Từ đơn, từ phức la gì cho ví dụ

Từ phức là gì ? Từ phức được phân ra gồm những loại nào ? Có mấy cách tạo từ phức ? Cùng chúng tôi tìm và giải đáp các câu hỏi đó ngay dưới bài viết này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Tương Phản là gì ?
  • Từ đơn là gì ?

    Từ phức là gì ?

– Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. Khái niệm từ phức là gì chỉ đơn giản như trên.

– Đặc điểm của từ phức:

+) Từ phức chính là từ ghép

+) Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành.

– Ví dụ minh họa: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình…

     Phân loại từ phức

– Từ phức gồm 2 loại:

+) Từ ghép: Từ ghép là bộ phận con của từ phức. Bao gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau.

+) Từ láy: Từ láy cũng là một bộ phận của từ phức. Đồng thời cấu tạo từ 2 tiếng có mối quan hệ về âm thanh tạo thành

            Cấu tạo của từ phức

Về nghĩa của các tiếng tạo thành từ phức, có các trường hợp như sau:

    1. Mỗi tiếng tách riêng ra đều có nghĩa riêng.

– Ví dụ như từ : VUI VẺ

+) Vui là từ đơn có nghĩa biểu thị trạng thái tinh thần của con người hoặc chủ thể có ý thức.

+) Vẻ cũng là từ đơn biểu thị hình dáng, bề ngoài, kiểu cách của con người hay con vật.

     2. Mỗi tiếng tách ra đều không có nghĩa rõ ràng.

– Ví dụ như từ : lay láy (Cả hai tiếng này đều không có nghĩa rõ ràng).

+) Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa rõ ràng, có tiếng không có nghĩa rõ ràng.

– Ví dụ như từ : xinh xắn

+) Xinh có nghĩa rõ ràng còn xắn không có nghĩa rõ ràng.

==> Kết luận: Từ phức về cấu trúc do các tiếng kết hợp tạo thành nhưng về nghĩa thì không phụ thuộc vào bất cứ tiếng nào trong từ.

Các từ phức ở những ví dụ trên đây đều có nghĩa và nghĩa của các từ thường khác với nghĩa của từng tiếng khi tách riêng ra. Khi dùng từ phức, người ta chú ý dùng theo nghĩa của cả từ chứ không dùng theo nghĩa của từng tiếng trong từ đó.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo !

Ví dụ và phân biệt từ đơn, từ phức, từ ghép

Từ đơn là gì? Từ phức là gì? Từ ghép là gì? Ngữ pháp Việt Nam rất phong phú, trong đó có rất nhiều loại từ, điển hình như: từ đơn, từ phức, từ ghép,... Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 đây là nội dung quan trọng và căn bản mà các em học sinh cần nắm vững. Cùng HoaTieu.vn tìm hiểu khái niệm và cách phân biệt các từ này qua nội dung chi tiết dưới đây nhé!

Khái niệm và ví dụ về Từ đơn, Từ phức, Từ ghép

  • 1. Từ đơn là gì?
  • 2. Từ ghép là gì?
  • 3. Từ phức là gì?
Khái niệm và ví dụ về Từ đơn, Từ phức, Từ ghép

- Khái niệm: Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Trong đó, âm tiết/một tiếng tạo thành của từ đơn đó vẫn phải có nghĩa khi đứng một mình.

- Đặc điểm của từ đơn:

  • Có một âm tiết/một tiếng tạo thành
  • Có nghĩa khi đứng một mình

- Ví dụ về từ đơn: nhà, xe, bố, mẹ, yêu, đường, trà, hoa, chạy,...

- Từ đơn có cấu tạo đơn giản nên nghĩa cũng rất đơn giản, dễ hiểu.

Các em hãy tự tìm thêm những ví dụ về từ đơn để hiểu rõ hơn cấu tạo của loại từ này nhé.

2. Từ ghép là gì?

Từ ghép là gì?

Từ ghép là bộ phận con của từ phức. Bao gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau. Ví dụ: nhà ở, xe cộ, ruộng vườn, giao thông… Từ ghép lại được phân loại cụ thể hơn đó là từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp.

- Phân loại từ ghép:

  • Từ ghép đẳng lập: cấu tạo bởi các từ rõ nghĩa khi đứng tách riêng, ví dụ như: bố mẹ, ông bà, em bé...
  • Từ ghép chính phụ: các từ ghép tạo thành có từ này phụ thuộc vào từ kia, từ phụ có vai trò chỉ đặc điểm, phân hóa sắc thái của đối tượng nói đến, ví dụ: xe ga, váy dài, áo ngắn, trà hoa,...

3. Từ phức là gì?

Qua phần giải thích tại mục 1, mục 2 ta đã hiểu về khái niệm của từ đơn, từ ghép. Vậy từ phức là gì?

