Tượng thần brahma được tìm thấy ở đâu

Bảo tàng An Giang đang sở hữu đầu tượng thần Brahma cổ có giá trị lớn trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa cổ xưa và 2 Linga-yoni của Vương quốc Phù Nam. Khi đi triển lãm ở Bảo tàng Metropolitan (Mỹ), cổ vật này đã được định giá và bảo hiểm trị giá hàng triệu USD. Bảo tàng An Giang đang sở hữu đầu tượng thần Brahma cổ có giá trị lớn trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa cổ xưa và 2 Linga-yoni của Vương quốc Phù Nam. Khi đi triển lãm ở Bảo tàng Metropolitan (Mỹ), cổ vật này đã được định giá và bảo hiểm trị giá hàng triệu USD.

Tượng thần brahma được tìm thấy ở đâu

Đầu tượng thần Brahma độc bản ở Bảo tàng An Giang

Vào thập niên 80, đầu tượng cổ trên được tìm thấy ở xã Vọng Thê (Thoại Sơn). Tượng chỉ còn lại phần đầu, chất liệu bằng đá sa thạch, niên đại thế kỷ thứ V, chiều cao 37,5 cm, rộng vai 22,9 cm, được định giá 2 triệu USD. Bên cạnh đó, tại xã Vọng Thê cũng tìm được 2 Linga-yoni- hiện vật cực kỳ quý hiếm của Vương quốc Phù Nam xưa. Theo các nhà khảo cổ, cả hai vật đều làm bằng chất liệu thạch anh, niên đại từ thế kỷ V-VII, trong đó, 1 Linga-yoni có kích thước 0,18 x 0,42 cm, dày 0,1 cm;Linga-yoni còn lại kích thước 0,19 x 0,38 cm, dày 0,11 cm (trị giá 500.000 USD/cái). Giám đốc Bảo tàng An Giang Bùi Thị Thúy cho biết, đầu tượng thần Brahma này là hiện vật độc bản, chưa thấy bảo tàng nào trong nước sở hữu.

Theo ÁNH NGUYÊN
nguồn tintucmientay.com.vn

Brahma (tiếng Phạn: ब्रह्मा, chuyển tự Brahmā) được gọi là "Đấng sáng tạo" trong Trimurti, ba vị thần tối cao bao gồm Vishnu và Shiva.[1][2][3] Ông còn được gọi là Svayambhu (n.đ tự sinh)[4] và gắn liền với sự sáng tạo, tri thức và kinh Vệ đà.[5][6][7][8] Brahma được nhắc đến nhiều trong các truyền thuyết về sự sáng tạo, mặc dù có nhiều phiên bản khác nhau. Trong vài trang kinh Puranas, ông đã tự tạo ra mình trong một quả trứng vàng được gọi là Hiranyagarbha.

Tượng thần brahma được tìm thấy ở đâu
Brahma

Thần Sáng thế, kiến thức và kinh Vệ Đà; Đấng tạo lập Vũ trụ

Thành viên của Trimurti

Brahma 4 đầu, 4 tay đang cưỡi chim Hamsa

Tên gọi khácSvayambhu, Virinchi, PrajapatiDevanagariब्रह्माChuyển tự tiếng PhạnbrahmāLiên hệTrideva, DevaNơi ngự trịSatyaloka hay BrahmalokaChân ngônॐ वेदात्मनाय विद्महे हिरण्यगर्भाय धीमही तन्नो ब्रह्मा प्रचोदयात् ।।
Oṃ vedātmanāya vidmahe hiraṇyagarbhāya dhīmahī tan no brahmā pracodayātVũ khíBrahmastra, Brahmashirsha astra, Brahmanda astraBiểu tượngHoa sen, Vệ đà, japamala và kamandaluVật cưỡiHamsa (thiên nga hoặc sếu)Lễ hộiKartik Purnima, Srivari BrahmotsavamThông tin cá nhânPhối ngẫuSaraswatiCon cáiNhững đứa con sinh ra từ trí óc bao gồm Agni, Angiras, Atri, Bhrigu, Chitragupta, Daksha, Himavan, Jambavan, Kama, Kratu, Kumaras, Marichi, Narada, Pulaha, Pulastya, Rudra, Shatarupa, Svayambhuva Manu và Vashishtha

