Tuyển dụng như thế nào

Bản mô tả công việc

Phòng Kinh Doanh

Phòng Marketing (Brand)

Phòng Marketing (Agency)

Phòng PR

Phòng Chăm Sóc Khách Hàng

Phòng Nhân Sự

Phòng Kế Toán - Kiểm Toán

Phòng Quản Lý Hành Chính

Phòng Sản Xuất

Nhân viên tuyển dụng (Agency) còn được hiểu như một Headhunter là người phối hợp trực tiếp với quản lý nhân sự để tìm ra nhu cầu tuyển dụng của khách hàng doanh nghiệp, lựa chọn, sàng lọc hồ sơ ứng viên, giới thiệu và theo dõi ứng viên trong suốt quá trình làm việc.

  • Tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng cả khách hàng là doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân sự cho các vị trí cần thiết.
  • Gửi Email thông tin chi tiết việc làm cho Pool ứng viên phù hợp. Gửi kèm Follow-Up nếu cần thiết cho các ứng viên tiềm năng.
  • Sàng lọc hồ sơ các ứng viên đủ tiêu chí, phù hợp.
  • Tham gia các nhóm xã hội, diễn đàn, các hội nhóm, tổ chức và thiết lập mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng cho từng ngành nghề. Tham gia các hội chợ nghề nghiệp, sự kiện có nhân lực đáp ứng vị trí cần tìm kiếm tham gia.
  • Quảng cáo ví trí tuyển dụng ra bên ngoài. Liên hệ hỗ trợ, giới thiệu ứng viên từ mạng lưới Network của bản thân, của động nghiệp cũ, …
  • Quản lý, lưu trữ, sắp xếp Pool ứng viên tài năng và các mối quan hệ của ngành nghề mình phụ trách / phụ trách đa ngành.
  • Tìm kiếm, sử dụng và đề xuất các công cụ hỗ trợ cho việc tuyển dụng nhân sự.
  • Đo lường hiệu quả tuyển dụng, các chỉ số hiệu quả của việc Headhunt.
  • Theo dõi và đo lường hiệu quả của ứng viên từ quá trình thử việc cho tới suốt quá trình làm việc trong doanh nghiệp.

  • Tổng số CV / đợt tuyển dụng
  • Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu
  • Chỉ số hiệu quả quảng cáo tuyển dụng
  • Thời gian để tuyển nhân viên
  • % ứng viên / phí tuyển dụng
  • Chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng

  • Tốt nghiệp các ngành liên quan đến Con người, Tâm lý, Nhân sự hay các ngành liên quan.
  • Có kinh nghiệm 1 năm làm công việc của Headhunter hay Chuyên viên tuyển dụng của các doanh nghiệp. Lưu ý ghi rõ vị trí trong hồ sơ đối với các vị trí tương tự.
  • Thành thạo các kênh tìm kiếm ứng viên. Có Networking tốt là một lợi thế.
  • Chủ động liên lạc và tiếp cận ứng viên qua các kênh Email, SMS, 1-1 Personal Meeting, Social Media.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ nghề Headhunt trong việc lưu trữ, quản lý và sắp xếp hồ sơ ứng viên, đánh giá, theo dõi năng lực ứng viên.
  • Có tính quyết đoán.
  • Có khả năng bao quát tốt.

  • Bạn thường tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của khách hàng theo cách nào? Bạn thích mình tự chủ động tìm hiểu điều này hơn hay đợi khi khách hàng thông báo?
  • Bạn có thể nêu cách bạn tổ chức danh sách liên lạc của mình được không (Email, số điện thoại, tin nhắn, …)? Bạn có sử dụng công cụ hỗ trợ nào cho việc đó không? Hãy giới thiệu về cách sử dụng và công dụng của công cụ đó.
  • Bạn đã từng làm việc với Pool ứng viên lớn cỡ bao nhiêu người? Bao nhiêu người nằm trong các mối quan hệ cá nhân tốt với bạn? Bao nhiêu người biết tới bạn nhưng thường không quá thân thiết? Tỷ lệ tuyển dụng cho khách hàng trước đây của bạn là bao nhiêu? Bạn đã từng trải qua trường hợp “săn người” nào quá khó khăn chưa? Hãy kể về trường hợp đó.
  • Nếu bạn là một Headhunter mới ở lĩnh vực … thì bạn sẽ tìm nguồn ứng viên ở những kênh nào? Theo bạn thì kênh nào đem lại cho bạn và khách hàng những ứng viên chất lượng?
  • Nêu một số kênh tuyển dụng, một số trang mạng hoặc các nguồn ứng viên khác bạn đang tham gia để thu thập. Bạn có dự định gì về việc phát triển số lượng kênh không?
  • Bạn đã từng sử dụng quảng cáo trong việc thu thập Lead của ứng viên chưa? Bạn có thể cho biết 1 trải nghiệm sử dụng quảng cáo để tìm kiếm ứng viên được không? Theo bạn, mức độ hiệu quả của chiến dịch đó như thế nào?
  • Bạn sẽ theo dõi ứng viên của mình như thế nào? Bạn sử dụng phương pháp đánh giá nào để đánh giá năng lực của ứng viên? Bạn sử dụng công cụ gì để lưu trữ tất cả các dữ liệu mình có?

Bộ giải pháp quản trị nhân sự toàn diện dành cho Doanh Nghiệp. Ứng dụng những lý thuyết quản trị hiện đại vào xây dựng giải pháp nhân sự mang tính thực tiễn cao. Bộ giải pháp giúp Doanh Nghiệp từ những giải pháp cơ bản về quản trị thông tin nhân sự, chấm công Á tính lương cho đến các giải pháp quản trị mục tiêu, đánh giá và phát triển nhân sự.

