Tượng nhà mồ được làm bằng chất liệu gì

Nhà mồ và tượng mồ là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (Nam Trung bộ, Việt Nam). Trong thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ, tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng. Nghĩa địa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường được bố trí ở những cánh rừng già khá thâm u, cùng với vô vàn tượng gỗ đủ hình thù, tư thế, khiến người ta có cảm giác như lạc vào ranh giới giữa thế giới thực tại và thế giới tâm linh. Tượng Nhà mồ được các nghệ nhân của đại ngàn làm ra để dùng cho lễ bỏ mả – cuộc chia tay tưng bừng cuối cùng giữa người sống và người chết, để tiễn những linh hồn về thế giới ông bà. Sau lễ bỏ mả, tượng Nhà mồ cũng nằm lại nghĩa địa cùng thời gian, mưa nắng. Quần thể tượng mô tả sự hình thành, ra đời và lớn lên của một đời người với đủ các cảnh sinh hoạt và các mối quan hệ của con người. Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Nhà mồ có nhiều loại khác nhau. Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng. Tượng mồ là những tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của đồng bào các dân tộc vùng đất này, trong đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc hơn cả.

Nhà mồ tây nguyên

Đối với người Tây Nguyên, cái chết không phải là sự kết thúc, mà là sự trở về núi rừng, nơi con người sinh ra. Sau khi chết, linh hồn cứ lẩn quẩn gần nơi chôn, lưu luyến với cuộc sống dương thế. Người thân hàng ngày phải mang cơm nước đến, quét dọn nhà mả, gọi là thời kỳ giữ mả. Chỉ sau khi lễ bỏ mả diễn ra, linh hồn được siêu thoát, không còn lưu luyến với cuộc sống trước đây thì người sống cũng yên tâm trở về làm ăn, không còn lo lắng hồn ma quấy phá dương gian.

Khu nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên được xây dựng trong rừng; có mái nhà, tường… người sống sẽ để toàn bộ vật dụng mà người chết đã từng dùng trong đó. Đây còn gọi là tục chia của cho người chết. Bởi theo quan niệm của người Tây Nguyên, người chết sẽ có cuộc sống riêng, phải trải qua 7 kiếp luân hồi để được trở về làm người nên nhà mồ được chăm chút rất cẩn thận.

Nhà mồ được xây dựng tập thể, người già nhiều kinh nghiệm thì chịu trách nhiệm trang trí mỹ thuật, còn thanh niên trai tráng thì dựng cột và làm những việc nặng nhọc. Khi đo đạc làm nhà mồ, người ta không dùng thước mà dùng những đơn vị cơ thể người, ví dụ: 1 hapa (một sải tay), 1 hlok (1 cánh tay), 1 hagan (1 bàn tay)…Đây cũng là một nét độc đáo trong kiến trúc dân gian Tây Nguyên.

Tượng nhà mồ được làm bằng chất liệu gì
Nhà mồ thường được dựng trong rừng, mang dáng vẻ kỳ bí. Ảnh: Hanoimoi

Kỹ thuật dựng nhà mồ hoàn toàn thô sơ, chỉ có hệ thống kết nối bằng gá, buộc chứ không có hệ thống kèo, mộng. Vật liệu thì chỉ có gỗ, nứa, lá mà không dùng gạch; công cụ xây dựng thì chỉ có dao, rìu mà không dùng cưa. Chính điều đó đã tạo cho nhà mồ một dáng vẻ nguyên sơ, mộc mạc.

Xung quanh nhà mồ là một hàng rào có trang trí những bức tượng gỗ. Xưa kia, loại gỗ đẽo các bức tượng nhà mồ thường là các loại gỗ quý như gỗ hương, cà chit…Sau này, cây gạo được nhiều gia đình lựa chọn để thay thế. Sau khi chọn được gỗ, chủ hộ và những nghệ nhân tạc tượng sẽ di chuyển chúng lên gần nhà mồ để thổi hồn cho những khúc gỗ vô tri vô giác thành những bức tượng gỗ sống động đầy cảm xúc.

