Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu

Trong một thông cáo đưa ra hôm nay, 16/03/2022, bộ Y Tế Việt Nam cho biết những người nhập cảnh Việt Nam kể từ nay chỉ cần trình kết quả xét nghiệm âm tính với Covid ( 72 tiếng đối với xét nghiệm PCR và 24 tiếng đối với xét nghiệm kháng nguyên). Trẻ em dưới 2 tuổi thì không cần xét nghiệm.

Thông cáo của bộ Y Tế cũng lưu ý : « Người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo quy định ».

Hôm qua, chính phủ Hà Nội cũng đã thông báo tái lập việc miễn visa cho các công dân đến từ 13 quốc gia ( Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Belarus ), với thời hạn tạm trúc 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Theo Báo Điện tử Chính phủ, từ ngày 15/3/2022 các biện pháp, thủ tục về xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được khôi phục giống như như trước khi áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm phòng, chống dịch Covid-19.

Vào năm 2019, Việt Nam đã đón tiếp đến 18 triệu du khách ngoại quốc, một con số kỷ lục. Nhưng kể từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19, chính quyền Việt Nam đã phải ban hành các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, khiến cho trong năm 2021 chỉ có 157.000 du khách quốc tế đến được Việt Nam.

Hiện giờ, mỗi ngày ở Việt Nam vẫn có gần 200.000 ca nhiễm mới, nhưng bộ Y Tế khẳng định vẫn kiểm soát được tình hình dịch bệnh, tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong do Covid vẫn còn thấp. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ chích ngừa Covid-19 cao nhất thế giới, với 98% người lớn đa được tiêm 2 mũi, theo các số liệu chính thức.

Cụ thể,Bộ Y tế hướng dẫn yêu cầu chung phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh là phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh (trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi).

Người dân phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh, khi nhập cảnh vào Việt Nam phải cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-Covid) để khai báo y tế, theo dõi sức khoẻ theo quy định của Việt Nam.

Trường hợp người nhập cảnh là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân (gồm vợ/chồng, con) chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xinCovid-19 sẽ thực hiện tiêm chủng vắc xin miễn phí trong thời gian thực hiện cách ly (nếu đủ điều kiện).

Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu
Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu
Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu
Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu
Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu
Từ ngày 1-1-2022, người nhập cảnh tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi Covid-19, xét nghiệm PCR âm tính sẽ cách ly tại nhà 3 ngày. Ảnh: Suckhoedoisong.vn.

Đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19,trong 3 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh tự theo dõi sức khoẻ tại nơi lưu trú (nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở của cơ quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh…). Người nhập cảnh không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú.

Đồng thời, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, người dân tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

Đối với người nhập cảnh chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin Covid-19,Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện cách ly tại nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Người nhập cảnh phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

Đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi (trẻ em), người từ 65 tuổi trở lên (người cao tuổi), phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền (nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế) được cách ly cùng cha/mẹ/người chăm sóc.

Người chăm sóc phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng; phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về xét nghiệm và các quy định về phòng, chống dịch như đối với người nhập cảnh.

Thời gian áp dụng quy định này từ ngày 1-1-2022. Trước đó vào tháng 8-2021, Bộ Y tế quy định người nhập cảnh Việt Nam đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 và xét nghiệm PCR âm tính vẫn phải cách ly tập trung 7 ngày; theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo. Như vậy, theo quy định mới, tất cả các trường hợp nhập cảnh Việt Nam sẽ không phải cách ly tập trung.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng hướng dẫn các yêu cầu phòng, chống dịch khác. Đó là yêu cầu về vận chuyển người nhập cảnh từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú. Đối với người nhập cảnh, trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú phải thực hiện nghiêm quy định 5K. Đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển người nhập cảnh, phải hạn chế dừng, đỗ dọc đường. Trường hợp đặc biệt/khẩn cấp phải dừng đỗ dọc đường phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, người dân luôn thực hiện đầy đủ quy định 5K. Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng… báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.