Tuyển dụng là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng một công việc trong một tổ chức, công ty, hoặc một chương trình tự nguyện hay nhóm cộng đồng. Tại các công ty cỡ nhỏ, các lãnh đạo trực tiếp hoặc phòng nhân sự thường tham gia trực tiếp vào quá trình tuyển dụng. Trong khi đó, các công ty cỡ lớn có thể thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ quy trình tuyển dụng cho các đơn vị làm dịch vụ nhân sự.

Thị trường tuyển dụng có 4 dạng đơn vị như sau: chính công ty/tổ chức có nhu cầu tuyển dụng đứng ra tuyển dụng, đơn vị dịch vụ tuyển dụng bên ngoài, các website đăng tin và tìm kiếm công việc, dịch vụ tìm kiếm nhân lực quản lý hay "săn đầu người" và tuyển dụng " dành riêng cho việc tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp và quản lý cấp cao. Thường thì các công ty hay thuê ngoài việc tìm nguồn tuyển dụng, chọn lọc hồ sơ và phỏng vấn ban đầu để từ đó đi vào phỏng vấn chính thức tại đơn vị có nhu cầu tuyển dụng.

Bước khởi điểm đúng đắn nhất của tuyển dụng là thực hiện quá trình khảo sát công việc, để lập ra tài liệu mô tả về yêu cầu cho vị trí công việc hiện đang cần hoặc có dự định tuyển. Thông tin này được ghi nhận vào bản mô tả công việc và cung cấp cho quy trình tuyển dụng các mục tiêu và ranh giới của vị trí đó.[1] Thông thường, trong bản mô tả công việc sẽ liệt kê mục tiêu công việc, trách nhiệm chính, trách nhiệm phụ, quyền hạn và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cho một vị trí. Đây cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá thành tích trong quá trình làm việc. Các bản mô tả công việc cần phải được xem xét và điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với các thay đổi trong công việc của một người.

Tìm nguồn

Tìm nguồn là các công việc liên quan đến 1) quảng cáo, phần thường gặp của quy trình tuyển dụng, bao gồm một hay nhiều kênh thông tin qua các phương tiện đại chúng như báo chí, internet, tạp chí,... hoặc dựa vào thông tin của trung tâm việc làm, hội chợ việc làm,công ty dịch vụ nhân lực, v.v... và 2) nghiên cứu tuyển dụng, là những hành động chủ động của công ty để nhận diện và loại bỏ trước những ứng viên không phù hợp với vị trí tuyển dụng và đưa ra kết quả là danh sách những ứng viên còn lại để tiếp tục liên hệ và thực hiện bước sàng lọc và tuyển dụng chính thức.

Sàng lọc và tuyển dụng

Thực hiện đánh giá các kiến thức đã được đào tạo, kinh nghiệm làm việc thông qua lý lịch công tác và thư xin việc, phỏng vấn và làm các bài tập để đánh giá các kỹ năng, ví dụ như giao tiếp,xử lý vấn đề, kỹ năng sử dụng máy vi tính; và đánh giá thái độ thông qua buổi phỏng vấn và các tình huống khác nhau.

Ở một số quốc gia, việc đưa ra các yêu cầu công bằng trong tuyển dụng (như cấm phân biệt giới tính hoặc xu hướng giới tính, màu da, khuyết tật, tôn giáo...) là yêu cầu bắt buộc.

Khi tuyển dụng đại trà, các công ty cũng có thể sử dụng các bài trắc nghiệm hàng loạt hoặc các phần mềm có các bài kiểm tra để sàng lọc ứng viên.

Khi có kết quả tuyển dụng, dù đạt hay không đạt, các ứng viên cũng nên được thông báo về kết quả để duy trì quan hệ tốt đẹp giữa bên tuyển dụng và bên dự tuyển. Có thể lần khác ứng viên không đạt sẽ có công việc phù hợp tại một vị trí trong đợt tuyển dụng khác.

Hội nhập

"Hội nhập" là từ để mô tả giai đoạn giới thiệu và làm quen mà công ty thực hiện cho người mới được tuyển dụng. Một giai đoạn giới thiệu được thực hiện tốt sẽ giúp nhân viên mới tham gia vào công việc nhanh chóng và thực sự hội nhập được với môi trường làm việc mới. Việc này có thể được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1 tuần đầu đến 6 tháng sau khi gia nhập. Không chỉ thực hiện đối với nhân viên mới, đôi khi các công ty vẫn có các chương trình giới thiệu lại thông tin của công ty về các thành tích đạt được, các thay đổi trong kinh doanh... nhằm mục đích giữ gìn các nhân viên đang làm việc.

Dịch vụ tuyển dụng

Bên cạnh việc tuyển dụng được thực hiện bởi chính bản thân công ty, hiện nay, các công ty lớn có khuynh hướng tìm đến các dịch vụ tuyển dụng nhằm giúp cho quá trình tìm kiếm nhân viên được diễn ra nhanh hơn và đạt kết quả tốt hơn. Dịch vu tuyển dụng của các công ty nhân sự thường hỗ trợ các công ty tìm đúng người có khả năng cho vị trí tuyển dụng.

  • Nguồn nhân lực
  • Quản trị nguồn nhân lực

  1. ^ “Recruiting Employees - The Do It Yourself Essentials”. Staffing and Recruiting Essentials. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tuyển_dụng&oldid=64027328”

Video liên quan

Chủ đề