Brahma thường được đồng nhất với thần Vệ Đà Prajapati.[9] Trong thời kỳ hậu Vệ Đà, Brahma là một vị thần nổi bật và giáo phái của ông đã tồn tại; tuy nhiên, đến thế kỷ VII, ông thường xuyên bị xuyên tạc và mất đi ý nghĩa. Ông cũng bị lu mờ trước các vị thần lớn khác như Vishnu, Shiva và Devi.[10] Cùng với các thần Hindu khác như vậy, Brahma đôi khi được xem như một hình thức (saguna) của đại ngã vô hình (nirguna), thực tại siêu hình cuối cùng trong Ấn Độ giáo Vedanta.[2][9]

Theo lời kể của Vaishnava về sự sáng tạo, Brahma được sinh ra trong một bông sen, hiện ra từ rốn của thần Vishnu. Các giáo phái Shaivism tin rằng ông được sinh ra từ Shiva hay bộ phận của thần, trong khi môn phái Shakism tập trung vào nữ thần nói rằng Devi đã tạo ra vũ trụ, bao gồm cả Brahma.[11][12][13]

Brahma thường được miêu tả là một người đàn ông có bộ râu màu đỏ hoặc vàng, có bốn đầu và hai tay. Bốn đầu của ông tượng trưng cho bốn Vệ đà và được chỉ về bốn hướng chính. Ông đang ngồi trên hoa sen và vahana (vật cưỡi) là hamsa (thiên nga, ngỗng hoặc hạc). Nữ thần Saraswati thường được xem là vợ của Brahma và bà đại diện cho năng lượng sáng tạo (shakti) của ông cũng như kiến thức mà ông sở hữu. Theo kinh văn, Brahma đã tạo ra những đứa con từ tâm trí của mình và do đó, chúng được gọi là Manasputra.[14][15]

Trong Ấn Độ giáo thời nay, Brahma không được thờ cúng phổ biến và có tầm quan trọng thấp hơn các thành viên khác của Trimurti. Brahma được tôn kính trong các văn bản cổ, nhưng hiếm khi được tôn thờ như một vị thần chính ở Ấn Độ.[16] Rất ít ngôi đền thờ ông tồn tại ở Ấn Độ, nổi tiếng nhất là đền Brahma, Pushkar ở Rajasthan.[17] Các đền thờ Brahma tìm được bên ngoài Ấn Độ, ví dụ: đền Erawan ở Bangkok.[18]

Nguồn gốc của thuật ngữ brahmā không rõ ràng, một phần do vài từ liên quan tìm ra trong văn học Vệ đà, chẳng hạn như brahman cho 'Thực tại tối thượng' và brāhmaṇa cho 'linh mục'. Một sự khác biệt giữa khái niệm tâm linh của brahman và thần Brahmā trước đây là một khái niệm siêu hình trừu tượng không có giới tính trong Hindu giáo.[19] Trong lúc khái niệm về sau là một trong nhiều vị thần nam tính trong truyền thống Hindu giáo.[20] Khái niệm tâm linh của brahman khá lâu đời và một số học giả gợi ý rằng vị thần Brahma có thể đã xuất hiện như một biểu tượng nhân cách hóa và hữu hình của brahman nguyên lý vũ trụ vô nhân cách.[21] Sự tồn tại của một vị thần riêng biệt tên là Brahma được chứng minh trong văn bản thời cuối Vệ Đà.[21]

Về mặt ngữ pháp, gốc danh từ brahma- có hai hình thức khác nhau: danh từ trung tính Brahman, dạng số ít danh cách là brahma (ब्रह्म); và danh từ nam tính brahmán, có dạng số ít danh cách là brahmā (ब्रह्मा). Dạng trung tính trước đây có ý nghĩa khái quát và trừu tượng [22] trong khi dạng sau, dạng nam tính được dùng làm tên riêng cho vị thần Brahma.