Tượng nhà mồ được làm bằng chất liệu gì
Nhiều sắc thái của tượng nhà mồ. Ảnh: Baogialai

Tượng được gọt đẽo thô sơ, giản lược trong đường nét, có tính gợi tả chứ không cặn kẽ, chi tiết, song lại hết sức sống động. Những bức tượng gỗ có nội dung hết sức phong phú, đa dạng; phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống của người Tây Nguyên, trở thành những pho sử sống động có giá trị thẩm mỹ và khoa học. Đó là hình ảnh một người phụ nữ ôm bụng bầu, mẹ bồng con hay chàng trai cô gái đang giao hoan trong tín ngưỡng phồn thực…

Mẫu nhà mồ đẹp

Tượng nhà mồ được làm bằng chất liệu gì

Khu nhà mộ

Tượng nhà mồ được làm bằng chất liệu gì

mẫu khu nhà mộ đẹp

Tượng nhà mồ được làm bằng chất liệu gì

Khu nhà mộ đẹp bằng đá khối

Tượng nhà mồ được làm bằng chất liệu gì

mẫu khu nhà mộ đẹp bằng đá xanh rêu

Tượng nhà mồ được làm bằng chất liệu gì

Khu nhà mộ bằng đá granite

Tag: chúc phim miền kiểu thiết kế trương vĩnh ký

Tượng nhà mồ biểu hiện về một giá trị văn hóa tâm linh độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Mỗi tượng nhà mồ là tác phẩm điêu khắc có tính nghệ thuật phong phú và đặc sắc. Mỗi bức tượng nhà mồ tạo ra là những “đứa con tinh thần” mà các nghệ nhân người dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã “thổi hồn” vào từng khúc gỗ.

Tượng nhà mồ được các nghệ nhân của đại ngàn làm ra để dùng cho lễ bỏ mả, thể hiện qua cuộc chia tay cuối cùng giữa người sống và người chết, để tiễn những linh hồn về thế giới những người đã khuất. Sau lễ bỏ mả, tượng nhà mồ cũng nằm lại nghĩa địa cùng thời gian, mưa nắng.

Đi khắp các nhà mồ ở Tây Nguyên, chúng ta chứng kiến nhiều về những bức tượng nhà mồ có muôn ngàn kiểu dáng của các tộc người Jơ Rai, Bah Nar, Ê Đê… Sự phong phú của tượng nhà mồ ấy là do sức sáng tạo của con người được hình thành qua những năm tháng lao động, sinh hoạt văn hóa tinh thần, tín ngưỡng tâm linh của đồng bào. Người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vẫn quan niệm, chết là một sự chia lìa với người sống nhưng không phải là hết. Để tiễn đưa người chết, những người thân có những món quà mang hình tượng về muôn vẻ của đời người đã sống và chứng kiến từ con người đến động vật và những hoạt động sinh sống phong phú...

Tượng nhà mồ được làm bằng chất liệu gì
Nhiều sắc thái biểu cảm của tượng nhà mồ Tây Nguyên.

Tượng nhà mồ được chuẩn bị khá công phu của người chủ hộ để tiến hành nghi lễ bỏ mả. Trước kia, khi gỗ quý còn nhiều, cột tượng nhà mồ thường được làm bằng loạitốt như hương, cà chít… có sức chịu đựng mưa nắng lâu. Bây giờ, phần lớn những tượng nhà mồ làm bằng các loại gỗ dễ tìm. Theo tín ngưỡng của người dân bản địa, ngày chọn gỗ để đẽo tượng mồ phải thể hiện sự tốt lành. Đêm chuẩn bị đi lấy gỗ, nếu chủ nhân có giấc mơ xấu như thấy nhà cháy, bến nước cạn… hay trên đường đi gặp rắn bò ngang qua đường thì họ quay về ngay.

Khi chọn được gỗ đẽo tượng, họ thường đưa về dựng tại khu mộ của làng, nơi ngôi mồ sắp làm lễ bỏ mả. Trước khi đẽo tượng mồ, chủ mộ làm lễ cúng thần, xin phép đẽo tượng mồ cho người chết. Trong trường hợp những người đàn ông chủ hộ không có khả năng đẽo tượng cho người chết thuộc gia đình mình thì nhờ những người già trong làng có kinh nghiệm giúp. Ở mỗi buôn làng Tây Nguyên, phần lớn đều có những người con rất khéo tay có khả năng tạo ra những bức tượng nhà mồ theo ý tưởng sáng tạo của riêng họ. Như một sự lưu truyền bền bỉ, dù không qua trường lớp đào tạo nào nhưng những nghệ nhân tạc tượng nhà mồ đã có tố chất của nghề từ khi lớn lên ở buôn làng và thấm đẫm nét văn hóa truyền thống đặc thù của Tây Nguyên. Việc truyền nghề cho thế hệ sau được hình thành một cách tự nhiên qua những lần đẽo tượng để làm lễ bỏ mả, người có kinh nghiệm hơn truyền cho người ít kinh nghiệm và lớp con cháu kế tiếp. Nghệ nhân KRíu ở Gia Lai kể rằng, việc truyền nghề và người tập làm đều tự nguyện, không hề giữ những bí quyết nào cho riêng mình. Tuy nhiên, việc sáng tạo ra những bức tượng đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao phụ thuộc vào "hoa tay", tài năng thẩm mỹ của mỗi người.

