Từ nước non trong bài thơ Bánh trôi nước thuộc từ loại gì

Câu 486787: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:


BÁNH TRÔI NƯỚC


Thân em vừa trắng lại vừa tròn


Bảy nổi ba chìm với nước non


Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn


Mà em vẫn giữ tấm lòng son


(Hồ Xuân Hương)


a. Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ nào?


b. Từ “rắn nát” trong bài thơ trên thuộc từ ghép nào? Vì sao? Hãy giải thích nghĩa của từ đó.


c. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ gì đối với phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Căn cứ bài Bánh trôi nước.

  Bài thơ vừa miêu tả hình ảnh cái bánh trôi nước vừa trắng, vừa tròn, khi sống thì chìm, chín thì nổi. Dù sao, bánh vẫn giữ chất lượng tốt. Qua phép ẩn dụ, bài thơ còn miêu tả về người phụ nữ xã hội phong kiến xinh đẹp nhưng không tự chủ được bản thân, phải lệ thuộc hoàn toàn vào lễ giáo phong kiến. Bài thơ là một lời tự hào về vẻ đẹp, phấm chất tốt đẹp của người phụ nữ nhưng cũng là một lời đồng cảm, xót thương cho số phận người phụ nữ..

Câu 1: Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao?

  Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Vì bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ, hiệp vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

 

Câu 2: Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

 

a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.

b) Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý cụm từ: vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.

c) Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?

 

Trả lời:

 

a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như một vật thể có màu trắng của bột, hình dạng viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nuớc quá thì rắn (cứng). Khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm xuống.

 

b) Với nghĩa thứ hai, người phụ nữ được gợi lên qua một số nét:

– Hình thể: trắng, đẹp

– Phẩm chất: không bị cảnh ngộ chi phối, luôn giữ lòng son sắt thủy chung, tình nghĩa

– Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.

 

c) Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai b) quyết định giá trị bài thơ. Vì đó là mục đích sáng tác của tác giả, phải thông qua nghĩa a) ta mới hiểu được nghĩa b).

 

Luyện tập

 

Câu 1: Hãy ghi lại những câu hát than thân mà em đã học ở Bài 4 (kể cả phần Đọc thêm) bắt đầu bằng hai từ “Thân em”. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao, dân ca.

 

– Những câu hát than thân mở đầu bằng hai từ ‘Thân em’.

+ Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

 

+ Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

 

+ Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

 

– Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ:

+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình. Đều bị số phận đưa đẩy theo may rủi

+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Từ Rắn nát trong bài thơ Bánh Trôi nước thuộc từ ghép nào ? vì sao? Hãy giải thích nghĩa của từ rắn nát ?
giúp vs

Các câu hỏi tương tự

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu 2: Từ “rắn nát” trong bài thơ bánh trôi nước thuộc từ ghép nào? Vì sao? Hãy giải thích nghĩa của từ đó.

Các câu hỏi tương tự

câu 4: tìm 1 từ láy và 1 từ ghép trong đoạn văn sau 

Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên thật rõ ràng trước mắt người đọc. Hai câu thơ đầu nói về sự xinh đẹp của họ. Đó là " trắng " của làn da, " tròn " của vẻ đẹp phúc hậu, đầy đặn. Vẻ đẹp nội tâm của họ cũng được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son", sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "Ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "Bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đây, tác giả Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định định vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ xưa, và họ xứng đáng được sống trong một xã hội bình đẳng.

- Từ "rắn nát" trong bài thơ "Bánh trôi nước"

=> thuộc loại từ ghép đẳng lập

=> rắn là cứng,nát là nhão

- Từ " nước non " trong bài thơ "Bánh trôi nước"

=> thuộc từ ghép đẳng lập 

=> nước có thể là loại chất lỏng

     non có thể là nhỏ , yếu 

1, Bài bánh trôi nước:

a, Các từ láy: nước non

Từ trái nghĩa: rắn-nát

Quan hệ từ : mặc dầu, mà

Thành ngữ: Bảy nổi ba chìm 

b, ''Bảy nổi ba chìm'' để ví sự vất vả, long đong, phiêu bạt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

c, Hai lớp nghĩa của bài thơ:

Lớp thứ nhất: nói về bánh trôi, một loại bánh nhỏ được nặn bằng bột nhân đường.

Lớp thứ hai:   nói về cuộc đời long đong vất vả của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

2, bài Rằm tháng riêng

 Từ ghép: tháng giêng, nước sông, màu trời, khói sóng, ánh trăng, nửa đêm

+ Từ láy: thăm thẳm, bàn bạc

+ Quan hệ từ: không có

+ Thành ngữ: không có