Ông thường được miêu tả trong một chiếc áo màu đỏ. Brahmā có bốn đầu, bốn gương mặt, và bốn cánh tay. Với mỗi đầu, ông đọc một trong bốn phần của kinh Vệ-đà. Ông thường được miêu tả với râu màu trắng (chủ yếu ở miền bắc Ấn Độ), điều này thể hiện sự tốn tại vĩnh cửu của ông. Không giống như nhiều vị thần Hindu khác, Brahmā không mang bất kì vũ khí nào trong tay. Một tay ông cầm vương trượng. Tay còn lại ông cầm quyển sách. Brahmā cũng cầm một chuỗi tràng hạt được gọi là 'akṣamālā' (nghĩa là "tràng hạt của những con mắt"), đây là vật được ông dùng để tính thời gian của vũ trụ. Tay còn lại của ông cầm kinh Vedas.

Các biểu tượng:

  • Bốn gương mặt – Bốn phần của kinh Vệ-đà (Ṛig, Sāma, Yajur and Atharva).
  • Bốn cánh tay – Bốn cánh tay của Brahmā đại diện cho bốn hướng: đông, tây, nam, bắc

Bàn tay phải phía sau biểu thị cho tâm trí, bàn tay trái phía sau biểu thị cho trí tuệ, tay phải phía trước là bản ngã và bàn tay trái phía trước là sự tự trọng.

  • Chuỗi tràng hạt – Biểu tượng cho vật chất trong quá trình sáng tạo nên vũ trụ.
  • Kinh sách – Sách biểu tượng cho sự thông tuệ.
  • Vàng – Vàng biểu tượng cho sự tích cực; gương mặt bằng vàng của Brahmā biểu thị quá trình tích cực của sự sáng thế.
  • Thiên nga – Thiên nga là biểu tượng của ân điển và sự sáng suốt. đây là phương tiện di chuyển của Brahmā (vāhana).
  • Vương miện – Vương miện của Brahmā biểu hiện quyền lực tối cao của thần.
  • Hoa sen – Hoa sen biểu tượng cho tự nhiên và các sinh thể sống trong toàn vũ trụ.
  • Râu – Râu của Brahmā có màu trắng hay đen biểu tượng cho sự khôn ngoan và sự sáng tạo vĩnh cửu.