- Khái niệm: Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo thành. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa.

- Đặc điểm của từ phức:

  • Từ phức chính là từ ghép
  • Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành

- Ví dụ về từ phức: ngôi nhà, em bé, xinh xắn, đáng yêu, hoa hồng, nồng nàn...

  • Từ phức có thể có nghĩa rõ ràng khi đứng một mình: bố mẹ, sông núi, ...
  • Hoặc không có nghĩa rõ ràng khi đứng một mình: lanh lảnh, long lanh,...

Khi sử dụng từ phức, ta chỉ chú ý đến nghĩa của cả từ phức đó chứ không quan tâm đến nghĩa của từng tiếng trong từ.

Trên đây là định nghĩa, cấu tạo và ví dụ cụ thể của từ đơn, từ ghép, từ phức theo chương trình học của các em học sinh. Hy vọng sẽ giúp cho các em có thêm tài liệu tham khảo để đạt kết quả tốt với môn học Tiếng Việt theo bộ sách giáo khoa mới.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Từ đơn là gì, từ phức là gì. Cách phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức cũng như cấu tạo từ tiếng việt như thế nào là nội dung mà bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chương trình học tiểu học bộ môn tiếng Việt

Ôn lại kiến thức cũ từ và tiếng

ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về từ và tiếng như sau: tiếng là là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất, mỗi lần chúng ta phát âm sẽ đều tạo thành một tiếng

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu hoặc biểu thị một sự vật, hiện tượng, hoạt động,… . Tiếp theo trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từ (từ đơn và từ phức)

Từ đơn là gì

  Xét ví dụ trên chúng ta thấy:

  • Từ có 1 tiếng là: Nhờ / bạn / lại / có / chị / nhiều / năm / liền / Hạnh / là (có 9 từ 1 tiếng)
  • Từ có 2 tiếng là: giúp đỡ / học hành / học sinh / tiên tiến

Như vậy chúng ta có thể đi đến kết luận:

Kết luận: Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành

Ví dụ từ đơn: Ăn, uống, học, ngủ,… (lưu ý từ phải có nghĩa)

Từ phức là gì

Kết luận: Từ phức là từ có 2 hoặc nhiều tiếng trở lên tạo thành

Ví dụ từ phức: Học hành, chăm chỉ, cồn cào, háo hức,….

Ở ví dụ trên chúng ta thấy

  • Các từ đơn có một tiếng là: rất / vừa / lại
  • Các từ phức có 2 tiếng là: công bằng / thông minh / độ lượng / đa tình / đa mang.

Ở ví dụ trên chúng ta thấy

  • Các từ đơn có một tiếng là: cô / với 
  • Các từ phức có 2 tiếng là: kể chuyện / xóm làng / nơi ấy / chiến đấu / anh dũng / quân thù
  • Từ phức có 3 tiếng là: phát thanh viên

Như vậy chúng ta có thể  nhận ra sự khác biệt giữa từ đơn và từ phức là từ đơn chỉ có một tiếng, còn từ phức là từ có 2 hay nhiều tiếng trở lên

Lưu ý: Từ nào cũng có nghĩa và được dùng để tạo nên câu hoặc từ dùng để biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động,…

Bài tập ví dụ về từ đơn và từ phức

Ngoài một số ví dụ có trong SGK ra thì chúng ta có thể tập luyện với một số bài tập ví dụ sau đây

Ví dụ 1: Xác định từ đơn và từ phức trong câu sau:

“Nhờ trời mưa mà không khí mát mẻ hơn”

Chúng ta dùng dấu  / để phân biệt giữa các từ với nhau:

Nhờ / trời / mưa / mà / không khí / mát mẻ / hơn

Như vậy:

  • Có 5 từ đơn là: Nhờ / trời / mưa / mà / hơn
  • Có 2 từ phức là: không khí/ mát mẻ

Ví dụ 2: Xác định từ đơn và từ phức trong câu sau:

“Quân là một học sinh chăm chỉ nên có thành tích học tập xuất sắc nhất lớp”

Chúng ta vẫn dùng dấu  / để phân biệt giữa các từ có nghĩa với nhau:

“Quân / là / một / học sinh / chăm chỉ / nên / có / thành tích / học tập / xuất sắc / nhất / lớp”

Như vậy:

  • Có 7 từ đơn là: Quân / là / một / nên / có / nhất / lớp”
  • Có 5 từ phức là: học sinh / chăm chỉ / thành tích / học tập / xuất sắc

Như vậy là qua bài học này chúng ta cần nắm được thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức và cách phân biệt sự khác nhau giữa từ đơn và từ phức là gì. Hi vọng bài viết sẽ đem lại kiến thức hữu ích cho các em!

Video liên quan

Chủ đề