NGỌC ANH

Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu

Photo : YONHAP News

Theo hướng dẫn phòng dịch mới của Bộ Y tế Việt Nam công bố ngày 16/12 (giờ địa phương), bắt đầu từ ngày 1/1/2022, thời gian cách ly đối với người nhập cảnh từ nước ngoài vào Việt Nam đã hoàn tất tiêm chủng hai mũi vắc-xin COVID-19 được rút ngắn xuống còn ba ngày. Từ năm 2022, người nhập cảnh nếu đã tiêm đủ hai mũi vắc-xin sẽ được cách ly tại địa điểm mong muốn như nhà riêng hay khách sạn, trong vòng ba ngày. Nếu có kết quả âm tính với COVID-19 sau khi kết thúc cách ly, người nhập cảnh được phép hoạt động bên ngoài nhưng phải tự theo dõi sức khỏe như kiểm tra thân nhiệt trong vòng 11 ngày tiếp theo và không được đến những nơi tập trung đông người. Trường hợp chưa tiêm phòng đủ số mũi sẽ phải cách ly sau nhập cảnh trong 7 ngày tại nhà riêng hoặc địa điểm mong muốn và làm xét nghiệm hai lần. Quy định phòng dịch hiện hành quy định người đã toàn tất tiêm phòng phải cách ly tập trung theo chỉ định của Chính phủ trong vòng 7 ngày, rồi tiếp tục cách ly tại nhà thêm 7 ngày nữa.

Mặt khác, Chính phủ Việt Nam mới đây đã thông qua kế hoạch nối lại các đường bay quốc tế cố định đến 9 nước có tỷ lệ tiêm chủng cao và phòng dịch hiệu quả. Các quốc gia này gồm Hàn Quốc, Mỹ, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.

Bộ Y tế tạm dừng yêu cầu khai báo y tế đối với người nhập cảnh vào Việt Nam

Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu
Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Điểm kiểm dịch y tế ở sân bay quốc tế Nội Bài tháng 01 năm 2020

Từ ngày 27/4, người nhập cảnh vào Việt Nam không còn bắt buộc phải khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu.

Ngày 26/4/2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký văn bản hỏa tốc số 2118/BYT-DP gửi uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng khai báo y tế đối với người nhập cảnh tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam.

Văn bản cho biết, với việc vaccine có hiệu quả trong việc phòng chống dịch Covid-19 trên thế giới, số ca nhiễm và tử vong đã có xu hướng giảm trên toàn cầu trong thời gian gần đây.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết dịch bệnh đã được kiểm soát trên toàn quốc với tỷ lệ tiêm vaccine cao.

Do đó, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng khai báo y tế bắt buộc đối với người nhập cảnh vào Việt Nam tại tất cả các cửa khẩu từ ngày 27/4.

Covid-19: Bao giờ Việt Nam 'hé cửa' cho du lịch như Thái Lan?

Việt Nam: Thí điểm chuyến bay có 'hộ chiếu vaccine' mở ra triển vọng gì?

Trước đó, ngày 22/4, BBC News Tiếng Việt có bài viết 'Yêu cầu khai báo y tế đối với người nhập cảnh vào Việt Nam có còn cần thiết?'

Theo đó, UBND TP.HCM đã kiến nghị xem xét tạm ngưng khai báo y tế đối với người nhập cảnh vào Việt Nam để tránh tình trạng ùn ứ tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Tin ngày 22/4 cho biết TP.HCM kiến nghị chỉ yêu cầu người nhập cảnh tự theo dõi sức khỏe, sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-Covid) trong thời gian lưu trú tại Việt Nam.

Giới quan sát cho rằng tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát, số ca mắc mới tại TP.HCM có xu hướng ngày càng giảm.

Chờ đợi 'rất lâu'

Những ngày gần đây, người ta ghi nhận tình trạng hành khách phải xếp hàng dài và chờ đợi rất lâu để nhập cảnh ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Nguyên nhân được nói đến chủ yếu là do khâu khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.