  1. ^ White, David (2006). Kiss of the Yogini. University of Chicago Press. tr. 4, 29. ISBN 978-0226894843.
  2. ^ a b Jan Gonda (1969), The Hindu Trinity, Anthropos, Bd 63/64, H 1/2, pages 212-226
  3. ^ Jan Gonda (1969), The Hindu Trinity, Anthropos, Bd 63/64, H 1/2, pages 218-219
  4. ^ Hiltebeitel, Alf (1999). Rethinking India's Oral and Classical Epics. University of Chicago Press. tr. 292. ISBN 978-0226340517.
  5. ^ N.A (1960). THE VAYU PURANA PART. 1. MOTILAL BANARSIDASS PUBLISHERS PVT. LTD, DELHI. tr. 174 (26.31).
  6. ^ Coulter, Charles Russell; Turner, Patricia (2013). Encyclopedia of Ancient Deities. Routledge. tr. 240. ISBN 978-1-135-96397-2., Quote: "Brahma, a creator god, received the basics of his mythological history from Purusha. During the Brahmanic period, the Hindu Trimurti was represented by Brahma with his attribute of creation, Shiva with his attribute of destruction and Vishnu with his attribute of preservation."
  7. ^ Sullivan, Bruce (1999). Seer of the Fifth Veda: Kr̥ṣṇa Dvaipāyana Vyāsa in the Mahābhārata. Motilal Banarsidass. tr. 85–86. ISBN 978-8120816763.
  8. ^ Holdrege, Barbara (2012). Veda and Torah: Transcending the Textuality of Scripture. State University of New York Press. tr. 88–89. ISBN 978-1438406954.
  9. ^ a b Leeming, David (2009). Creation Myths of the World (ấn bản 2). tr. 146. ISBN 978-1598841749.; David Leeming (2005), The Oxford Companion to World Mythology, Oxford University Press, ISBN 978-0195156690, page 54, Quote: "Especially in the Vedanta Hindu Philosophy, Brahman is the Absolute. In the Upanishads, Brahman becomes the eternal first cause, present everywhere and nowhere, always and never. Brahman can be incarnated in Brahma, in Vishnu, in Shiva. To put it another way, everything that is, owes its existence to Brahman. In this sense, Hinduism is ultimately monotheistic or monistic, all gods being aspects of Brahman"; Also see pages 183-184, Quote: "Prajapati, himself the source of creator god Brahma – in a sense, a personification of Brahman (...) Moksha, the connection between the transcendental absolute Brahman and the inner absolute Atman."
  10. ^ Dalal, Roshen (2010). Hinduism: An Alphabetical Guide (bằng tiếng Anh). Penguin Books India. tr. 78–79. ISBN 978-0-14-341421-6.
  11. ^ Achuthananda, Swami (ngày 27 tháng 8 năm 2018). The Ascent of Vishnu and the Fall of Brahma (bằng tiếng Anh). Relianz Communications Pty Ltd. ISBN 978-0-9757883-3-2.
  12. ^ Kramrisch, Stella (1994). The Presence of Siva. Princeton University Press. tr. 205–206. ISBN 978-0691019307.
  13. ^ Pattanaik, Devdutt (tháng 9 năm 2000). The Goddess in India:The Five Faces of the Eternal Feminine (bằng tiếng Anh). Inner Traditions / Bear & Co. ISBN 978-0-89281-807-5.
  14. ^ Dalal, Roshen (ngày 18 tháng 4 năm 2014). The Religions of India: A Concise Guide to Nine Major Faiths (bằng tiếng Anh). Penguin UK. ISBN 9788184753967.
  15. ^ Charles Coulter and Patricia Turner (2000), Encyclopedia of Ancient Deities, Routledge, ISBN 978-0786403172, page 258, Quote: "When Brahma is acknowledged as the supreme god, it was said that Kama sprang from his heart."
  16. ^ Morris, Brian (2005). Religion and Anthropology: A Critical Introduction. Cambridge University Press. tr. 123. ISBN 978-0521852418.
  17. ^ Charkravarti, SS (2001). Hinduism, a Way of Life. Motilal Banarsidass. tr. 15. ISBN 978-8120808997.
  18. ^ London, Ellen (2008). Thailand Condensed: 2,000 Years of History & Culture. Marshall Cavendish. tr. 74. ISBN 978-9812615206.
  19. ^ James Lochtefeld, Brahman, The Illustrated Encyclopedia of Hinduism, Vol. 1: A–M, Rosen Publishing. ISBN 978-0823931798, page 122
  20. ^ James Lochtefeld, Brahma, The Illustrated Encyclopedia of Hinduism, Vol. 1: A–M, Rosen Publishing. ISBN 978-0823931798, page 119
  21. ^ a b Bruce Sullivan (1999), Seer of the Fifth Veda, Motilal Banarsidass, ISBN 978-8120816763, pages 82-83
  22. ^ Gopal, Madan (1990). K.S. Gautam (biên tập). India through the ages. Publication Division, Ministry of Information and Broadcasting, Government of India. tr. 79.

  • Brahma at Encyclopædia Britannica
  • Hinduism - Brahma And The Trimurti
  • Hindu Brahma in Thai Literature - Maneepin Phromsuthirak

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Brahma&oldid=67166872”