trên da: Một số loại virus gây cúm cũng sẽ tác động và làm da phát ban đỏ. Một số trường hợp bị phát ban do không do virus mà do kích ứng.

Người lớn bị sốt virus có nên truyền nước hay không?

Truyền nước khi bị sốt giá bao nhiêu?

Nhiều người vẫn quan niệm rằng, khi bị sốt virus, truyền dịch thì bệnh sẽ tự khỏi, vậy liệu có đúng như vậy hay không?

Thực tế hiện nay có 3 loại dịch truyền chủ yếu là dung dịch Glucose (5% hay 10%) dịch nước muối (muối biển với hàm lượng NaCL là 9/1000) và dung dịch tổng hợp chất điện giải.

Những dung dịch trên hoàn toàn vô khuẩn và được truyền qua tĩnh mạch đi vào cơ thể. Dịch truyền sẽ có nhiều tác dụng đối với sức khỏe bệnh nhân như nâng cao huyết áp, cân bằng điện giải đối với bệnh nhân mất máu và mất nước.

Một số loại dịch truyền có chứa chất dinh dưỡng như acid amin hay vitamin để bù đắp cho cơ thể, nhờ đó giải độc và kháng khuẩn, tăng bài tiết nước tiểu...Chính vì vậy, người bị sốt virus khi được truyền dịch sẽ có nhiều tác dụng tích cực. Tuy nhiên nếu lạm dụng và truyền tùy tiện sẽ dẫn đến nhiều tai biến nghiêm trọng.

Nguyên tắc cơ bản nhất khi bị sốt virus đó là không truyền muối, đường và các chất điện giải. Bởi khi truyền những chất này trực tiếp vào cơ thể sẽ gây ra áp lực lên vùng sọ và tăng phù não khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn. Cho đến nay vẫn không có nghiên cứu nào xác định rõ tác dụng của dịch truyền trong việc hạ sốt.

Bên cạnh đó, khi thuốc đi vào cơ thể sẽ gây ra tác dụng phụ, nếu như truyền trực tiếp vào cơ thể thì nguy cơ dẫn đến những tác dụng này càng cao, thậm chí truyền dịch bừa bãi ở các cơ sở y tế không uy tín còn gây ra nhiễm trùng dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm gan, HIV, AIDS….

Việc truyền nước khi bị sốt virus ở người lớn chỉ nên được tiến hành nếu có nghi kèm với sốt xuất huyết (thể hiện ở các dấu hiệu ngoài da). Bên cạnh đó, nếu người bệnh gặp tình trạng nôn mửa liên tục, tiêu chảy và mất nước... thì mới được chỉ định truyền nước. Việc truyền nước trong trường hợp này cũng phải được theo dõi cẩn thận.

>>> Sốt virus ở trẻ em sau bao lâu sẽ khỏi bệnh?

>>> Sốt virus ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Như vậy có thể thấy, việc truyền nước chỉ mang lại hiệu quả tích cực khi đúng bệnh, nếu lạm dụng hoặc truyền nước một cách tùy tiện sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm không thể lường trước được.

Để được tư vấn kĩ hơn về cách điều trị sốt virus, hãy liên hệ ngay Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, chúng tôi hoàn toàn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Nhập viện điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, một nữ BN ở Q.Cầu Giấy cho hay bị sốt, đau đầu dữ dội nên tự uống thuốc và thuê "bác sĩ" đến truyền nước tại nhà. Tuy nhiên, do tình trạng không đỡ, BN mệt nhiều hơn nên được đưa đến BV. Tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, qua kết quả xét nghiệm, BN được bác sĩ cho biết mắc SXH.

Một số trường hợp khác do trì hoãn đến BV, khiến người bệnh nhập viện trong tình huống rất nặng như: tiểu cầu giảm thấp, máu cô đặc, người mệt không đi lại được…

TS-BS Trần Văn Giang, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, lưu ý: "Trước hết, truyền dịch hay như nhiều người dân vẫn quen gọi là truyền nước, không thể cải thiện ngay tình trạng bệnh mà có thể làm nặng thêm. Ví dụ, SXH trong những ngày đầu gây sốt rất cao, có thể kèm theo mất nước, mất điện giải. Nếu không truyền đúng loại dịch phù hợp thì làm cho tình trạng rối loạn điện giải nặng hơn".

Qua thực tế điều trị, PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới - BV Bạch Mai (Hà Nội), cho hay người mắc SXH, người sốt cao thường nghĩ truyền dịch, bù dịch sẽ tốt, nhưng đó là sai lầm. Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị SXH vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý khi trẻ bị sốt xuất huyết

Với trẻ nhỏ mắc SXH, TS-BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới - BV Nhi T.Ư (Hà Nội), lưu ý trẻ em mắc SXH thường có biểu hiện khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. Trong đó, sau giai đoạn sốt, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 - 7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện SXH ở trẻ giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương.

Tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như: vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp. Trẻ cũng có thể bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn; xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu…

Theo hướng dẫn của Trung tâm bệnh nhiệt đới - BV Nhi T.Ư, tất cả trẻ bị sốt cao từ ngày thứ hai trở đi và ở trong khu vực có người bị SXH nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị.

Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol, nhưng cần sử dụng đúng liều lượng, với liều 10 - 15 mg/kg cân nặng, nhắc lại sau 4 - 6 giờ/lần nếu trẻ có sốt lại. Kết hợp chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật.

Không dùng nhóm thuốc hạ sốt ibuprofen hoặc aspirin để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng.

Không tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con dùng vì bệnh này do vi rút Dengue gây ra, dùng kháng sinh không những không hiệu quả với vi rút mà còn làm nặng thêm tình trạng gan, thận.

Cho trẻ uống nhiều nước: nước oresol (pha theo đúng liều lượng hướng dẫn), nước lọc, nước cam, nước dừa… Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, ăn thức ăn giàu vitamin, rau, nước quả ép.

Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu. Tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

Tuyệt đối không đưa trẻ đi truyền dịch ở những cơ sở y tế không đảm bảo, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện làm thủ thuật.