Cũng chính cái tài “thổi hồn” vào tượng nhà mồ của nghệ nhân và sự sáng tạo phong phú, đa dạng qua tượng nhà mồ một cách muôn hình, muôn dạng mà tượng nhà mồ đã để lại được những cảm nhận thân thương và yêu quý cho người sống khi nhớ về người đã khuất. Sức cảm nhận ấy càng mạnh mẽ và được toát lên qua những hình tượng gắn chặt với nét sinh hoạt văn hóa tinh thần khá quen thuộc trong môi trường sống của người dân bản địa. Sự gần gũi, thân thuộc giữa người sống và người chết thông qua tượng nhà mồ đã làm tan biến sự sợ hãi của người sống đối với thế giới người chết.

Nghệ nhân Rơ Châm Uek ở Chư Pah, Gia Lai ví tượng nhà mồ được dựng lên trong lễ bỏ mả như cuộc trò chuyện cuối cùng giữa người chết với người sống. Tượng nhà mồ ngoài yếu tố là một loại hình điêu khắc dân gian độc đáo của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nó còn hàm chứa khát vọng nhân sinh muôn thuở của con người: vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc và hoan lạc... Theo quan niệm của người bản địa, tất cả những cảm xúc ấy không chỉ hiện hữu nơi trần thế, mà ở cả thế giới người đã khuất, những giá trị nhân sinh đó vẫn tiếp diễn...

Thủ pháp tạo hình tượng nhà mồ truyền thống thường đơn giản về trau chuốt tỉ mỉ các chi tiết nhưng giàu sức tưởng tượng và gợi mở cho người xem những suy nghĩ tiếp diễn qua sự thể hiện của mỗi bức tượng có nhiều suy tưởng. Quanh mỗi nhà mồ người Jơ Rai thường có 27 tượng gỗ nối liền với những cột chính tạo thành hàng rào.Tượng gỗ mang đậm triết lý nhân sinh, cái siêu thực và cái hiện thực đan xen hài hòa. Tượng nhà mồ gắn kết với nhà mồ tạo thành một khối kiến trúc độc đáo của người Tây Nguyên dành cho người chết. Không gian nhà mồ và tượng nhà mồ chứa đựng khá nhiều nét văn hóa tâm linh của người sống; ở đó không chỉ là một công trình kiến trúc mang tính tín ngưỡng lâu đời mà còn là một công trình nghệ thuật tổng hợp: điêu khắc, hội họa, kiến trúc và trang trí mỹ thuật độc đáo.

Hiện nay ở các khu nghĩa địa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, những ngôi mộ xây bằng bê tông cốt thép đang thay thế nhà mồ truyền thống nên người biết đẽo tượng mồ cũng ngày càng ít. Sự chuyển dịch về tín ngưỡng, tâm linh cũng khiến tượng nhà mồ ngày càng mai một trong đời sống đồng bào Tây Nguyên.

Ý thức về sự mai một của văn hóa tượng nhà mồ nên thời gian gân đây nhiều hoạt động văn hóa du lịch ở các tỉnh Tây Nguyên thường có những chương trình nhỏ về tạc tượng nhà mồ. Mới đây nhất là Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Măng Đen - Kon Plông (Kon Tum) lần thứ hai năm 2014 diễn ra từ 12/3 đến 16/3 cũng có tổ chức Liên hoan tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc tỉnh Kon Tum với sự tham gia của 30 nghệ nhân. Tương tự, tại Gia Lai, trong chuỗi các hoạt động văn hóa hưởng ứng “Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên 2014” cũng đã tổ chức Liên hoan tượng gỗ và điêu khắc dân gian. Dù những hoạt động đó chưa đem lại đầy đủ ý nghĩa về văn hóa tâm linh của tượng nhà mồ như trong lễ bỏ mả nhưng phần nào cũng để lại những ấn tượng nhất định cho những ai có tâm huyết về văn hóa Tây Nguyên

Ngọc Như