Hiện nay, khách quốc tế vào Việt Nam bằng đường hàng không sẽ phải làm thủ tục khai báo y tế trước, sau đó làm thủ tục nhập cảnh với công an cửa khẩu, rồi mới làm thủ tục hải quan theo quy định.

Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Công văn số 1265 hướng dẫn về phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh vào Việt Nam.

Công văn này quy định, người nhập cảnh theo đường hàng không phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19: Phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ hoặc trong vòng 24 giờ nếu xét nghiệm nhanh kháng nguyên với SARS-CoV-2 và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

Ngoài ra, người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Du khách quốc tế đầu tiên tới Việt Nam sau 15/3 trải nghiệm gì?

VN: Nhiều khách sạn đầu tư bạc tỷ đón khách Nga 'hụt'

Việt Nam: Thí điểm chuyến bay có 'hộ chiếu vaccine' mở ra triển vọng gì?

Xếp hàng dài khai báo y tế ở Tân Sơn Nhất

Một số trang báo như Thanh Niên, Zing News cho biết nhiều hành khách vào Việt Nam phàn nàn về tình trạng phải xếp hàng dài và chờ đợi lâu để hoàn tất thủ tục khai báo y tế tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu
Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu

Nguồn hình ảnh, Thảo nhung

Chụp lại hình ảnh,

Ảnh minh họa chụp sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 01/2022

Các báo này cho biết hành khách phải xếp hàng chờ tới lượt để lực lượng chức năng kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19; đồng thời kiểm tra thông tin khai báo y tế có chính xác hay không để đóng dấu xác nhận.

Nguyên nhân chung được chỉ ra là hành khách khai báo y tế sai nhiều lần khiến thời gian làm thủ tục bị kéo dài, khiến những người xếp hàng phía sau phải chờ đợi lâu.

Bên cạnh đó, thủ tục khai báo y tế qua ứng dụng còn khá xa lạ với nhiều người nước ngoài, nên thời gian thực hiện cũng lâu hơn, theo Thanh Niên.

Zing News cho biết tình trạng xếp hàng dài đặc biệt xảy ra vào dịp cuối tuần hoặc thời điểm có nhiều chuyến bay quốc tế hạ cánh cùng lúc.

Bài báo cũng đưa ra số liệu thống kê trong ngày 20/4 cho thấy số chuyến bay quốc tế đến và đi tại sân bay TSN là 120 chuyến, với hơn 5.000 lượt khách quốc tế đến.

Sân bay quốc tế Nội Bài thì sao?

Đi trên chuyến bay quốc tế chặng London - Hà Nội, chị Van Nguyen (quốc tịch Anh) cho BBC News Tiếng Việt biết không có tình trạng xếp hàng dài hay chờ đợi lâu để làm thủ tục khai báo y tế tại sân bay Nội Bài vào rạng sáng ngày 31/3.

Chị Van cho biết tại thời điểm đó chỉ có một chuyến bay từ London đến, nên gia đình chị không phải chờ đợi quá lâu để nhân viên y tế tại sân bay Nội Bài quét mã QRCode.

Trước ngày bay, chị đã được nhân viên phòng vé ở London nhắc nhở khai báo y tế online trước khi vào Việt Nam để thủ tục được nhanh chóng, chị Van cho biết thêm.

Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu
Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu

Nguồn hình ảnh, Nhật Lam

Chụp lại hình ảnh,

Sảnh đón khách tại sân bay Nội Bài vắng bóng hành khách qua lại

"Trước khi lên chuyến bay của Việt Nam Airlines từ London về Hà Nội, chúng tôi đã được yêu cầu xuất trình giấy xác nhận xét nghiệm âm tính với Covid-19 cho nhân viên làm thủ tục ở quầy vé. Cho nên khi về đến Nội Bài, gia đình tôi không cần phải xuất trình giấy xét nghiệm này nữa", chị Van nói.

"Khi làm thủ tục khai báo y tế ở sân bay Nội Bài, 4 người trong gia đình tôi đã khai báo online từ tối ngày hôm trước nên nhân viên y tế ở đó chỉ quét mã QRCode của từng người và cho cả gia đình tôi qua chứ không kiểm tra gì hết", chị Van cho biết thêm.

"Tuy nhiên, thời gian làm thủ tục hải quan để nhập cảnh thì lại phải chờ đợi quá lâu. Gia đình tôi có hai con nhỏ nhưng cũng không được ưu tiên, trong khi số cán bộ hải quan làm thủ tục lại quá ít, chỉ 6-7 người, nên rất chậm trễ", chị Van Nguyen chia sẻ bức xúc của mình.

Trường hợp khác, anh Tien Loc (quốc tịch Canada) đi chuyến bay về Hà Nội hôm 15/4 cho biết cũng không phải chờ đợi quá lâu ở sân bay Nội Bài khi làm thủ tục khai báo y tế.

"Tôi đã làm khai báo y tế online từ lúc nối tiếp chuyến bay ở sân bay Nhật Bản. Nên khi về Hà Nội không mất thời gian khai báo nữa và họ chỉ cần quét mã rồi cho qua", anh nói với BBC.

Khai báo y tế có còn cần thiết?

Ngày 4/3, báo Tuổi Trẻ đưa tin Việt Nam đã không còn đánh số F0 với các ca nhiễm COVID-19 mới.

Báo này trích dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế cho biết khi thực hiện chiến lược "zero COVID" trước đây, việc đánh số thứ tự là rất cần thiết cho hoạt động truy vết, tìm kiếm người tiếp xúc gần với người mắc để thực hiện các biện pháp ngăn chặn nguồn lây.

Hiện nay việc tính số lượng ca nhiễm là cần thiết để đánh giá cấp độ dịch nhưng chỉ là thống kê về số lượng; vì vậy không còn đánh số thứ tự F0.

Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu
Từ hàn quốc về việt nam cách ly bao lâu

Chụp lại hình ảnh,

Bản khai y tế online dành cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam

Điều này đồng nghĩa với việc truy vết F0, F1 như trước đây đã không còn cần thiết trong bối cảnh "bình thường mới" ở Việt Nam.

Việt Nam cũng đã chính thức mở cửa trở lại cho du lịch quốc tế từ ngày 15/3. Cùng với đó là việc nới lỏng quy định cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, khách quốc tế tới Việt Nam không phải cách ly, chỉ phải trình xét nghiệm Covid âm tính và không phải xét nghiệm lại.

Covid: VN mở du lịch từ 15/3 nhưng doanh nghiệp 'không mấy lạc quan'

Du lịch nông thôn: Việt Nam nên học gì từ Thái Lan

Với việc mở cửa cho khách quốc tế và không còn thực hiện truy vết trong nước thì thủ tục khai báo y tế với người nước ngoài vào Việt Nam có thực sự còn cần thiết hay không?

Trên trang báo Thanh Niên, một số người đọc bày tỏ ý kiến Việt Nam nên bỏ khai báo y tế trong bối cảnh hiện nay.

Ly Chan bình luận: "Bay nội địa không còn phải khai báo y tế, nên bỏ khai báo y tế cho khách quốc tế: Lý do, người dân trong nước trên 90 triệu dân còn không cần kiểm soát, thì kiểm soát vài chục ngàn hay mấy trăm ngàn khách du lịch vào Việt Nam để làm gì."

Đào Lê Nho viết: "Không hiểu cơ quan y tế đến giờ này vẫn còn bắt khai báo y tế để làm cái gì trong khi người nhiễm covid trong nước có khai báo y tế phường họ cũng chả quan tâm. Rồi khai bị nhiễm covid cơ quan y tế có điều tra dịch tễ như giai đoạn đầu dịch nữa hay không? Việc khai báo y tế chỉ có tác dụng khi dịch mới xuất hiện, số ca nhiễm còn đếm trên đầu ngón tay. Giờ đây một số quốc gia trên thế giới đã coi covid là bệnh đặc hữu, bỏ cả đeo khẩu trang thì Việt Nam vẫn bắt khai báo, không biết khai báo xong để làm cái gì? Xin hãy phòng dịch 1 cách hữu ích và phù hợp với thực tế, đừng làm mất thời gian và công sức của người dân nữa."